Các vị hồng y sắp vào Mật Nghị bầu Giáo Hoàng, và Giáo hội vẫn vững tin chờ đợi.
Trần Mạnh Trác
Ngày thứ Ba, 115 vị hồng y của Giáo hội Công giáo La Mã sẽ bắt đầu quá trình bầu chọn Đức Thánh Cha - vị lãnh đạo tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất trái đất và là nhà lãnh đạo của 1,2 tỷ người Công giáo.
Lúc 4:30 pm (11:30 giờ sáng miền Đông HK) các hồng y cử tri sẽ đi rước vào nhà nguyện Sistine, và dưới bức tranh hùng vĩ 'Ngày phán xét cuối cùng' của danh hoạ bậc thầy Michelangelo, các vị đó sẽ bỏ đợt phiếu đầu tiên.
Họ sẽ bầu ai và tại sao?
Có thể nào sẽ có một vị Giáo Hoàng tiếp theo giống như một số ít các "GH cà gật cà tàng" (doozies) cuả thời Phục Hưng (Renaissance) chứ không phải là hình ảnh cuả Chúa Giêsu hay cuả Thánh Phêrô, mà Giáo Hội sẽ vẫn có thể tồn tại không?
Không giống như tám năm trước đây khi các hồng y cử tri muốn tìm một nhân vật có thể cung cấp sự ổn định liên tục của triều đại giáo hoàng John Paul II, tình cảm ngày hôm nay là để tìm kiếm một cá tính mạnh mẽ đồng thời cung cấp một niềm vui và sự thuyết phục cho việc trình bày Tin Mừng (cho người Công giáo và không Công giáo, và xa hơn cho các tín hữu và những người không tin) và thêm vào đó là một ý chí và năng lực để cải cách giáo triều Vatican trở thành một đoàn thể cuả những tôi tớ khiêm tốn cuả dân Chuá, chứ không phải là một bộ máy quan liêu rời rạc và xa xôi, quá nhiều chuyên viên văn phòng và quá nhiều bê bối.
Kể từ khi Đức Nguyên Giáo Hoàng Benedict XVI tuyên bố từ chức vào ngày 11 tháng 2, và nhất là kể từ sau khi ngài rời Rome vào ngày 28 tháng 2, thì 'thành phố vĩnh cửu' đã nghe đầy dẫy những suy đoán về những nhân vật tốt nhất phù hợp với chức vụ này.
Dù thế, đây vẫn còn là một lĩnh vực hoàn toàn rộng mở.
Tôi nhớ lần trước, những ngày trước cuộc họp kín, thì sự việc đã xảy ra không phải như vậy. Lúc đó Đức Hồng Y Ratzinger, niên trưởng hồng y đoàn, đã chủ trì tang lễ cho cố Giáo hoàng John Paul II và các cuộc họp trước Mật Nghị.
Thái độ khiêm tốn của ngài cùng với sự sâu sắc và rõ ràng của lời nói, đã nhanh chóng đưa ngài vào vị thế 'đứng đầu,' dù là cho ngài rõ ràng không quan tâm đến chức vụ. Nhưng thật không may cho ngài, ngay cả (việc không quan tâm) đó cũng là một chất lượng hấp dẫn.
Khi đó các vị hồng y đã nói chuyện với nhau, câu hỏi đầu tiên thường là ", này, Ngài nghĩ gì về HY Ratzinger?" Sau chỉ có bốn lần bầu và 24 giờ sau, hơn hai phần ba hồng y đã quyết định bầu ngài làm giáo hoàng. Nhưng trong năm 2013 này, không có một 'Ratzinger.'
Tuy nhiên, dù cho lĩnh vực vẫn còn rộng mở, thật là ngạc nhiên, nó cũng rất hẹp.
Xử dụng một quá trình phân tích bằng phương pháp loại trừ, dựa trên những giả định đã được thực hiện bởi nhiều nhà phân tích và cảm tưởng cuả nhiều hồng y liên quan đến những "phẩm chất cần thiết" cuả một Giáo hoàng mới, chúng ta chỉ có thể tìm được một số rất ít trong 115 HY có thể là ứng viên thực sự cho ngôi vị này:
- Đức Thánh Cha tiếp theo phải tương đối trẻ (dưới 73 tuổi)... điều này loại trừ 55 vị trong 115 hồng y đoàn, chỉ còn có 60 ứng viên
- Ngài không thể là người Đức (Benedict) hay Ba Lan (Gioan Phaolô II).... chúng ta chỉ còn 56 vị.
