12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows

Windows hiện tại vẫn đang là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới với số lượng người dùng khổng lồ. Những ứng dụng và tác vụ mà Windows cung cấp đang giúp ích nhiều hơn cho người sử dụng trong công việc, học tập cũng như giải trí. Tuy nhiên, có rất nhiều phần mềm hữu ích trên hệ điều hành này mà không phải ai cũng biết. Bài viết sẽ cung cấp 12 phần mềm quan trọng mà người dùng nên sở hữu ngay khi cài đặt Windows.

 

12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows

Ngoài trình điều khiển các thiết bị (driver), còn nhiều phần mềm nên có sau khi cài mới Windows. Có trong tay danh sách này, bạn sẽ dễ dàng thiết lập lại quản lý cho mình sau mỗi lần cài Win.

Windows hiện tại vẫn đang là hệ điều hành phổ biến nhất trên thế giới với số lượng người dùng khổng lồ. Những ứng dụng và tác vụ mà Windows cung cấp đang giúp ích nhiều hơn cho người sử dụng trong công việc, học tập cũng như giải trí. Tuy nhiên, có rất nhiều phần mềm hữu ích trên hệ điều hành này mà không phải ai cũng biết. Bài viết sẽ cung cấp 12 phần mềm quan trọng mà người dùng nên sở hữu ngay khi cài đặt Windows.
 
1. Ứng dụng văn phòng: Microsoft Office

Dù dùng máy tính cho công việc văn phòng hay chỉ phục vụ nhu cầu chơi game, lướt web, xem phim, nghe nhạc, bạn cũng cần phải cài đặt một bộ phần mềm Office. Hiện nay, Microsoft Office là bộ phần mềm văn phòng đã quá quen thuộc với nhiều người và mặc định như phải có ngay sau khi cài Windows.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P1) 1
Tải về bản dùng thử tại 
www.microsoft.com.
 
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các bộ phần mềm cùng chức năng nhưng miễn phí như OpenOffice hay Zoho.

2. Bộ gõ Tiếng Việt: Unikey

Trước nay, người dùng thường biết đến bộ gõ Vietkey, nhưng phần mềm Unikey miễn phí của tác giả Phạm Kim Long xuất hiện đã nhanh chóng trở thành bộ gõ phổ biến trên mọi máy tính. Unikey hỗ trợ gõ Tiếng Việt đúng chuẩn, có nhiều bảng mã để lựa chọn khi gõ văn bản, kèm theo tính năng chuyển đổi font chữ nhanh chóng và rất tiện dụng. Bên cạnh đó, Unikey còn có bảng gõ tắt, giúp người dùng gõ nhanh những từ ngữ dài.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P1) 2
Tải Unikey tại 
www.unikey.org.

3. Bộ font chữ Tiếng Việt: Kho 414 font chữ đủ loại

Font chữ VNI-Times và một số font chữ Thư Pháp là những gì bạn cần bổ sung cho kho font để soạn thảo văn bản đẹp mắt hơn hay đọc văn bản khi cần thiết. Thay vì phải cài đặt một số phần mềm để mang font Tiếng Việt vào Windows, bạn có thể tải kho 414 font đủ loại tại đây.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P1) 3
Sau khi tải về, chỉ việc bôi đen tất cả > nhấn chuột phải > chọn Install (đối với Windows Vista/7/8); còn trên Windows XP, bạn copy tất cả vào thư mục C:WindowsFonts là được. Ở các thông báo hiện ra, bạn nên chọn No nếu gặp thông báo trùng font và chọn Yes cho những thông báo khác, tuy nhiên các tùy chọn này là không bắt buộc.

4. Giải mã dữ liệu đa phương tiện: K-Lite Codec Pack

Mặc định, Windows đã có sẵn phần mềm Windows Media Player để bạn thưởng thức những bản nhạc MP3, đĩa CD, hay video từ CD, DVD khá thuận tiện. Tuy nhiên, bộ mã của chương trình này còn rất giới hạn. Để tăng lực cho Windows Media Player, bạn hãy cài đặt thêm bộ mã K-Lite Codec Pack. Ngoài ra, K-Lite Codec Pack còn có tùy chọn để bạn mang chương trình Windows Media Clasic quen thuộc trên Windows XP vào các bản Windows mới hơn sau này, vì Windows Media Classic hoạt động khá mượt mà và nhẹ. Quá trình cài đặt sẽ xuất hiện nhiều thiết lập, nhưng người dùng chỉ việc để mặc định và nhấn Next liên tục cho đến khi kết thúc. K-Lite Codec Pack thường xuyên có bản cập nhật mới và trong những phiên bản sau này, K-Lite Codec Pack đã kèm theo quảng cáo nên nếu có kinh nghiệm, bạn hãy bỏ chọn trước các yêu cầu cài đặt quảng cáo lên Windows.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P1) 4
Tải K-Lite Codec Pack tại 
www.free-codecs.com.

