Chương 1: Ai phù hợp để lãnh đạo? (tiếp theo)

Thiên Chúa hoàn tất mục đích của Ngài qua việc sử dụng những nhà lãnh đạo, những người sẽ đáp trả lời mời gọi của Ngài bất kể cảm nhận về sự bất toàn của họ. Vì vậy khi Thiên Chúa gọi bạn cho một nhiệm vụ, hãy đừng để ý thức về sự thiếu vẹn toàn hoặc “một hoàn cảnh thiếu thốn” cản trở bạn để Chúa dẫn dắt...

Ai phù hợp để lãnh đạo? (tiếp theo)

Ơn gọi của ông Ghít-ôn

Để củng cố xác tín của chúng ta vào sự thật tất yếu về sự trọn lành của Thiên Chúa, hãy nhìn vào gương một con người khác vào thời điểm Chúa gọi ông. Có nhớ trận chiến mà Ghít-ôn đã tham chiến và chiến thắng không? Với một đội quân hùng hậu ông “đã chiến đấu chống lại những kẻ ngoại ban.” Ông ấy có luôn như vậy không? Dũng cảm, cam đảm, dũng mãnh trong chiến đấu? Không hẳn thế.

Sự thống trị của người Ma-đi-an đè nặng trên con cái It-ra-en. Ðể tránh mặt người Ma-đi-an, con cái Ít-ra-en đã thiết lập những khu an toàn trong các vùng núi, những hang động hốc đá. Người Ma-đi-an tàn phá hoa màu và tịch thu gia súc của họ.. Giống như tại hoạ về châu chấu, những kẻ thù này tàn phá hết mọi thứ trên đường họ đi qua. Tất nhiên, lý do của sự tiến thoái lượng nan của dân Ít-ra-en là tội lỗi của họ. Con cái Ít-ra-en đã làm điều dữ trái mắt Ðức Chúa, nên Ðức Chúa đã trao họ vào tay người Ma-đi-an trong bảy năm (Tl 6 :1).

Một đêm nọ khi ông Ghít-ôn đang đạp lúa trong bồn để tránh mặt người Ma-đi-an thì sứ thần của Thiên Chúa xuất hiện và mời gọi ông trở thành khí cụ để đưa dân của Chúa ra khỏi vùng đất của người Ma-đi-an.

Sự đáp trả đầu tiên của Ghít-ôn thì nghe có vẻ quen thuộc đối với Thiên Chúa vào thời điểm đó. “Ôi, thưa Ngài, con lấy gì mà cứu Ít-ra-en? Này dòng họ con thấp kém nhất trong chi tộc Mơ-na-se, mà con lại nhỏ nhất trong nhà cha con.” (Tl 6 :15).

Một lần nữa, Thiên Chúa lại phải chạm đến con tim của người mà Ngài chọn cho sứ vụ. “Ta sẽ ở với ngươi, và ngươi sẽ đánh quân Ma-đi-an như đánh có một người.” (Tl 6 :16).

Hãy để ý sự việc này tương tự như điều Thiên Chúa đã nói với Mô-sê ở bụi cây bốc cháy. Thực ra Thiên Chúa muốn nói là “Ghít-ôn à, dù dòng họ con thấp kém nhất trong chi tộc Mơ-na-se, hoặc dù con có nhỏ nhất trong nhà cha con thì cùng chẳng sao. Điều quan trọng con là con, nhưng ta sẽ ở với con. Chúng ta không tuỳ thuộc vào yếu đuối của con, nhưng dựa vào sức mạnh của Ta. Qua con Ta sẽ làm việc. “

Vì vậy, nếu Thiên Chúa mời gọi bạn cho một sứ vụ và bạn quá nhạy cảm về những yếu đuối, nhu cầu và sự bất toàn – thì hãy cứ hân hoan ! Mọi người đều gặp phải vấn đề tương tự như bạn. Qua nhiều thế kỷ dân của Chúa ai cũng có cùng cảm nghĩ đó. Tuy nhiên họ cũng tin rằng Thiên Chúa ban đủ ơn để họ hoàn thành công việc mà Ngài đã mời gọi họ.