- Ngài không có tên trong bất kỳ tranh cãi quốc tế lớn nào.... bây giờ chúng ta có 52 vị thôi.
- Ngài không nên là một nhân vật gắn kết chặt chẽ với hai vị Quốc vụ khanh trước (Sodano và Bertone).... Bây giờ chúng ta có 45 vị.
- Ngài biết nói tiếng Ý vì nó là ngôn ngữ chung của Vatican... bây giờ chúng ta có 33.
- Ngài thông thạo tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha (tiếng Anh là quan trọng đối với các phương tiện truyền thông toàn cầu và gần như một nửa người Công giáo của thế giới nói tiếng Tây Ban Nha) bây giờ chúng ta.... . có 28.
- Ngài phải có kinh nghiệm mục vụ tại một giáo xứ hay giáo phận - tức là loại bỏ những người chỉ có kinh nghiệm văn phòng... bây giờ chúng ta có 24.
- Ngài có một số thời gian sống ở Rome, để biết các hoạt động bên trong của bộ máy quan liêu Vatican.... bây giờ chúng ta có 17.
- Ngài là một người có tài giao tiếp tuyệt vời để truyền bá thông điệp Tin Mừng cho một thế giới hoài nghi.... bây giờ chúng ta có 5 vị.
- Ngài có sự lan toả ra một niềm vui tinh thần, như là nhiều vị hồng y đã khẳng định... Bây giờ chúng ta chỉ còn có 3 vị.
- Ngài là một thẩm phán tốt, biết cử người vào các vị trí lãnh đạo dựa trên những thành tựu chứ không chỉ vì quen biết, hoặc thiên vị.... bây giờ chúng ta còn có 2 vị.
- Ngài có một kinh nghiệm quản lý thành công, gây cảm hứng cho thuộc cấp, không sợ sửa chữa và cải cách dù có sự phản đối mạnh mẽ, không thiếu sót chút gì trong việc quản trị....
Về điểm sau cùng này thì, theo lời văn bất hủ của nữ sĩ Agatha Christie... có "NONE" (Không Ai).
Thật là một tin quá xấu.
Có lẽ không. Trong hơn 2.000 năm lịch sử, Giáo Hội chưa bao giờ có một vị Giáo Hoàng nào vượt qua bài kiểm tra như thế này.
Khi Chúa Giêsu chọn Phêrô làm thủ lãnh đầu tiên của Giáo Hội, Ngài đã biết đây là một người có nhiều thiếu sót, và thậm chí sẽ chối Ngài ba lần khi Chúa Giêsu cần 'anh ta' nhất.
Điều này không phải là để nói rằng phẩm chất của một vị Giáo Hoàng là không quan trọng, và Chúa luôn luôn bằng cách nào đó sẽ bảo vệ chúng ta bằng mọi giá. Phẩm chất của vị Giáo Hoàng là quan trọng. Nhân loại là quan trọng. Nhưng Chúa Giêsu đã chọn Phêrô vì có khả năng hối lỗi, chuyển đổi, và khả năng lãnh đạo không hề sợ hãi bắt nguồn từ tình yêu cho một đấng mà Phêrô biết là Đấng Cứu Chuộc đầy lòng thương xót cho những tội lỗi của ông và của chúng ta.
Ngày hôm nay, hàng triệu người có đức tin đang cầu nguyện cho một cuộc bầu cử đầy cảm hứng từ Vatican. Đức giám mục về hưu của Rome - Đức nguyên Giáo Hoàng Benedict - đang dẫn đầu chúng ta trong lời cầu nguyện từ cuộc sống mới 'cầu nguyện và thinh lặng' cuả ngài. Là một nguồn an ủi cho tôi khi biết rằng ngài không lo lắng về người kế nhiệm. Ngài biết chúng ta có thể an vui trong đức tin ngay cả khi các hồng y không tìm thấy một ứng cử viên hoàn hảo nào, bởi vì một 'người hoàn hảo' không bao giờ có, hoặc nếu họ chọn một người không hợp với sự mong đợi cuả chúng ta, vì Chúa Giêsu đã nói với các tông đồ, "các cửa địa ngục sẽ không thắng được".
Vâng, ngay cả khi vị Giáo Hoàng tiếp theo là giống như một số ít các "GH cà gật cà tàng" (doozies) cuả thời Phục Hưng (Renaissance) chứ không phải là hình ảnh cuả Chúa Giêsu hay cuả Thánh Phêrô, thì Giáo Hội sẽ vẫn tồn tại. Tiền gửi vào ngân hàng đức tin sẽ vẫn được bảo tồn.
Theo Vietcatholic.