5. Phần mềm đọc PDF: Foxit Reader
 
Để đọc các tập tin có định dạng *.pdf, một số người dùng thường cài trọn bộ Adobe Acrobat nặng nề, nhưng lại không dùng hết tính năng của bộ phần mềm đó. Do vậy, nếu chỉ có nhu cầu đơn giản là đọc PDF, bạn nên cài đặt Foxit Reader. Foxit Reader còn có ưu điểm là giúp đọc nhiều tập tin cùng lúc dưới dạng thẻ rất tiện lợi.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P1) 5

Tải Foxit Reader tại www.foxitsoftware.com.

6. Trình duyệt bổ sung: Firefox, Chrome

Trình duyệt Internet Explorer có sẵn trên Windows là một sản phẩm không đáng tin cậy vì qua thời gian dài phát triển, Internet Explorer vẫn còn khá nhiều lỗi và dễ dàng bị tin tặc kiểm soát. Do vậy, bạn hãy cài đặt thêm cho Windows một trình duyệt khác, an toàn hơn. Và lựa chọn tốt nhất có thể là Firefox hoặc Chrome. Firefox có ưu điểm là ra đời trước nên cũng đồng thời có kho Add-ons rộng lớn hơn, còn Chrome lại có ưu điểm gọn nhẹ, khởi động nhanh mặc dù trong lúc hoạt động, Chrome có nhiều tác vụ cùng hoạt động trong Task Manager > Processes. Thực tế, bạn có thể cài đặt cùng lúc cả hai trình duyệt này để quản lý nhiều tài khoản khác nhau trên cùng một dịch vụ mà không cần phải đăng xuất, đăng nhập lại. Nếu sử dụng Firefox, bạn cần phải cài thêm ít nhất hai thành phần bổ sung là Windows Media Player và Flash Player.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P1) 6
Tải Firefox tại 
www.mozilla.org.
Tải Chrome tại 
www.google.com/chrome (cài đặt trực tuyến).
7. Ứng dụng chat: Yahoo! Messenger, Skype

Bạn có thể quản lý email, chat ngay trên trình duyệt khá dễ dàng, nhưng để chat với bạn bè, bạn nên cài đặt thẳng một phần mềm lên Windows. Yahoo! Messenger đã được hầu hết người dùng biết đến, dù đang mất dần vị thế nhưng Yahoo! Messenger vẫn đang còn khá cần thiết trên máy tính của bạn. Đặc biệt, Yahoo! Messenger phiên bản 11 có tính năng lưu trữ lịch sử chat trực tuyến khá hay. Còn nếu muốn chuyên nghiệp hơn, thường xuyên gọi thoại có hình, bạn nên cài đặt thêm phần mềm Skype. Với Skype, bạn cũng có thể thực hiện cuộc gọi đến số điện thoại bàn, di động, tất nhiên là phải nạp tiền.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P2) 1
Tải Yahoo! Messenger tại 
http://messenger.yahoo.com.
Tải Skype tại 
http://www.skype.com.

8. Nén và giải nén: WinRAR

Thông thường, dữ liệu chia sẻ trên Internet sẽ được nén lại thành một tập tin, phổ biến là *.zip và *.rar. Khi tải về các tập tin này, bạn cần phải có một chương trình giải nén. WinRAR chính là lựa chọn tốt cho nhu cầu nén và giải nén vì ưu điểm gọn nhẹ, tốc độ nhanh và khả năng nén tốt, đi kèm tính năng sửa lỗi tập tin nén khá hiệu quả.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P2) 2
Tải WinRAR tại 
www.rarlab.com.

