TÔNG HUẤN “NIỀM VUI PHÚC ÂM” VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

Tông huấn « Evangelii gaudium » có một chiều kích truyền giáo vốn phát xuất từ đặc tính quy Kitô của nó. Toàn thể Giáo Hội được Đức Giáo hoàng mời gọi có can đảm truyền giáo và vượt qua những trơ ì và bối rối vốn làm cho nó tê liệt. Điều đó cũng đúng đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đức Gioan-Phaolô II đã từng viết, trong thông điệp « Bách chu niên », rằng học thuyết này có một khía cạnh « cụ thể » và « thực nghiệm » và ngài đã mời gọi tất cả các tín hữu can đảm nhập cuộc, bằng cách hòa nhập vào dòng chảy to lớn của những ai vốn, từ muôn đời trong Giáo Hội, đã dấn thân vì công ích của các anh em mình.

TÔNG HUẤN “NIỀM VUI PHÚC ÂM” VÀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI

«Niềm vui Phúc Âm» là một Tông huấn «quy Kitô » vì «niềm vui» mà Đức Phanxicô nói đến «không phải là một tình cảm tâm lý chung ; đó là niềm vui của ánh sáng mà niềm tin vào Chúa Kitô chiếu giãi trên toàn bộ cuộc sống, cá nhân, gia đình, cộng đoàn và xã hội », Đức cha Crepaldi nhận xét như thế. Dưới đây là một vài soi sáng của Đức Cha giúp đọc Tông huấn này.

***

«Tông huấn « Evangelii gaudium » trình bày nhiều khía cạnh có liên hệ, trực tiếp hay gián tiếp, với học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đối với cuộc sống Kitô hữu, bản văn được đánh dấu bởi đặc tính trọng tâm của cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu-Kitô, Đấng cứu độ và giàu lòng thương xót. « Niềm vui » mà Đức Phanxicô nói đến « không phải là một tình cảm tâm lý chung chung; đó là niềm vui của người đã biết đến sự tái sinh, niềm vui ơn cứu độ được gặp gỡ và cảm nghiệm trong đời sống ân sủng, niềm vui của lòng thương xót vốn tha thứ các tội lỗi của ta và, nếu ta muốn, niềm vui của ánh sáng mà niềm tin vào Chúa Giêsu-Kitô chiếu giãi trên toàn bộ cuộc sống của chúng ta, cá nhân, gia đình, cộng đoàn và xã hội. Đó là một Tông huấn « quy Kitô » bởi vì chính dưới ánh sáng của Chúa Kitô mà toàn thể công trình tạo dựng, Giáo Hội, nhân loại và lịch sử được soi sáng.

Chiều kích quy Kitô này là rất quan trọng đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội mà, như Đức Gioan-Phaolô II đã dạy chúng ta, vốn là « việc loan báo Chúa Kitô trong các thực tại trần thế ». Việc loan báo phải được thực hiện cách vui tươi bởi vì nó có nguồn gốc nơi một tiếng « xin vâng » vốn trổi vượt mọi quan sát phê bình các điều kiện xã hội hôm nay. Từ nguyên thủy, có lời loan báo ơn cứu độ, lòng thương xót và công lý.

Đức Giáo hoàng thường quy chiếu đến cuốn Tóm Lược học thuyết xã hội của Giáo Hội, mà có lẽ được dùng ở Châu Mỹ Latinh hơn là ở Châu Âu. Cũng trong cuốn này, lúc ban đầu, có kế hoạch tình yêu của Thiên Chúa cho con người, Đấng đổ đầy nó niềm vui và thúc đẩy nó đi ra để đến với người khác và chia sẻ niềm vui này với họ. Vấn đề là không đánh giá thấp bình diện đạo đức của các vấn đề xã hội, nhưng là nâng cao nó. Luật mới của tình yêu không xóa bỏ luật cũ, nhưng nó nâng cao và thanh tẩy luật cũ.

Chương IV đề cập vấn đề « chiều kích xã hội của việc Phúc Âm hóa », với một sự đào sâu kiểu nói nổi tiếng « chọn lựa ưu tiên cho người nghèo ». Đức Giáo hoàng không nói về tình yêu của Chúa Giêsu cho người bé nhỏ, nhưng là thái độ của các tín hữu và của Giáo Hội đối với họ. Ở đây, việc sáp nhập người nghèo vào xã hội  trở thành hơn cả một chính sách xã hội. Đó là chính viễn ảnh của cuộc sống trong xã hội của chúng ta, vốn không ngừng nhắc cho chúng ta lý do tối hậu của cuộc sống cộng đồng chính trị. Ở đây được khơi lên tất cả suy tư của học thuyết xã hội  của Giáo Hội về tình liên đới và công ích, khởi từ quan điểm về nguời nghèo.

Cũng trong chương này, Đức Giáo hoàng cũng đào sâu khái niệm quan  trọng « hòa bình xã hội » : hòa bình ngoại giao giữa các quốc gia, hòa bình chính trị giữa các đảng phái, nhưng cả hòa bình xã hội giữa các giai cấp và các công dân. Về vấn đề này, bản văn chứa đựng những kích thích hữu ích mời gọi thế giới kinh tế và chính trị đặt lại ở trung tâm nhân vị và một công ích đích thực.

Sau cùng, Tông huấn « Evangelii gaudium » có một chiều kích truyền giáo vốn phát xuất từ đặc tính quy Kitô của nó. Toàn thể Giáo Hội được Đức Giáo hoàng mời gọi có can đảm truyền giáo và vượt qua những trơ ì và bối rối vốn làm cho nó tê liệt. Điều đó cũng đúng đối với học thuyết xã hội của Giáo Hội. Đức Gioan-Phaolô II đã từng viết, trong thông điệp « Bách chu niên », rằng học thuyết này có một khía cạnh « cụ thể » và « thực nghiệm » và ngài đã mời gọi tất cả các tín hữu can đảm nhập cuộc, bằng cách hòa nhập vào dòng chảy to lớn của những ai vốn, từ muôn đời trong Giáo Hội, đã dấn thân vì công ích của các anh em mình. Ra khỏi chính mình để truyền giáo không muốn nói rằng cần phải ra khỏi «các nhà thờ» cũng không phải bỏ giáo lý và đời sống bí tích. Đối với Đức Giáo hoàng Phanxicô, điều đó muốn nói để mình đuợc dẫn dắt bởi điều cốt lõi và, trong đời sống Kitô hữu, điều cốt lõi phải được trao ban cho mọi người ».

Tý Linh chuyển ngữ

theo ZENIT