Khi nhìn vào mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non chúng ta cũng hiểu được công việc của cô giáo mầm non là như thế nào có thể nói là “Đa chức năng” là toàn diện cô giáo mầm non có lúc là cô giáo, có lúc là mẹ hiền nhưng cũng có lúc lại là người bạn của trẻ.
Mấy ai thực sự hiểu công việc của cô giáo mầm non
Nghề giáo viên nói chung, nghề giáo viên mầm non nói riêng đều có chung công việc đó là “dạy học” hay còn có cách gọi cao quý đó là nghề “trồng người”.
Tuy nhiên công việc của cô giáo mầm non không đơn thuần là “dạy” mà còn phải “nuôi” vì thế công việc của cô giáo mầm non có đặc thù riêng, cô giáo mầm non không chỉ thể hiện ở vai trò người thầy, người cô mà còn thể hiện ở vai trò là người mẹ như lời căn dặn của Bác Hồ: “Làm mẫu giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thì trước hết phải yêu trẻ. Các cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt. Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt. Công tác giáo viên và mẫu giáo có khác nhau, nhưng cùng chung một mục đích đào tạo những công dân tốt, cán bộ tốt cho Tổ quốc, cho chủ nghĩa xã hội. Điều trước tiên là dạy các cháu về đạo đức để các cháu noi theo”. (Hồ Chí Minh về vấn đề Giáo dục, 1990, tr.182 – 183).
http://clip.vn/watch/Can-quan-tam-den-giao-duc-mam-non,DpN7/?start=33.64
Cần quan tâm đến giáo dục mầm non
(Đoạn VideoClip này đã được phát sóng trên VTV1). Nguồn: Clip.vn
Đảng và Nhà nước cũng đã khẳng định bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Là nền tảng đầu tiên trong hệ thống giáo dục. Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ 0 – 6 tuổi giúp trẻ phát triển toàn diện về 5 lĩnh vực: thể chất, trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm kĩ năng xã hội, thẩm mĩ. Hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, v chuẩn bị những tâm thế tốt nhất cho trẻ trước khi bước vào học trường phổ thông; Hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời.
Khi nhìn vào mục tiêu giáo dục của bậc học mầm non chúng ta cũng hiểu được công việc của cô giáo mầm non là như thế nào có thể nói là “Đa chức năng” là toàn diện cô giáo mầm non có lúc là cô giáo, có lúc là mẹ hiền nhưng cũng có lúc lại là người bạn của trẻ. Ngoài ra cô còn là “nghệ sĩ”, “bác sĩ” theo đặc thù của cộng việc. Trong cuộc đời con người ai cũng phải qua cái tuổi ấu thơ. Chính giai đoạn tuổi thơ ấu đó để lại cho chúng ta nhiều ấn tượng nhất. Vì vậy những kiến thức, kĩ năng, tình cảm, thái độ ở tuổi mầm non mà trẻ tiếp thu được đóng một vai trò quan trọng nó in sâu trong trẻ suốt cuộc đời. Tư duy đặc trưng của trẻ mầm non là tư duy trực quan hình ảnh và hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non là hoạt động vui chơi, trẻ học mà chơi, thông qua chơi mà học. Chương trình giáo dục mầm non chỉ là chương trình khung, nội dung chương chương trình mang tính chất gợi ý, giáo viên dựa vào chương trình đó để thiết kế ra nội dung kiến thức cần dạy trẻ. Như vậy để trẻ tiếp thu lĩnh hội được kiến thức, kĩ năng thì cô giáo mầm non cần làm những gì? Vô số công việc, chúng ta cùng xem kế hoạch hoạt động của cô giáo mầm non trong một ngày ở lớp bán trú.
* 6 giờ 30 – 7 giờ 45: Vệ sinh lớp học, đón trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình của trẻ, trò chuyện với trẻ, gọi tên trẻ, tổ chức thể dục buổi sáng cho trẻ.
* 7 giờ 45 – 8 giờ 30: Tổ chức hoạt động ngời trời cho trẻ nhằm ôn luyện kiến thức kĩ năng và gợi ý những kiến thức kĩ năng mới.
* 8 giờ 30 – 9 giờ 30: Tổ chức hoạt động học nhằm cung cấp kiến thức kĩ năng cơ bản.
* 9 giờ 30 – 10 giờ 30: Tổ chức các hoạt động ở các góc chơi nhằm củng cố kiến thức, kĩ năng thái độ cho trẻ.
* 10 giờ 30 – 11 giờ 30: Tổ chức cho trẻ vệ sinh, ăn trưa.
* 11 giờ 30 – 14 giờ 00: Tổ chức cho trẻ vệ sinh, ngủ trưa.
* 14 giờ 00 – 14 giờ 45: Tổ chức cho trẻ vệ sinh, ăn bữa xế.
* 14 giờ 45 – 16 giờ 00: Tổ chức hoạt động học và chơi ở các góc nhằm củng cố ôn luyện kiến thức cũ và giới thiệu những kiến thức mới.
* 16 giờ -17 giờ 00: Tổ chức cho trẻ chơi tự chọn, trò chuyện với trẻ sau một ngày ở lớp, vệ sinh và trả trẻ về cho gia đình.
nguồn:http://www.pgdngochoi.edu.vn/