9. Từ điển: LAC VIET mtdEVA và Oxford Advanced Learner's Dictionary

Phục vụ cho học tập, máy tính của bạn không thể thiếu một bộ từ điển số hóa thay cho cuốn từ điển giấy dày cộm. Để dịch từ ngữ giữa Tiếng Anh và Tiếng Việt, bạn có thể sử dụng từ điển LAC VIET mtdEVE. Còn muốn luyện Tiếng Anh ở cấp độ cao hơn, bạn có thể sử dụng từ điển Anh – Anh là Oxford Advanced Learner's Dictionary. Đĩa cài đặt của bộ từ điển Oxford Advanced Learner's Dictionary được bán kèm cuốn sách cùng tên, nhưng giờ đây bạn có thể tải về cài đặt để sử dụng mà không cần mua sách.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P2) 3
Tham khảo LAC VIET mtdEVA 2009 tại 
http://www.lacviet.com.vn.
Tải Oxford Advanced Learner's Dictionary tại đây.

10. Tăng tốc tải dữ liệu: Internet Download Manager

Với công nghệ chia nhỏ dữ liệu và tối ưu tốc độ tải về độc quyền, Internet Download Manager là lựa chọn hàng đầu cho nhu cầu tải lượng lớn dữ liệu về máy tính. Internet Download Manager tương thích với hầu hết các trình duyệt hiện nay, song việc cập nhật trình duyệt và Internet Download Manager thường cần thực hiện đồng thời (nếu có) để tránh những xung đột dễ xảy ra.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P2) 4
Tải Internet Download Manager tại 
www.internetdownloadmanager.com.

11. Trình diệt virus: Avira Free Antivirus

Nếu không muốn chi tiền mua bản quyền cho phần mềm diệt virus, bạn có thể sử dụng Avira Free Antivirus. Avira Free Antivirus là phiên bản miễn phí rất được lòng người dùng. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp cho những dữ liệu bình thường, còn với dữ liệu quan trọng thì bạn nên mua bản quyền phần mềm diệt virus để đảm bảo an toàn hơn, như Kapersky Internet Security.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P2) 5
Tải Avira Free Antivirus tại 
www.avira.com/en/avira-free-antivirus.

12. Xem, chỉnh sửa ảnh: Picasa

Không mang trong mình những công cụ biên tập quá chuyên nghiệp, nhưng Picasa sẽ không làm bạn thất vọng với kho hiệu ứng đẹp mắt vừa được bổ sung trong phiên bản mới nhất. Ngoài ra, Picasa còn ăn điểm người dùng ở tính năng xem ảnh rất đẹp mắt. Theo đó, nếu đặt Picasa làm chương trình xem ảnh mặc định thì khi người dùng nhấn đôi chuột vào tập tin ảnh, hình ảnh đó sẽ hiển thị nhanh chóng và bóng bẩy trên màn hình, hiệu ứng khá mềm mại và bắt mắt khi phóng to, thu nhỏ ảnh.
 
12 phần mềm cần có sau khi cài mới Windows (P2) 6
Tải Picasa tại 
www.picasa.google.com.
 

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC

Giống như đối với căn phòng bạn đang ở, PC cũng cần được dọn dẹp thường xuyên.

Máy tính của bạn đang chạy chậm hơn bình thường? Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này liên quan đến các vấn đề kĩ thuật không thể tránh khỏi của hệ thống, tuy nhiên, nó cũng một phần bắt nguồn từ chính hành vi sử dụng của bạn.

Sau đây là 5 gợi ý đơn giản để dọn dẹp máy tính, từ đó, làm máy tính của bạn vận hành trơn tru và hiệu quả hơn.

1. Hãy là một người dùng gọn gàng

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC 1Gọn gàng là chìa khóa tăng năng suất công việc.

Nếu máy tính của bạn đang lộn xộn hơn mức cần thiết, đã đến lúc bắt tay vào giải quyết các yếu tố đầu tiên thuộc về... con người hay nói cách khác là hành vi sử dụng của bạn.

Hãy tạo cho mình thói quen sắp xếp các tập tin hợp lý để không phải bới tung các ổ đĩa khi cần đến chúng. Dọn dẹp màn hình desktop và thay một màn hình nền thật bắt mắt chắc chắn sẽ làm tăng ít nhiều hứng khởi của bạn đấy.

2. Xóa bỏ những gì không cần thiết

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC 2Trong quá trình hoạt động, máy tính sản sinh ra rất nhiều tập tin hệ thống không cần thiết.

