Được biết đến với cái tên "Bailong Elevator" hay “Hundred Dragons Elevator” (tạm dịch: thang máy Bách Long), chiếc thang máy này có chiều cao 330 mét và được bao bọc bằng một lớp kính dày, trong suốt rất an toàn cho du khách.
Du lịch "chốn bồng lai tiên cảnh" bằng... thang máy
Với việc xây dựng chiếc thang máy khổng lồ tại khu thắng cảnh nổi tiếng Vũ Lăng Nguyên, hàng năm Trung Quốc đã đón hàng nghìn lượt khách du lịch gần xa nhờ dịch vụ tiện ích này.
Được biết đến với cái tên "Bailong Elevator" hay “Hundred Dragons Elevator” (tạm dịch: thang máy Bách Long), chiếc thang máy này có chiều cao 330 mét và được bao bọc bằng một lớp kính dày, trong suốt rất an toàn cho du khách.
Đây là chiếc thang máy dài nhất và nặng nhất trên thế giới. Đồng thời nó cũng chiếc thang máy duy nhất trên thế giới được lắp đặt để đưa người lên núi.
Từ trong thang máy nhìn ra, du khách có thể lia tầm mắt ra xa qua làn kính trong suốt để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trùng điệp của núi rừng.
Thang máy “Bách Long” được xây dựng tại khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên(Wulingyuan), thuộc địa cấp thị Trương Gia Giới nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Khu vực này là khu vực đồi núi có khí hậu cận nhiệt đới, với địa hình đồi núi trùng điệp, cảnh quan trong lành với cảnh đẹp thơ mộng của núi rừng, đây là một nơi du lịch lý tưởng cho du khách gần xa.
Chiếc thang máy Bách Long có thể vận chuyển được một lần 48 hành khách lên núi, và thời gian mỗi lần di chuyển như vậy là 2.2 phút.
Sau khi “Bách Long” hoàn thành và đưa vào sử dụng, nó cũng đã được những người hành khách đánh giá là thang máy 2 tầng cao nhất, nhanh nhất và có sức chứa lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Chiếc thang máy được khởi công xây dựng vào năm 1999 và hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2002. Tổng số tiền để xây dựng lên đến 120 triệu Nhân dân tệ (19 triệu USD).
Dự án xây dựng chiếc thang máy này cũng đã gặp phải sự phản đối mãnh liệt của các nhà môi trường học, họ không hài lòng vì vị trí đặt chiếc thang máy nằm ngay tại vị trí Di sản Thế giới của Trung Quốc và nó có thể ảnh hưởng đến cảnh quan tự nhiên xung quanh.
An Tử
Theo Amusingplanet
Vẻ đẹp nhà thờ con gà Đà Lạt qua ống kính độc giả
Với sở thích du lịch và chụp ảnh, độc giả Quách Ngọc đã dùng ống kính mắt cá ghi lại những góc đẹp của nhà thờ con gà trên xứ sở mộng mơ.
Nhà thờ Domaine de Marie (Lãnh địa Đức Bà)
Được biết đến với cái tên quen thuộc "Nhà thờ con gà", nơi đây là nhà thờ chính tòa của vị giám mục Giáo phận Đà Lạt, cũng là nhà thờ lớn nhất ở đây.
Nhà thờ con gà còn là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu, cổ xưa nhất thành phố này do người Pháp để lại. Sở dĩ có cái tên như thế, vì trên đỉnh tháp chuông có hình con gà lớn, biểu tượng của sám hối (theo kinh Tân ước).
Nhà thờ nằm trên đường Trần Phú, có thiết kế theo kiểu mẫu của các nhà thờ Công giáo Roma ở châu Âu, tiêu biểu cho trường phái kiến trúc Roman.
Mặt bằng nhà thờ theo hình chữ thập (giống thánh giá) có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Với độ cao đó, từ tháp chuông, bạn có thể nhìn thấy toàn thành phố. Cửa chính nhà thờ hướng về núi Langbiang.
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hòa và chặt chẽ.
Mặt đứng với phần tháp chuông vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hòa và chặt chẽ.
Không ở đâu mà hoa trạng nguyên có cái màu đỏ rừng rực như trên mảnh đất cao nguyên này.
Vẻ đẹp đối xứng của 2 công trình cổ điển và hiện đại, tôn giáo và công nghệ.
Nội thất thánh đường gồm 3 gian: 1 gian lớn ở giữa và 2 gian nhỏ ở hai bên. Mặt cắt công trình thể hiện rõ hệ cuốn theo dạng cung nguyên với dãy cuốn và hệ vòm nôi. Các cột trong nội thất có hệ đầu cột, mô phỏng dạng cổ điển kết hợp với tự phát. Cả mặt bằng và mặt đứng đều được thiết kế đối xứng nghiêm ngặt theo lối cổ điển.
Theo Quách Ngọc (Infonet)