Vai trò cho phụ nữ trong Giáo hội

Đức Thánh cha Phanxicô, trong khi bác bỏ khả năng phong chức cho phụ nữ, đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 9 trên tạp chí Dòng Tên America rằng thách thức của chúng ta ngày nay là “suy nghĩ về vị trí cụ thể của phụ nữ cũng trong những vị trí đó quyền của Giáo hội được thực thi. …”. Gần đây Đức Thánh cha còn nói phụ nữ “quan trọng hơn” giám mục và linh mục, giống như Đức Mẹ quan trọng hơn các tông đồ...

Nếu phụ nữ không thể làm linh mục, thì có thể làm gì?

Đức Thánh cha muốn tăng thêm vai trò cho phụ nữ trong Giáo hội. Làm thế nào mới có thể đạt được điều này?

phunu.jpgVai trò phụ nữ trong GH?...  

Giáo xứ nơi tôi lớn lên, giống như nhiều nhà thờ Công giáo trước đó, có hai trung tâm quyền lực. Trước hết và rõ ràng nhất là chính linh mục quản xứ: cha Henkel ở đây rất lâu, phục vụ giáo xứ chúng tôi từ khi tôi ra đời cho đến khi ngài “nghỉ hưu” khi tôi học đại học năm hai, và chúng tôi đã mai táng ngài. Thứ hai là thư ký hội đồng giáo xứ, bà Larison. Bà phục vụ giáo xứ chúng tôi hai thập niên không chỉ là người quản lý giỏi mà còn là người có ảnh hưởng tiết chế khi tính gắt gỏng của cha Henkel nổi lên, thường liên quan đến các thiếu nhi ngang bướng trong Thánh lễ.

 

Không biết bao nhiều lần bà Larison làm giáo dân và phụ huynh trong trường giáo xứ nguôi giận trong vai trò tiếp khách trong giáo xứ chúng tôi. Thẩm quyền của bà Larison trong giáo xứ chỉ có thế, dĩ nhiên giới hạn ở khả năng thuyết phục và thỉnh thoảng là hạn chế tổn hại. Đó là sự giới hạn mà phụ nữ làm việc trong các giáo xứ và giáo phận vẫn còn gặp phải mặc dù có một số người đảm nhận những việc nặng hơn trong sứ vụ mục vụ.


Ngay cả Đức Thánh cha Phanxicô, trong khi bác bỏ khả năng phong chức cho phụ nữ, đã thừa nhận trong cuộc phỏng vấn hồi tháng 9 trên tạp chí dòng Tên America rằng thách thức của chúng ta ngày nay là “suy nghĩ về vị trí cụ thể của phụ nữ và cũng trong những vị trí đó quyền của Giáo hội được thực thi. …”. Gần đây Đức Thánh cha còn nói phụ nữ “quan trọng hơn” giám mục và linh mục, giống như Đức Mẹ quan trọng hơn các tông đồ, nhưng ngài chỉ dừng lại ở đó.

Vấn đề đó là từ khi Đức Thánh cha Gioan Phaolô II tuyên bố năm 1994 rằng Giáo hội không có quyền phong chức linh mục cho phụ nữ và cấm thảo luận thêm về chủ đề này, ít có chuyển biến về những vai trò khác của phụ nữ trong Giáo hội. Cơ hội dẫn đến phong chức nhỏ đến độ Đức Hồng y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về xúc tiến sự hiệp nhất Kitô hữu, nói hồi tháng chín rằng “cần thẩm quyền của cả một Hội đồng mới bắt đầu lại cuộc thảo luận này”, theo tờ Tablet của Anh. Trong khi nhiều người hy vọng phụ nữ sẽ được tấn phong phó tế, Đức Hồng y Koch nói thêm “khó mà tưởng tượng được khi phong chức phó tế cho phụ nữ mà lại không tấn phong linh mục và giám mục cho họ”.


Chúng ta không thể mong có được hội đồng đại kết sớm, nhưng chúng ta vẫn có thể hy vọng có biến chuyển về vấn đề phụ nữ nắm quyền lãnh đạo nhưng không so sánh tất cả các phụ nữ với Đức Mẹ được, dù có ý định tốt đến đâu đi nữa. Vì thực thi quyền hành chính thức của Giáo hội, chẳng hạn như quyền quản xứ, vẫn còn bị ràng buộc vào việc phong chức theo giáo luật, và phụ nữ không thể được phong chức, lựa chọn duy nhất để họ tham gia nhiều hơn vào vai trò lãnh đạo Giáo hội là tháo gỡ nút thắt pháp lý.


Nhóm phụ nữ trung thành làm việc trong Giáo hội của Bà Larison giờ đây đã nhường lại cho những phụ nữ làm lãnh đạo giáo xứ (mặc dù không có tước hiệu “mục tử”), chưởng ấn giáo phận, và chủ tịch ban giáo dục tôn giáo. Thay đổi hay làm rõ luật cho phép phụ nữ nắm giữ các chức vụ có quyền mục vụ để thi hành quyền đó hợp giáo luật – như bổ nhiệm nữ giáo dân làm quản xứ giáo xứ theo giáo luật – sẽ là một bước hướng tới công nhận sứ vụ của phụ nữ trong Giáo hội.
 

UCAN / Bryan ConesUS Catholic