VẾT MÒN

Số tội lỗi và mức xấu hổ không là “thước đo” để phân định mức độ nghiêm trọng của tội. Chúng ta cảm thấy xấu hổ về tội liên quan xác thịt vì nó ô uế và nhơ nhớp. Việc thiếu cầu nguyện và không tôn trọng người khác có thể là tội còn nặng hơn các tội về xác thịt. Lòng kiêu ngạo có thể ngăn cản tâm linh hơn tội về xác thịt... Hãy khách quan khi xét mình và đừng đánh mất cảm thức tội lỗi. Hãy thẳng thắn với chính mình, tin vào lòng thương xót của Chúa và đi xưng tội.

VẾT MÒN 

Con người thật là yếu đuối, hèn nhát, ngu xuẩn, nhưng lại luôn lên mặt tỏ ra mình ngoan hiền!  Điều mình muốn thì không làm, lại cứ làm điều mình ghét, không hề muốn (x. Rm 7, 15).  Ai cũng có những “vết mòn.”  Khốn nạn thay!

 [if gte vml 1]>

Đây là 12 cách cần ghi nhớ nếu bạn cứ phạm đi phạm lại một tội nào đó: 

1.      PHẢI HOÀN THIỆN CẢ ĐỜI

Bạn có nghĩ mình sẽ nên thánh sau một đêm?  Đây là vấn đề đối với nhiều người trong chúng ta. Chúng ta thích “cấp tốc”, giải quyết nhẹ nhàng mà hiệu quả.  Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Sự hoàn thiện phải thực hiện suốt đời.”  Không gì vĩ đại mà lại dễ dàng.  Nên thánh cũng như trở nên vận động viên Thế Vận Hội hoặc người có tài năng xuất chúng.  Ai cũng phải khổ luyện, chẳng có gì dễ dàng và mau chóng được.  Hãy nhớ: “Dục tốc, bất đạt.” 

2. ĐỪNG GAY GẮT VỚI CHÍNH MÌNH

Vâng, hãy đặt ra tiêu chuẩn cao.  Đừng dễ dãi với chính mình, nhưng cũng đừng khó khăn với chính mình.  Cứ cố gắng làm rồi sẽ làm đúng.  Có một “sáo ngữ” nhưng đúng: “Bạn thường té ngã bao nhiêu lần thì cũng phải thường đứng dậy chừng đó lần.”  Bạn đang trên đường tiến tới thì té ngã bao nhiêu lần cũng không thành vấn đề. 

3. HÃY KHÁCH QUAN

Số tội lỗi và mức xấu hổ không là “thước đo” để phân định mức độ nghiêm trọng của tội.  Chúng ta cảm thấy xấu hổ về tội liên quan xác thịt vì nó ô uế và nhơ nhớp.  Việc thiếu cầu nguyện và không tôn trọng người khác có thể là tội còn nặng hơn các tội về xác thịt.  Lòng kiêu ngạo có thể ngăn cản tâm linh hơn tội về xác thịt.  Nói như vậy không phải là biện hộ cho tội xác thịt, nhưng cảm giác có tội và xấu hổ đôi khi khiến chúng ta không nhận ra rằng tội lỗi không làm chúng ta xấu hổ.  Hãy khách quan khi xét mình và đừng đánh mất cảm thức tội lỗi.  Hãy thẳng thắn với chính mình, tin vào lòng thương xót của Chúa và đi xưng tội. 

4. PHÂN BIỆT TỘI

Tội nặng (tội trọng) liên quan vấn đề quan trọng.  Bản chất của tội trọng là làm chúng ta mất ơn nghĩa với Chúa.  Bạn phải biết đó là tội trọng, là yếu tố làm mất tự do, và phải quyết định dứt khoát, đừng tự nhủ: “Tôi biết đó là tội trọng, nhưng tôi cứ phạm.”  Nếu lỡ phạm tội trọng, bạn phải cấp tốc ăn năn.  Nếu bạn có ý đi xưng tội trong thời gian sớm nhất, đó là bạn đã trở về với Chúa. 

5. TỘI QUEN PHẠM LIÊN QUAN TÂM LÝ

Nhận biết điều này giúp bạn bớt phạm tội.  Nếu bạn bị “nghiện” và không thể vượt qua một tội nào đó, bạn cần nhờ người linh hướng.  Các nhà liệu pháp và các nhà tư vấn có thể giúp bạn tìm ra căn nguyên khiến bạn “nghiện.”  Nếu bạn khó chừa một tội nào đó, có thể bạn đã bị “nghiện.”  Nhiều người không cho là mình bị “nghiện” nên không chịu “điều trị.”  Hãy mạnh dạn nhờ người giúp đỡ để bạn có thể vượt qua.  Đừng muốn làm bác sĩ vì bạn bị bệnh.  Đừng ngần ngại lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải nếu linh hồn bạn bị bệnh. 

