Có phải truyền thống và sự phát triển xung khắc lẫn nhau?

Công bằng mà nói có lẽ phần lớn các thành phần trên thế giới là giáo dân đặc biệt là phụ nữ thực sự đóng góp nhiều cho đời sống Giáo hội và chính việc phục vụ này từ việc phúc âm hóa và dạy giáo lý đến việc quản trị , y tế, và các mạng lưới về an sinh giáo dục.

Có phải truyền thống và sự phát triển xung khắc lẫn nhau?

Giáo dân là những người lãnh đạo chủ chốt trong các giáo phận; tại sao Vatican lại không?

Giáo hội Công giáo lần nữa đang thay đổi. Hôm 22 tháng 11, một cuộc họp ở Rôma kết thúc và cùng đi đến thống nhất với nhau rằng về mặt pháp lý thì những nhà lãnh đạo của Giáo hội Đông Phương và  Giáo hội Rôma độc lập với nhau, nhưng về mặt đức tin và luân lý thì không tách rời.

Một trong các đề tài được thảo luận khi các nhà lãnh đạo của các Giáo hội từ Trung Đông, Ấn Độ và Đông Âu gặp Đức Thánh Cha là mô hình đặc trưng về quản trị của họ – các thượng hội đồng.

Các đề tài của Đức Thánh Cha trước và trong hội nghị đều nói về việc tái thiết Giáo hội Công giáo đó là việc quản trị Giáo hội. Thật là quá sớm để khẳng định rằng đó là những gì mà Đức Thánh Cha mang trong tâm trí, vì chính bản thân ngài đã không nói ra điều đó cách rõ ràng.

Về các hình thức thì như thế, nhưng tất cả chúng ta đều có chung suy nghĩ liệu rằng các hình thức đó có thể đi đến đâu. Thượng hội đồng được công bố cho năm 2014 có đồng nghĩa với việc ngài sẽ thay đổi cách điều hành trong Giáo hội hay không? Điều đó có thể, nhưng sự thực thì ngài đã không nói như vậy.

Ngài muốn thu hẹp sự quản trị trong Giáo hội và giảm bớt sự điều hành mà các văn phòng Vatican đã thực hiện trên các Giáo phận và các Giáo hội địa phương là không đề cao vai trò trung tâm của Giáo hoàng trong Giáo hội.

Cách mà Đức Thánh Cha thích về việc phát triển sự cộng tác trong việc quản trị Giáo hội là một điều đã có từ xưa, nhưng lại ít được sử dụng trong Giáo hội Công giáo như nó là, mà thực ra khí cụ thông thường của việc quản trị trong các giáo phái kitô giáo khác, giữa các Giáo hội Chính Thống, trong các nghi lễ và các thượng phụ vẫn còn trong sự hiệp thông với Rôma: các thượng hội đồng. Điều đó sẽ mang lại những kết quả có lợi cho Công giáo La-mã chăng?

Ở Châu Á, tại Ấn Độ các nghi thức Syro-Malabar và Syro-Malankara là tự quản, trong sự hiệp thông với Rôma (những người lãnh đạo của họ là các hồng y) và có các thượng hội đồng như là thẩm quyền tối thượng trong quản trị Giáo hội. Những nhà quản trị này có thể làm việc tại các tầng lớp địa phương để chỉ dẫn các vấn đề cấp bách hơn là chờ đợi để xem những gì Rôma có thể phải nói.

Nhưng trong các cuộc họp này thường là các giáo sĩ, phần lớn các giáo dân không được tham dự.

Đức Phan-xi-cô đã lên lịch cách khác thường (bởi vì nó không phải cố định theo chu kỳ 3 năm) thượng hội đồng các giám mục về hôn nhân, gia đình và ly hôn vào tháng 10 năm 2014 và đã được thông báo khi mong muốn một số hình thức điều hành liên tục của thượng hội đồng để cho ngài tham khảo cách thường xuyên.

Chuẩn bị cho thượng hội đồng này, chính các nhà tổ chức đã đưa ra một đề tài mới là bản câu hỏi về các chủ đề nóng bỏng xung quanh vấn đề hôn nhân: như ly hôn, kết hôn đồng tính, biện pháp ngừa thai và các bối cảnh dân sự (đón nhận hay bác bỏ) mà các cặp hôn nhân Công giáo đang thực hành.

