Đức Giáo Hoàng: đức tin, ''sự'' trả lời cho thế giới trong sự khủng hoảng

Bởi vì sự thật của tình yêu, nó không phải là sự thật có thể bị áp buộc bởi một quyền lực; nó không phải là sự thật đè bẹp cá nhân. Vì được sinh ra bởi tình yêu, nó có thể thấm đẫm đến con tim, đến thâm tâm cá nhân của mỗi người. Rõ ràng, niềm tin không cố chập, nhưng lớn lên trong sự cùng tôn trọng hiện hữu với tha nhân. Những người tin có thể không tự phụ, ngược lại, sự thật dẫn đến khiêm nhường, từ đó những người tin biết rõ hơn rằng chính chúng ta đang tiến đến sự thật, nó là sự thật ôm ấp và sở hữu chúng ta.

Đức Giáo Hoàng: đức tin, ''sự'' trả lời cho thế giới trong sự khủng hoảng

Thông điệp “Ánh Sáng Đức Tin” (Lumen fidei), khởi đầu bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđictô về Năm Đức Tin. Đức tin không là một “ảo giác của ánh sáng”, nhưng là sự nhận biết tình yêu của Thiên Chúa trong lịch sử. “Bởi vì Thiên Chúa thì đáng tin cậy, đó là lý do để tin vào Ngài, để đặt niềm tin chắc chắn của chúng ta vào Lời của Ngài.” Đức tin được nối kết sự thật và tình yêu, là một “cách” cho những người không tin, “phục vụ lợi ích chung.”

Pope-Francis-Lumen-Fidei.jpg    

Đức tin là “sự” trả lời cho thế giới trong đó “sự thật” bị giảm sút vì những kiểm chứng khoa học, trong khi những thứ khác bị hạ thấp niềm tin cá nhân, trong đó không có chỗ cho chính sự thật, sự thật sẽ giải thích trọn vẹn cuộc sống của chúng ta như là các cá nhân và trong xã hội, bị xem là nghi ngờ. “Đức tin là “ánh sáng” khai mở cho chúng ta sự gặp gỡ nguồn gốc và một tình yêu “chắc chắn” của Thiên Chúa, đem lại ý nghĩa và sự tốt lành cho cuộc sống của chúng ta, nhờ đó, “có khả năng gia tăng phong phú về mối quan hệ con người, khả năng chịu đựng của họ, để tin tưởng, để làm phong phú cuộc sống của chúng ta với nhau.” Nó không lôi kéo chúng ta ra khỏi thế giới hay minh chứng không thích hợp với những quan tâm thực tế của những người nam và những người nữ trong thời đại của chúng ta. Nếu không có tình yêu thật sự tin cậy, không gì thật sự giữ những người nam và những người nữ nên một. Sự hiệp nhất của con người sẽ hiểu được chỉ trên cơ sở của ích lợi, trên những tính toán của xung đột ích lợi hay trên sợ hải, nhưng không trên ích lợi của cuộc sống chung, không trên niềm vui mà sự hiện diện đơn thuần của những người khác có thể trao ban.”   

Bởi vì đức tin là nét chủ đạo của “Ánh sáng đức tin” (Lumen fidei), thông điệp đầu tiên được ký bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô, nhưng là kết quả công trình của “bốn bàn tay” đó là “Đức Giáo Hoàng Bênêđictô khởi đầu” cho Năm Đức Tin. “Ngài trao nó cho tôi, một tài liệu rõ ràng. Ngài đã làm phần lớn của thông điệp” một tài liệu dài 93 trang ấn bảng bằng tiếng Ý, được chia làm bốn chương.

Khởi đầu với lời nhận xét: đức tin là một “một ánh sáng chiếu soi toàn bộ một cuộc hành trình” nhưng trong hiện đại, ánh sáng đó có thể được coi là đủ cho xã hội cũ, nhưng cảm thấy không được sử dụng cho thời đại mới, cho con người đến tuổi, tự hào về sự hợp lý của nó và lo lắng khám phá tương lai trong những cách thế mới”. Quả thật, đức tin sẽ là “một ảo giác của ánh sáng”, “một bước nhảy trong bóng tối, được thực hiện do sự thiếu ánh sáng, bị điều khiển bởi cảm giác mù lòa, hay như một ánh sáng chủ quan, có thể có khả năng làm ấm cõi lòng và mang lại sự an ủi cá nhân, nhưng không có gì có thể đề nghị cho người khác như một ánh sáng mục tiêu và chia sẻ mà chỉ đường.”