6. TỰ GIẢI THOÁT

Nếu bạn “kẹt” vì một tội nào đó, có thể bạn bị sự ác ám ảnh.  Nói là “sự ác” không hẳn là ma quỷ.  Có thể đó chỉ là điều thuộc tâm sinh lý – bị kém trí nhớ, ảnh hưởng mối quan hệ không lành mạnh nào đó, hoặc do yếu tố xấu nào đó.  Nếu bạn cảm thấy sự ác ảnh hưởng bạn, hãy cầu nguyện và ăn chay.  Hãy ăn chay các ngày thứ Sáu và chú tâm cầu nguyện bằng Kinh Lạy Cha: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ.”  Hãy xưng tội, đừng quan tâm là linh mục nào.  Xưng tội là thú tội với Chúa và xin Ngài thương xót. 

7. NHẬN BIẾT CƠN CÁM DỖ

Có thể bạn đã làm điều gì đó rồi... quen.  Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt.  Nó thúc giục bạn, và bạn lấy nhiều lý do để tự biện hộ.  Thói quen thành nghiện, nghiện rồi thì muộn rồi.  Hãy chống lại cơn cám dỗ ngay khi nó xuất hiện trong tâm trí.  Tránh voi chẳng xấu mặt nào.  Đừng thí mạng mà đối đầu với ma quỷ, nhưng hãy thẳng thắn nói với nó: “Xatan, cút ngay, xa ta ra!” 

8. CẬY NHỜ LINH KHÍ

Thánh Lễ, tràng hạt Mai Khôi, áo Đức Bà, ảnh các Thánh, Kinh Thánh, … là các vũ khí hữu hiệu trong cuộc chiến tâm linh.  Hãy tìm hiểu cách xử dụng hữu hiệu các linh khí này. 

9. HIỂU BẢN CHẤT TỘI

Bạn sẽ không bỏ được tội lỗi nếu bạn không thực sự ghê tởm nó.  Bạn thấy những con nghiện đáng sợ không?  Nghiện gì cũng đáng sợ: Nghiện ma túy, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, ...  Nghiện phạm tội còn kinh tởm hơn nhiều.  Hãy cầu nguyện để thanh lọc ước muốn, cố gắng tập trung vào cái tốt đẹp và chân thật. 

10. TÌM NGƯỜI LINH HƯỚNG TỐT

Hãy chân thành sám hối và tìm người linh hướng, kiểu như bác sĩ gia đình, quan hệ thân thiết để người linh hướng biết thực trạng của bạn.  Càng biết rõ thì người linh hướng càng dễ giúp bạn tiến bộ trên đường trọn lành.  Ai cũng phải nên thánh, có người nhanh, có người chậm, nhưng chắc chắn ai cũng trải qua con đường sám hối và được Thiên Chúa thương xót thứ tha. 

11. ĐỪNG BỎ CUỘC

Dù thất vọng nhưng đừng tuyệt vọng.  Dù thế nào cũng không được đầu hàng, bỏ cuộc.  Đừng tự nhủ rằng tội của mình không là tội.  Đó là tự giả dối và hủy hoại chính mình.  Hãy đối mặt với tội lỗi và kiên cường chiến đấu.  Hãy ghi nhớ: “Đừng bỏ cuộc !” 

12. CHÚA LUÔN Ở BÊN BẠN

Đó là điều bạn phải ghi nhớ rõ ràng.  Nhiều người Công giáo phạm tội như thể Chúa ở xa lắm, rồi nghĩ rằng đời còn dài, mai mốt ăn năn cũng được, Chúa nhân từ lắm.  Đó là lạm dụng lòng thương xót của Chúa.  Kinh Thánh nói: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian nhờ Con của Người mà được cứu độ” (Ga 3, 17).  Phải hiểu tích cực chứ đừng tiêu cực.  Hiểu tiêu cực là lợi dụng lòng tốt của Chúa.  Ngài luôn chờ cơ hội để tha thứ chứ không muốn kết án.  Hãy can đảm “đứng dậy và trở về với Cha” (Lc 15, 18), càng sớm càng tốt. 

Trầm Thiên Thu chuyển ngữ từ Patheos.com