Linh hồn Do Thái, đầu óc Hy Lạp, thân xác La Mã
Khủng hoảng bản sắc Giáo hội lấy châu Âu làm trung tâm
Đức Thánh cha Phanxicô đã bổ nhiệm tám Hồng y giúp ngài tổ chức lại bộ máy hành chính Vatican. Một trong số đó là Tổng Giám mục Sydney, Úc, George Pell. Nhiều người nghĩ rằng vị Tổng Giám mục này được chọn đơn giản chỉ vì ngài là Hồng y duy nhất của châu Đại Dương và có vẻ như Đức Giáo Hoàng muốn mỗi lục địa có một đại diện.
Trả lời phỏng vấn trên nhật báo tiếng Ý La Stampa khi được hỏi liệu có hai hay ba điều chính yếu cần cải tổ tại Vatican là gì, Hồng y Pell trả lời sự gia tăng số lượng nhân viên đánh máy tại Giáo triều có thể là một ví dụ về sự thay đổi.
Vào dịp cuối tuần sau cuộc phỏng vấn đó, phương tiện truyền thông quốc tế đưa tin một đức ông làm việc tại ngân hàng Vatican bị bắt giữ bởi nhà chức trách Italy vì can dự vào hoạt động rửa tiền. Vì vậy, vấn đề tại Roma có thể lớn hơn nhiều so với việc thiếu hụt nhân viên đánh máy.
Cho dù sự thật có thể là như vậy, nếu ý định cải cách của Đức Giáo hoàng khi dùng bộ tám trong Ban cố vấn để chỉ giải quyết các vấn đề nội bộ tại văn phòng trung ương, thì ngài đã bỏ lỡ cơ hội đối mặt những vấn đề chính yếu thách thức Giáo hội Công giáo.
Đơn giản, Giáo hội Công giáo chưa chắc là Công giáo. Học giả về tôn giáo Huston Smith có lần nhận xét, "Một Giáo hội bao gồm một linh hồn Do Thái, một đầu óc Hy Lạp và một cơ thể La Mã là quá nhiều ràng buộc văn hóa để trở nên phổ quát."
Đã có thời Giáo hội không phải bị hạn chế như vậy. Trong năm hay sáu thế kỷ đầu tiên đời sống Giáo hội, với nhiều cách thức làm Kitô hữu xuất hiện trong nhiều văn hoá khác nhau. Nhiều hình thức trong số đó vẫn tồn tại cho đến ngày nay trong các nghi lễ khác nhau của Giáo hội Công giáo (bao gồm cả nghi lễ Latin), giáo hội Chính Thống giáo và các giáo hội “Đông Phương”. Một lập luận khác cho rằng có thể các “nghi thức” khác xuất hiện trong quá trình cải cách Kitô giáo.
Nhưng, trong Giáo hội Công giáo, ngoại trừ những gì biết là Zairean Usage (Nghi lễ Roma chỉnh sửa) ở Tây Phi từ thập niên 1970, đã không có sự diễn tả cơ bản đáng kể nào về đời sống và thờ phượng của người Công giáo từ thời hậu cổ đại và tiền trung đại.
Vậy thì chỉ có những người thực sự biết làm thế nào để thờ phượng và tổ chức cộng đồng đều sống 1.500 năm trước hoặc sớm hơn? Thật ra chúng ta cũng không có ý định tuyên bố rằng các công việc của Chúa Thánh Thần đã hoàn tất cách đây lâu rồi và những hướng dẫn sống động của Thiên Chúa đã được rút lại coi như không cần thiết.
Một số yếu tố trong những hình thức cổ xưa, như sự phụ thuộc vào thượng hội đồng lãnh đạo sứ mệnh của Giáo hội trong Giáo hội Chính Thống và Nghi lễ Công giáo Đông Phương, là thích hợp hơn với nhiều nền văn hóa hiện đại so với mô hình đế quốc tập trung của Nghi lễ Roma. Nhưng ngay cả những nghi lễ như vậy cũng không nói lên được tâm hồn của đại đa số nhân loại.