“Đó là một nhu cầu cấp bách, khi ấy, một lần nữa để thấy rằng đức tin là ánh sáng, một khi ngọn lửa đức tin biến đi, tất cả những ánh sáng khác bắt đầu lu mờ. Ánh sáng của đức tin là duy nhất, vì nó có khả năng chiếu soi mọi khía cạnh về sự hiện sinh của con người . (số 2) “Sự phục hồi bắt đầu từ Abraham, “người cha của niềm tin của chúng ta.” Ông đã nghe lời Thiên Chúa, đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa, Ông tin tưởng vào lời hứa của Thiên Chúa. Và “Lời của Chúa, trong khi mang lại sự mới và ngạc nhiện, không phải tất cả là xa lạ với kinh nghiệm của Abraham. Trong tiếng nói nói với ông, tổ phụ nhận ra tiếng gọi sâu xa luôn luôn hiện diện ngay trong cốt lỗi cuộc sống của ông (số 11).” “Thiên Chúa kêu gọi Abraham hoàn toàn tin tưởng mạc khải của chính Ngài là nguồn sự sống. Như vậy, đức tin được nối kết với tình phụ tử của Thiên Chúa, nguồn phát sinh mọi loài thụ tạo; Thiên Chúa kêu gọi Abraham là Đấng Tạo Hóa, Đấng “khiến những gì không có hóa có” (Rom 4:17), Đấng “chọn chúng ta trước khi tạo thành vũ trụ…và tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử là con của Ngài” (Eph 1:4-5) (số 11).”   

Vì vậy, Ahraham tin tưởng vào Thiên Chúa và “Đức Giêsu là một biểu lộ trọn vẹn sự tin cậy của Thiên Chúa” “cuộc sống của Đức Giêsu xuất hiện lúc này như là một điểm của sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa, một sự biểu lộ cao vời tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta.” “Nền văn hóa của chúng ta đã đánh mất khái niệm về sự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa và hoạt động của Ngài trong thế giới của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng Thiên Chúa được tìm thấy ở bên ngoài, trên một mức độ khác của sự thật, tách xa khỏi những mối quan hệ hằng ngày của chúng ta.

Nhưng nếu điều này đúng, nếu Thiên Chúa không thể hoạt động trong thế giới, tình yêu của Ngài sẽ không sẽ không thật sự mạnh mẽ, thật sự có thật.” (số 17) Sự Phục Sinh, tuy nhiên, làm cho Đức Giêsu thành một “nhân chứng đáng tin cậy” về hành động của Thiên Chúa trong lịch sử. Về điều này “chúng ta tin vào Đức Giêsu” và “chúng ta tin vào Đức Giêsu” tiếp đón Ngài. Nhờ đức tin, con người được cứu độ, bởi vì nó mở ra một Tình Yêu vốn đi trước nó và biến đổi nó từ bên trong. “Những người tin đến để nhìn thấy chính họ trong ánh sáng của đức tin mà họ tuyên xưng: Đức Kitô là tấm gương trong đó họ nhìn thấy chính hình ảnh của họ thật đầy đủ.

Và như Đức Kitô quy tụ trong chính Ngài tất cả mọi người tin và làm cho họ thành thân thể của Ngài, cho nên người Kitô hữu đến để thấy chính mình như là một chi thể của thân thể này, trong một mối liên hệ thiết yếu với tất cả những người tin. Hình ảnh của một thân thể không có ý là người tín hữu chỉ là một phần tử đơn giản trong một tổng thể vô danh, chỉ là một phần thứ yếu trong một cỗ máy vĩ đại; đúng hơn, hình ảnh này muốn nhấn mạnh đến sự hiệp nhất sinh động của Đức Kitô với các tín hữu, và của các tín hữu với nhau (Rom 12:4-5). Các Kitô hữu là “một” (Gal 3:28) nhưng không đánh mất đi cá tính riêng của chính mình; trong sự phục vụ tha nhân, họ bước vào trong chính họ ở một cấp độ cao nhất” (số 22)

Không có sự hiện diện của Thần Khí, không thể tuyên xưng Thiên Chúa. Vì vậy, “Đức tin là tính thiết yếu của Hội Thánh; nó được tuyên xưng từ bên trong thân thể của Đức Kitô như là một sự hiệp thông cụ thể của các tín hữu. Ngược lại, nền tảng của Hội Thánh là đức tin bắt đầu từ cá nhân người kitô hữu hướng đến tất cả những người khác.” (số 22). Như vậy, đức tin không phải là một việc riêng tư, một quan niệm cá nhân chủ nghĩa, một ý kiến bản thân.”

“Không có đức tin không có sự thật.” Sự liên kết gữa đức tin và sự thật bắt đầu với sự khẳng định “bởi vì Thiên Chúa là đáng tin cậy, thật là hợp lý để tin vào Ngài, để đứng vững trên lời của Ngài.” “Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng ta cần được nhắc nhớ lại mối dây liên kết giữa đức tin và sự thật này, cho cuộc khủng hoảng về sự thật trong thời đại của chúng ta. Trong nền văn hóa hiện nay, chúng ta thường có khuynh hướng chỉ quan tâm đến sự thật của kỷ thuật: sự thật là những gì chúng ta đạt được trong xây dựng và đo lường bằng kiến thức khoa học, sự thật là những việc và những gì làm cho đời sống dễ dàng hơn và thoải mái hơn. Ngày nay điều này dường như là sự thật chắc chắn, sự thật chỉ có thể được chia sẻ, sự thật chỉ có có thể phục vụ như là nền tảng cho việc thảo luận hay cho những việc làm chung. Nhưng cùng đích của mô phạm chúng ta sẵn sàng cho phép sự thật chủ quan của cá nhân, chúng bao gồm sự chính xác với sự hiểu biết sâu xa của chính mình, nhưng đây là những sự thật chỉ có giá trị cho cá nhân và không có khả năng đề ra cho người khác một nổ lực để phục vụ lời ích chung. Nhưng chính bản thân của sự thật, sự thật sẽ giải thích toàn bộ cuộc sống chúng ta như là những cá nhân, và trong xã hội, bị nhìn với sự nghi ngờ. Chắc chắc loại sự thật này – chúng ta nghe nói – là những gì đã tuyên bố bởi những chế độ chuyên chế lớn của thế kỷ trước, một sự thật áp đặt chủ quan của nó để chà đạp cuộc sống thực của những cá nhân.

