Hành trình ánh sáng của cậu bé mồ côi

Chị Trương Thiên Kim, một người gốc Việt làm nghề tư vấn thẩm định môi trường ở Melbourne (Úc), trở về quê hương Việt Nam làm công tác thiện nguyện đã gặp Triệu Dương Tường trong một chuyến tổ chức khám và chữa bệnh mắt miễn phí cho người nghèo ở Sóc Trăng. Lúc ấy Tường chỉ nặng 9kg, suy dinh dưỡng nặng và ghẻ lở toàn thân. Hai con ngươi tím bầm lồi ra ngoài khiến gương mặt cậu trở nên dị dạng...

Một câu chuyện về lòng nhân đạo

Câu chuyện cổ tích thời nay...

 

 

 

Hành trình ánh sáng của cậu bé mồ côi

Mười tháng trước đây, Triu Dương Tường là mt cu bé m côi mù lòa. Ht như truyn c tích, nhng bàn tay nhân ái đã ni nhp hành trình tìm li ánh sáng kỳ diu cho cu, t Vit Nam sang đến x s kangaroo.

Lúc Tường đang là bào thai trong bụng mẹ ở Sóc Trăng, cha của Tường bỏ mẹ cậu ra đi. Đến khi Tường sinh ra mới được một tháng tuổi, mẹ cậu qua đời vì hậu sản. Đến chín tháng tuổi, Tường (bấy giờ chỉ còn bà ngoại cưu mang) bị sốt rất cao và gây đau mắt. Gia đình nghèo thiếu tiền chạy chữa, nên bệnh mắt của Tường cứ nặng dần. Bóng tối vây quanh, cậu bé thành người mù lòa.

Tháng 11-2008, chị Trương Thiên Kim, một người gốc Việt làm nghề tư vấn thẩm định môi trường ở Melbourne (Úc), trở về quê hương Việt Nam làm công tác thiện nguyện đã gặp Triệu Dương Tường trong một chuyến tổ chức khám và chữa bệnh mắt miễn phí cho người nghèo ở Sóc Trăng. “Lúc ấy Tường chỉ nặng 9kg, suy dinh dưỡng nặng và ghẻ lở toàn thân. Hai con ngươi tím bầm lồi ra ngoài khiến gương mặt cậu trở nên dị dạng” - chị Kim kể. Thương tâm trước hoàn cảnh mồ côi của Tường, chị Kim đưa cậu lên TP.HCM khám bệnh cũng như bắt đầu tìm mọi cách chạy chữa cho cậu.

Trở về Úc, chị Kim đi gõ cửa gần chục bệnh viện, hội đoàn, phòng mạch tư... ở Melbourne nhưng đều nhận những cái lắc đầu chào thua vì không ai dám tin đôi mắt hỏng nặng của Tường có thể chữa được.

Hành trình chữa bệnh của cậu bé mồ côi đến từ Việt Nam cũng gây quan tâm dư luận Úc khi được nữ phóng viên Belinda Norlan tường thuật nhiều kỳ liền trên tuần báo Star cũng như thông tin trên tờ The Leader. Nhiếp ảnh gia John Banigan ở vùng Yarraville đã gửi vào quỹ giúp đỡ Tường 2.000 đôla sau khi đọc câu chuyện. Xúc động nhất là có một phụ nữ Úc tên Maureen bị bệnh sắp qua đời bày tỏ nguyện vọng sẵn sàng hiến tặng đôi mắt lành lặn của mình thay thế cho Tường nếu bác sĩ cần.

Thế rồi vị cứu tinh xuất hiện. Một trong những bác sĩ chuyên khoa mắt xuất sắc nhất nước Úc, ông Michael Coote ở Bệnh viện Royal Victorian Eye&Ear, sau khi xem hồ sơ và hình ảnh bệnh trạng Tường đã đồng ý giúp đỡ và yêu cầu đưa Tường sang Úc trong thời gian nhanh nhất có thể, cùng lời nói: “Tôi chỉ cố gắng hết sức mình”.

Ngày 9-2-2009, Triệu Dương Tường cùng bà ngoại (đi theo chăm sóc) được đưa sang Melbourne và một tuần sau cậu lên bàn mổ. Cậu đã trải qua ba lần mổ tính đến tháng 5-2009. Toàn bộ êkip tám y bác sĩ mổ cho Tường đều không nhận tiền thù lao (khoảng 8.000 đôla Úc) vì tình thương dành cho cậu bé bất hạnh.

Cộng đồng người Việt càng không đứng ngoài cuộc. Viện phí tổng cộng hơn 10.000 đôla do hàng trăm người Việt sinh sống ởMelbourne đóng góp tại các nơi công cộng ở Footscray (vùng tập trung nhiều người gốc Việt sinh sống nhất ở Melbourne). Một cửa hiệu bán thuốc người Việt nhận cung cấp toàn bộ thuốc men hằng tháng cho Tường.

Giờ đây Tường đã biết tự bước vô phòng vệ sinh, bắt đầu phân biệt sáng tối, biết lái xe đạp loại dành cho trẻ em, biết bắt chước chịKim - người mà giờ đây cậu gọi bằng mẹ nuôi - tập thể dục. Tường hiện cân nặng 14kg, ghẻ lở trên người lành hẳn. Cuối tháng 7-2009, Tường được đưa đi nhổ 11 cái chân răng sâu hoàn toàn đểcho răng mới mọc lên. Tiếp xúc với Tường, ai cũng khen ngợi cậu bé nói chuyện thông minh và có trí nhớ rất tốt.

Bé Tường và hai nhân vật chính trong số hàng trăm người
góp sức vào hành trình tìm lại ánh sáng của cậu:
bác sĩ Michael Coote và mẹ nuôi Thiên Kim 

Bây giờ mỗi lần Tường vô bệnh viện khám định kỳ là cậu bé luôn miệng reo vang: “Hello đốc tờ Mai-cô” (Chào bác sĩ Michael), tựđộng ngồi ngay ngắn và đưa mắt cho bác sĩ khám. Khám xong Tường lại liến thoắng: “Thank you đốc tờ. I love you!” (Cảm ơn bác sĩ, con yêu bác sĩ). 

Trung Nghĩa (Melbourne)