Vấn đề về bản câu hỏi đó dường như là một trong những khí cụ được chuẩn bị bởi một ủy ban đa quan điểm, tìm kiếm những câu trả lời từ nhiều nhóm khác nhau (các giám mục, những người đã kết hôn, giáo sĩ, những người làm trong  việc chuẩn bị và giáo dục hôn nhân, các nhà phân tích chính trị) mà không nhắm nhiều vào thành quả của việc khảo sát này. Vẫn còn nhiều nhóm trong Giáo hội – các giáo phận, các nhà xuất bản và các giáo xứ địa phương – đã cố gắng hết mình làm một điều gì đó trong dịp này.

Linh mục Michael Kelly

 

Đây là bước chính hướng về việc lấy ý kiến đang diễn ra, mặc dù khó khăn để xác định ai là người được hỏi và những chuyên gia được yêu cầu để cung cấp thông tin hữu ích. Điều này phải bao gồm cả giáo dân – theo truyền thống kết hôn khác giới hay là không – và đây là điều xứng đáng và là một bước tiến nổi bật.

Tuy nhiên, một vấn đề căn bản vẫn còn trong tiến trình đó.  Những gì để trở thành thông tin thì chưa rõ ràng, như ở Ấn Độ, với thượng hội đồng các giám mục, các cuộc họp này là những việc đặc biệt. Bạn phải là nam giới, giáo sĩ và thực sự là một giám mục mới được tham dự.

Vấn đề đó là khá phổ biến trong quản trị Giáo hội. Ví dụ, đa số các văn phòng Vatican có những ủy ban hay “các dòng tu” để cho lời khuyên theo các cách vận hành của họ. Nhưng chỉ các thành viên chính thức của những tổ chức này là các giám mục Công giáo và các người lãnh đạo Vatican.

Làm sao những việc điều hành của Vatican được suy xét và sẽ là chủ đề về cách tiếp cận hoàn toàn mới này được thực hiện ngày bây giờ, như báo cáo của Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiage, Tegucigalpa, Hondunras, khi ngài công bố hồi tháng 10 rằng những nguyên tắc điều hành hiện thời nơi các văn phòng Vatican được cải tổ.

Cũng thế, việc tham khảo ý kiến các nhóm giáo dân, đặc biệt là phụ nữ đang được tiến hành, điều này nhằm để tìm ra các cách thức cho giáo dân và phụ nữ để đón nhận những vị trí quản trị quan trọng trong các văn phòng ở Vatican.
Dĩ nhiên, không có gì bất ổn với một giám mục. Nhưng một hệ thống đã xây dựng để cung cấp các vị trí lãnh được nắm giữ bởi các giám mục trở thành một mô hình quản trị theo kiểu quý tộc mà nhiều nước, không phải tất cả (Trung Quốc và Việt 
Nam) đã loại bỏ từ lâu.

Mâu thuẫn đã cho thấy cách nào đó những việc điều hành của “người đứng đầu” này khi so sánh với việc điều hành Giáo hội của nhiều thành phần khác là ngang nhau khi bạn nhìn vào nhiều Giáo hội địa phương, bao gồm những tất cả các Giáo hội ở Á Châu.

Công bằng mà nói có lẽ phần lớn các thành  phần trên thế giới là giáo dân đặc biệt là phụ nữ thực sự đóng góp nhiều cho đời sống Giáo hội và chính việc phục vụ này từ việc phúc âm hóa và dạy giáo lý  đến việc quản trị , y tế, và các mạng lưới về an sinh giáo dục.

Dường như quá rõ chúng ta chỉ mới ở bước khởi đầu của một ngày rất dài. Như hồng y Newman đã nhận thấy từ lâu rằng: “Sống là để thay đổi và để trở nên hoàn thiện thì phải thay đổi thường xuyên”. Và sau hết, việc lớn lên trong sự hoàn thiện hay một cái gì đó gần như thế thì đó là điều Giáo hội chờ mong, và thường khi đó thì đầy dẫy những mối căng thẳng.

(Linh mục Michael Kelly từ Bangkok, Thái Lan, UCAN 24.11.2013)

 Lm. Michael Kelly, giám đốc điều hành ucanews