Cuối cùng, những gì chúng ta còn lại chỉ là thuyết tương đối, trong đó câu hỏi về sự thật phổ quát- và rốt hết điều này có nghĩa là câu hỏi về Thiên Chúa- không còn quan tâm nữa. Nó sẽ hợp lý, từ quan điểm này, để cố gắng phục vụ mối dây giữa tôn giáo và sự thật, bởi vì nó dường như nằm ngay tại gốc rễ của sự cuồn tín, tìm cách áp bức những ai không chia sẽ cùng một niềm tin. Về vấn đề này, chúng ta có thể nói về một sự mất trí lớn trong thế giới hiện tại của chúng ta. Câu hỏi về sự thật thực sự là một câu hỏi của ký ức, ký ức sâu xa, bởi vì nó đề cấp đến những gì có trước chúng ta và có thể thành công trong sự kết hiệp chúng ta trong cách thức vượt trội lên trên tầm thường của chúng ta và giới hạn sự nhận thức cá nhân. Nó là một câu hỏi về nguồn gốc của tất cả những gì, trong ánh sáng của nó chúng ta có thể nhìn thấy mục đích và cũng là ý nghĩa con đường hướng chung của chúng ta” (số 25)

“Đây là trường hợp, có thể đức tin Kitô giáo hổ trợ phục vụ cho ích lợi chung về một cách thế đúng đắn để hiểu biết về sự thật?”. Câu trả lời đặt trên thực tế đức tin được liên kết với sự thật và tình yêu, không như “một cảm giác đến rồi đi,” nhưng là một tình yêu bao la của Thiên Chúa biến đổi chúng ta từ bên trong và ban cho chúng ta đôi mắt mới để nhìn thấy thực tại. “Sự hiểu biết về đức tin, vì được phát sinh từ tình yêu muôn đời của Thiên Chúa, là sự hiểu biết soi sáng trong hành trình lịch sử. Đó cũng là lý do tại sao trong Kinh Thánh, sự thật và lòng tín trung đi đôi với nhau: Thiên Chúa thật là Thiên Chúa trung tín”. Như vây, tình yêu và sự thật không thể tách rời nhau” (số 27) bởi vì chỉ tình yêu thật sự chịu đựng thử thách của thời đại và trở nên nguồn kiến thức. Và từ sự hiều biết về đức tin phát suất từ sự tín trung của Thiên Chúa “sự thật và lòng tín trung đi đôi với nhau.”    

Tuy nhiên, ngày hôm nay sự thật “thường bị rút gọn thành xác thực chủ quan của cá nhân, chỉ có giá trị cho cuộc sống cá nhân. Một sự thật chung đe dọa chúng ta, bởi vì chúng ta đồng hóa nó với những đòi hỏi không khoan nhượng của những chế độ chuyên chế. Nhưng nếu sự thật là sự thật của tình yêu, nếu nó là sự thật được mở ra trong sự gặp gỡ cá nhân với Người Khác và với tha nhân, rồi từ đó nó có thể thoát ra khỏi những bao vây của nó trong các cá nhân và trở thành một phần của lợi ích chung. Bởi vì sự thật của tình yêu, nó không phải là sự thật có thể bị áp buộc bởi một quyền lực; nó không phải là sự thật đè bẹp cá nhân. Vì được sinh ra bởi tình yêu, nó có thể thấm đẫm đến con tim, đến thâm tâm cá nhân của mỗi người. Rõ ràng, niềm tin không cố chập, nhưng lớn lên trong sự cùng tôn trọng hiện hữu với tha nhân.  Những người tin có thể không tự phụ, ngược lại, sự thật dẫn đến khiêm nhường, từ đó những người tin biết rõ hơn rằng chính chúng ta đang tiến đến sự thật, nó là sự thật ôm ấp và sở hữu chúng ta. Thay vì làm cho chúng ta cứng nhắc, sự an toàn của đức tin đặt chúng ta trong cuộc hành trình; nó có thể làm chứng tá và đối thoại với mọi người.” (số 34).

(còn tiếp)

Franco Pisano, AsiaNews

Hướng Dương chuyển ngữ