Xóa bỏ những gì không cần thiết sẽ sẽ mang lại nhiều không gian lưu trữ hơn trong ổ cứng của bạn từ đó khả năng vận hành của máy tính sẽ được cải thiện. Hãy tưởng tượng chiếc PC của bạn cũng giống một vận động viên leo núi với ba lô nhét đầy đồ đạc đeo sau lưng. Nếu bỏ bớt tất cả những thứ đồ không cần thiết, chắc chắn thời gian chinh phục ngọn núi sẽ được rút ngắn.

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC 3Disk Cleanup được tích hợp sẵn trong Windows.

Bạn có thể xóa bỏ các tập tin nháp, tập tin tạm thời... bằng công cụ có sẵn Disk Cleanup của Windows (truy xuất bằng cách nháy chuột phải vào ổ đĩa bạn muốn dọn dẹp, chọn Propertises, công cụ Disk Cleanup nằm ở tab General). Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm đến những chương trình hỗ trợ xóa file sâu và mạnh mẽ hơn như CCleaner.

3. Chọn chương trình diệt virus phù hợp

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC 4Internet chính là chất xúc tác khiến virus máy tính ngày càng được lan truyền rộng rãi.

Virus luôn là một vấn đề gây nhức đầu đối với người dùng PC và việc chọn ra một phần mềm antivirus phù hợp vẫn đang là chiếc chìa khóa hữu hiệu nhất để giải quyết vấn đề này.

Cách tốt nhất đó là bạn hãy bỏ tiền ra mua một phần mềm diệt virus bản quyền vì nó sẽ hỗ trợ tối ưu cho hệ thống của bạn. Nếu không, hiện nay, trên Interent có rất nhiều phần mềm diệt virus được cung cấp miễn phí để bạn lựa chọn.

Tất cả những gì bạn cần làm sau khi đã tìm ra một phần mềm phù hợp với nhu cầu sử dụng đó là tạo cho mình thói quen quét virus thường xuyên nhất có thể. Và bởi vì tác vụ diệt virus có thể tốn hàng giờ liền, bạn có thể chạy chúng vào ban đêm trong khi ngủ để tiết kiệm thời gian.

4. Chống phân mảnh ổ cứng.

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC 5Giống với Disk Cleanup, Windows cũng cung cấp cho bạn sẵn tính năng chống phân mảnh ổ cứng.

Khi bạn tương tác với máy tính, tất cả các tác vụ như xóa file, download tập tin, cài hoặc gỡ bỏ chương trình... đều một phần làm đó làm phân mảnh ổ cứng khiến dữ liệu nằm rải rác khắp nơi. Điều này dẫn đến hệ quả đó là thời gian truy xuất tập tin sẽ tăng lên đáng kể.

Để chống phân mảnh ổ cứng trên Windows, hãy click chuột phải vào ổ đĩa bạn muốn chống phân mảnh, chọn Propertises, vào tab Tools và chọn Defragment Now... Mặc dù ở các phiên bản Windows gần đây, tính năng này đã được cải thiện rất nhiều, tuy nhiên, nó vẫn bị đánh giá là còn thiếu hiệu quả và tốn thời gian. Dó đó, bạn có thể tự mình tìm hiểu một vài phần mềm chống phân mảnh chuyên dụng trên Internet để chọn được giải pháp tối ưu.

Nói tóm lại, trừ khi bạn đang dùng một ổ cứng trạng thái tĩnh, bạn nên chạy chống phân mảnh ít nhất một lần mỗi tháng để hệ thống ổn định nhất.

5. Bắt đầu lại từ đầu.

5 gợi ý để bắt đầu dọn dẹp và tăng tốc PC 6Sao lưu dữ liệu và cài lại hệ điều hành cũng là một giải pháp không tồi.

Nếu hệ thống trở nên cực kì rối rắm và bạn chẳng biết nên bắt đầu từ đâu để cải thiện nó, cách tốt nhất trong trường hợp này là bắt đầu lại từ đầu bằng cách cài lại hệ điều hành. Tuy nhiên, hãy chú ý sao lưu tất cả các thông tin và dữ liệu cần thiết trước khi cài mới để tránh những mất mát đáng tiếc.

Người ta vẫn ví việc cài lại hệ điều hành cũng giống như đưa PC của bạn một lần nữa được trở về thời “trai trẻ” sau quãng thời gian dài hoạt động mệt mỏi. Có thể việc cài lại sẽ gây mất thời gian và bất tiện nhưng nó cũng đáng để thực hiện đấy chứ!

Sưu tầm.