Mặc cho những người ủng hộ Roma, Constantinople, Kiev, Antioch, Alexandria hay những nơi khác thì thế kỷ thứ sáu cũng đã qua rồi. Việc bầu chọn giáo hoàng đền từ lục địa không được “Thế giới Cũ” biết đến trong thế kỷ này làm sáng tỏ hơn sự việc.
Trong số 10 quốc gia có số người Công giáo nhiều nhất, chỉ có ba nước ở châu Âu, phần còn lại là châu Phi (Cộng hòa Dân chủ Congo), châu Mỹ (Brazil, Mexico, Mỹ, Colombia và Argentina) và châu Á (Philippines). Lớn nhất là Brazil nơi có người Công giáo nhiều hơn ba nước châu Âu (Ý, Pháp và Tây Ban Nha) cộng lại. Tuy nhiên, mặc dù chỉ 24 phần trăm người Công giáo trên thế giới sống ở châu Âu, cho đến nay là thế kỷ 21, người ta vẫn được cho là tôn thờ, tin tưởng và gặp gỡ Chúa Kitô như người châu Âu vào thế kỷ thứ sáu. Vậy tại sao sự tăng trưởng của các phong trào Tin lành đang bùng nổ trong các khu vực phần lớn là người Công giáo?
Latin hóa bản dịch phụng vụ Roma trong vài năm qua trên toàn thế giới chính là hình thức thất bại của trí tưởng tượng, và thậm chí cả đức tin cần phải vượt qua nếu Giáo hội Công giáo muốn thực sự là Công giáo. (Nhân tiện, các phiên bản "tiếng Anh" được một ủy ban do Đức Hồng y Pell đứng đầu soạn thảo.)
Việc cho phép nghi thức phụng vụ theo bản địa và giáo hội địa phương được công đồng Vatican II khởi xướng nhưng đã bị huỷ bỏ gần như ngay lập tức cần phải được phục hồi lại. Thực tế, nó càng trở nên triệt để hơn theo cả nghĩa đen để giải quyết vấn đề tận gốc.
Mặc dù hiện nay có hơn 20 nghi lễ trong Giáo hội Công giáo, nhiều người Công giáo nếu được hỏi chỉ có thể trả lời là có hai: đàn organ và đàn guitar, mà cả hai cái này thực tế không phải là nghi thức thực sự.
Tại sao không có chính thể Giáo hội ở phương Tây hiện thân (thường không hoàn hảo thực hiện) lý tưởng quy tắc phương Tây được pháp luật dân chủ ban hành? Tại sao thần học tại Châu Á phải dựa vào triết học Hy Lạp ngoại giáo hơn là tư tưởng Ấn Độ giáo hay Phật giáo? Tại sao phải cử hành Thánh Thể ở khắp nơi với nghi lễ có nguồn gốc từ nghi thức hoàng đế và hoàng gia châu Âu cổ đại?
Nói cách khác, tại sao chúng ta không có 40, 50 hoặc nhiều hơn nữa các nghi thức cho phép nhiều hơn một tỷ người Công giáo rao giảng và ca tụng Thiên Chúa trong cách mà thế giới thấy rằng Chúa Giêsu Kitô thật sự là Emmanuel, Thiên Chúa ở cùng chúng ta ở đây, ngày hôm nay?
Có lý do để hy vọng rằng sự thay đổi đó đang đến. Trong bài giảng cùng vào dịp cuối tuần sau khi Đức Hồng y Pell kêu gọi cải thiện nhân viên đánh máy và các quan chức Ý kêu gọi bắt giữ một linh mục, Đức Thánh cha Phanxicô nói, "Chúng ta hãy tiến về phía trước trên con đường hướng thượng, và phát triển hài hòa với tinh thần phục vụ trên hết."
Nếu các Giáo Hội địa phương trên toàn thế giới một lần nói lên cách thức Giáo hội chuyển mình, liệu những hình thức mới của cuộc sống giáo hội địa phương có bị mất lại phía sau?
Linh mục William Grimm từ Tokyo, Nhật Bản
Linh mục William Grimm MM sống ở Tokyo, chịu trách nhiệm xuất bản của ucanews.com