Ơn gọi của Giê-rê-mi-a

Còn một con người nữa cũng cần phải quan sát khi nói đến vấn đề ơn gọi. Giê-rê-mi-a là một tiên tri lớn của Thiên Chúa. Ông trung thành với ơn gọi của Chúa và chịu đau khổ vì sự trung thành đó. Nhưng ơn gọi đó đến như thế nào? Và Giê-rê-mi-a đã đáp trả thế nào khi Thiên Chúa mời gọi ông lãnh nhận vai trò lãnh đạo trong vương quốc của Ngài? Hãy nhìn vào những lời ghi lại này: “Có lời Ðức Chúa phán với tôi rằng: ‘Trước khi cho ngươi thành hình trong dạ mẹ, Ta đã biết ngươi; trước khi ngươi lọt lòng mẹ, Ta đã thánh hoá ngươi, Ta đặt ngươi làm ngôn sứ cho chư dân.’” (Gr 1 :4-5).

Công việc cơ bản của tiên tri là công bố Lời của Chúa cho dân của Ngài. Giê-rê-mi-a đã đáp trả lại thử thách này thế nào ? Nhân cơ hội đó ông ấy có ngay lập tức thể hiện đức tin và lòng hăng hái không? Không, phản ứng của ông ấy cũng tương tự phản ứng của Mô-sê và Ghít-ôn: “Nhưng tôi thưa: “Ôi! Lạy Ðức Chúa là Chúa Thượng, con đây còn quá trẻ, con không biết ăn nói!”. Phản ứng đầu tiên của ông ấy là sự bất toàn. Ông ấy không cảm thấy mình xứng đáng với sứ vụ đó.

Thiên Chúa đáp trả lại phản ứng đó thế này: “Ðức Chúa phán với tôi: ‘Ðừng nói ngươi còn trẻ! Ta sai ngươi đi đâu, ngươi cứ đi; Ta truyền cho ngươi nói gì, ngươi cứ nói. Ðừng sợ chúng, vì Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi’, – sấm ngôn của Ðức Chúa.” (Gr 1 :7-8)

Hãy để ý lời hứa của Thiên Chúa: “Ta ở với ngươi”. Một lần nữa, điều mấu chốt là Thiên Chúa đang ở đây. Thiên Chúa của mọi khôn ngoan, của mọi quyền năng, của mọi trọn lành sẽ sát cánh với ông. Trong mọi trường hợp, đây là điều Thiên Chúa luôn nói đến.

Trong trường hợp của Giê-rê-mi-a thì Thiên Chúa không hứa cho ông một vườn hoa hồng, nhưng đảm bảo sự hiện diện, bảo vệ và hướng dẫn sẽ luôn có và một lần nữa : “Chúng sẽ giao chiến với ngươi, nhưng sẽ không làm gì được, vì – sấm ngôn của Ðức Chúa – có Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi.” (Gr 1 :19)

Những ơn gọi khác – thời ấy và bây giờ

Bạn có nhớ những mệnh lệnh cuối cùng Chúa Giê-su Kitô trao cho các môn đệ của Ngài không? “Hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ.” Một lời hứa cũng được tuyên bố song hành với sự uỷ nhiệm đó, “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28:19-20). Thiên Chúa vẫn ban cho chúng ta một lời hứa tương tự để phụng sự Người với sự tự tin mà Ngài đã từng ban cho những anh hùng của đức tin thời xưa: Ta sẽ ở với con.

Cách đây vài năm tôi được mời chia sẻ tại một khoá tĩnh tâm của một lớp giáo lý. Trong nhiều năm Jim Rayburn, nhà sáng lập của phong trào Cuộc Sống Trẻ, là giảng viên của lớp học quí ông và quí bà này tại nhà thời First Presbyterian của Coloraso Springs. Lúc ấy lớp đang có kỳ tĩnh tâm năm và họ liên lạc với tổ chức The Navigators để mời người đến chia sẻ. Đầu tiên Rod Sargent được mời nhưng ông ấy không để đến được, vì vậy ông ấy đã gọi tôi vào văn phòng và đề nghị tôi đi thay.

Tôi chết lặng. Đến chia sẻ cho lớp học của Jim Rayburn ư? Tôi có thể chia sẻ gì cho lớp của người của Chúa này? Tôi thầm tự nghĩ tôi không biết ăn nói, vì tôi còn trẻ. Lúc ấy tôi mới nhận biết Thiên Chúa được sáu hay bảy năm thôi, và hầu hết những học viên lớp đó đều hơn tôi về cả tuổi tác lẫn đời sống thiêng liêng. Vì thế tôi bắt đầu giải thích tất cả những lo toan đó với Rod và yêu cầu ông cử ai khác.

Rod ngồi đó nhìn tôi và không nói gì trong chốc lát. Rồi ông ấy nói: “LeRoy này, tôi đã để ý một điều nơi anh. Có vẻ anh chỉ muốn làm những gì dễ dàng nhất. Anh ngại những gì khó khăn hoặc những gì đòi hỏi dấn thân trong đức tin.” Rồi ông ấy bảo tôi suy nghĩ thêm và cầu nguyện về lời đề nghị đó.

Tôi đã làm như vậy. Dù tôi vẫn cảm thấy mình chưa đủ tầm cho nhiệm vụ đó, nhưng Thiên Chúa đã nói với  tôi về việc chấp nhận lời đề nghị đó. Không cần phải nói, tôi đã chuẩn bị rất nhiều bằng cách học hỏi thêm và qua  nhiều giờ cầu nguyện.

Tôi vui mừng vì buổi tĩnh tâm được diễn ra cách tốt đẹp. Tôi cảm nhận được sự hiện diện và hướng dẫn của Chúa và quyền năng ban phép của Ngài. Chúa đã dạy tôi vài bài học hữu ích qua tình huống đó – Thiên Chúa không khuyên tôi sống một cuộc sống chỉ toàn chọn lựa những gì dễ dàng. Trãi nghiệm là điều tốt cho tôi; qua năm tháng trãi nghiệm thì rất thách đố nhưng đem lại giá trị.

Một điều khác mà ma quỷ thường sử dụng để ngăn không cho chúng ta bước đi trong đức tin để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, đó là chúng ta luôn có điều không muốn làm trong hoàn cảnh của mình. Chúng ta có thể cảm thấy điều đó quá lớn không thể vượt qua được hoặc đó là một cản trở để làm một việc gì. Một lần nữa Kinh Thánh nhắc nhở chúng ta về sự nguỵ biện của luận điệu này.

Chắc bạn còn nhớ Thánh Phaolô Tông Đồ từng là một kẻ có tội, ông từng bỏ công sức ra để bách lại Hội Thánh của Chúa. Sau đó Thánh Tông Đồ đã thú nhận: “Chính họ biết rõ con đây đã đến từng hội đường bắt giam và đánh đòn những kẻ tin Chúa. Khi người ta đổ máu ông Têphanô, chứng nhân của Chúa, thì chính con cũng có mặt, con tán thành và giữ áo cho những kẻ giết ông ấy”. (Cv 22:19-20).

Thánh Phaolô cũng đã nói về bản thân: “Tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Ðồ, tôi không đáng được gọi là Tông Ðồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa” (1Cr 15:9). Nhưng ông cũng nói: “Tôi tạ ơn Ðức Kitô Giêsu, Chúa chúng ta, Ðấng đã ban sức mạnh cho tôi, vì Người đã tín nhiệm mà gọi tôi đến phục vụ Người. Trước kia, tôi là kẻ nói lộng ngôn, bắt đạo và ngạo ngược, nhưng tôi đã được Người thương xót, vì tôi đã hành động một cách vô ý thức, trong lúc chưa có lòng tin” (1Tm 1:12-13).

Nếu có một ai đó có hoàn cảnh khiến bản thân trở nên vô dụng trước mặt Chúa, thì chắc hẳn người đó phải là Phaolô. Nhưng ông đã trở thành một tông đồ lớn cho dân ngoại và được Chúa dùng để viết nhiều sách Tân Ước.

Có những con người khác với những khoảng tối trong cuộc đời nhưng cũng trở nên những tôi tớ tốt lành của Thiên Chúa. Tôi nghĩ đến Gioan cũng gọi là Maccô, người từng không trung thành với Phaolô và Banaba trên hành trình sứ vụ. Khi hai ông này lên kế hoạch cho hành trình tiếp theo, Phaolô đã từ chối đem theo Maccô vì thất trung trong quá khứ. (Cv 15: 36-38).

Nhưng đó lại là con người mà Thiên Chúa chọn để viết Tin Mừng Maccô, Tin Mừng trình bày về Người Con của Ngài như một tôi tớ trung thành. Tất nhiên là Thiên Chúa không căn cứ vào quá khứ của Maccô mà  chọn ông cho nhiệm vụ đó.

David được Chúa chọn trở thành chỉ huy và lãnh đạo của dân của Người và trở thành người đứng đầu của triều đại. Hoàn cảnh của David chỉ là một kẻ chăn cừu ngoài đồng trên vùng đồi núi Ít-ra-el. Nhưng Thiên Chúa đã gọi anh chăn cừu và anh đáp lời. Hoàn cảnh của David hoặc cho dù với một hoàn cảnh khác thì cũng không thành vấn đề.

Vì vậy khi Thiên Chúa gọi bạn cho một nhiệm vụ, hãy đừng để ý thức về sự thiếu vẹn toàn hoặc “một hoàn cảnh thiếu thốn” cản trở bạn để Chúa dẫn dắt. “Vì chính Thiên Chúa tác động đến ý chí cũng như hành động của anh em do lòng yêu thương của Người” (Pl 2:13).

Hướng dẫn học cá nhân và tập thể

Thiên Chúa hoàn tất mục đích của Ngài qua việc sử dụng những nhà lãnh đạo, những người sẽ đáp trả lời mời gọi của Ngài bất kể cảm nhận về sự bất toàn của họ.

Xây dựng cộng đồng

1.    Tại sao bạn quan tâm học nội dung này?

2.    Hãy nghĩ về một nhà lãnh đạo tinh thần mà bạn rất thân và ngưỡng mộ. Bạn tin là điều gì đã khiến người đó phù hợp với vai trò lãnh đạo?

Câu hỏi khám phá

1.    Khi nghe đến từ lãnh đạo thì bạn nghĩ đến người nào hay vị trí nào?

2.    Bạn nghĩ đâu là những tiêu chuẩn cốt lõi để một người làm lãnh đạo?

3.    Bạn nghĩ điều gì (nếu có) có thể khiến một người không đủ tư cách làm lãnh đạo?

4.    Khi một lời phán ra từ bụi cây đang cháy, Môsê tin chắc đó là Thiên Chúa. Eims đề cập rằng khi bạn cần phải ra một quyết định, giống như Môsê bạn phải chắc chắn rằng Thiên Chúa đang hiện diện trong việc đó trước khi quyết định. Bạn có đang sống với nhận định này chút nào không?

5.    Nếu Thiên Chúa có quyền năng và mong muốn tỏ mình ra cho chúng ta thì tại sao đôi khi thật khó để nhận ra ý Chúa?

6.    Điều mà Eims đã đề cập “một bí mật về lãnh đạo trong các hoàn cảnh khó khăn của người Kitô hữu” có nghĩa gì?

7.    Bạn nghĩ thế nào về trao đổi giữa Môsê với Thiên Chúa?

8.    Làm thế nào mà một trong những yếu điểm của bạn thật ra lại là một điểm mạnh? (1 Cr 12: 7-10)

9.    Môsê, Ghít-ôn, Gê-rê-mia đã từ chối lời mời gọi của Thiên Chúa như thế nào?

10.  Bạn sẽ từ chối Thiên Chúa như thế nào nếu Ngài mời gọi bạn đảm nhận một vai trò lãnh đạo?

11.  Bạn cố khước từ những hoàn cảnh lãnh đạo nào? Tại sao?

12.  Hãy mô tả tình huống mà một người chưa sẵn sàng cho vị trí lãnh đạo?

13.  Bạn nghĩ ở nơi đâu mà giáo dục hay đào tạo là cần thiết để chuẩn bị cho vai trò lãnh đạo tinh thần?

Gợi ý cầu nguyện

Dâng lời tạ ơn Thiên Chúa vì sự vẹn toàn của Ngài và vì cơ hội để trở nên con người mà Ngài sử dụng để hoàn tất mục đích và kế hoạch của Ngài. Hãy cầu xin Chúa gia tăng đức tin của bạn ngang qua sự thật là Ngài và quyền năng của Ngài luôn ở cùng bạn và lao tác qua bạn.

Những hoạt động khác

1.    Hãy nhìn vào con tim bạn xem bạn có tự kiêu vì nền tảng gia đình, học vấn, kỹ năng xã hội, khả năng ăn nói, công việc hay những kinh nghiệm khác không? Hãy thảo luận xem những điều này liên quan đến khái niệm của Eims rằng khi Chúa gọi một ai đó lãnh đạo, “con là ai thì không thành vấn đề”.

2.    Hãy đọc đi đọc lại nhiều lần và cố gắng nhớ 2 Cr 3: 4-5 và 12:9-10

Bài tập

1.    Đọc chương 2 và làm bài tập

Hãy nghĩ về quyền năng của Thiên Chúa khi bạn cảm nhận quyền năng đó đang hoạt động trong bạn và nghĩ về những điều kiện mà nhờ đó quyền năng đó được nhận ra một cách sống động hơn.

(Còn tiếp)

Tác giả: LeRoy Eims

Dịch giả: Luca Trần Gia Huấn