Phương Pháp Đọc Kinh Thánh Trong Tâm Tình Cầu Nguyện Lectio Divina

Chiều Chúa Nhật XXIX TN dưới sự hướng dẫn của Sr Hoa dòng Phan Sinh, anh chị em tổ trưởng và ban phụng vụ các tổ đã được học phương pháp chia sẻ lời Chúa Lectico Divina, sau đây là bản tóm tắt phương pháp đọc lời Chúa Lectio Divina.

Phương Pháp Đọc Kinh Thánh

Trong Tâm Tình Cầu Nguyện Lectio Divina

(Tin SVCG Vinh)

Chiều Chúa Nhật XXIX TN dưới sự hướng dẫn của Sr Hoa dòng Phan Sinh, anh chị em tổ trưởng và ban phụng vụ các tổ đã được học phương pháp chia s lời Chúa Lectico Divina, sau đây là bản tóm tắt phương pháp đọc lời Chúa Lectio Divina.

Lectio Divina là một phương thế đọc lời chúa trong tâm tình cầu nguyện. Tiến trình truyền thống của Lectio Divina gồm 5 giai đoạn sau khi đã chuẩn bị.

Cuộc gặp gỡ được bắt đầu bằng một lúc cầu nguyện ngắn gọn. Rồi đến những giai đoạn quan sát, suy niệm và cầu nguyện.

 


* Cầu nguyện hoặc hát để chuẩn bị Lectio divina
- chọn bản văn kinh thánh(nên chọn Tin Mừng của lễ trong ngày)
-cầu nguyện đầu giờ
Nhớ lại lời Chúa Giêsu: “Khi hai hoặc ba người họp nhau lại nhân danh Thầy, Thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Tiếp đến có thể dâng một lời khẩn nguyện, như: “Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ Chúa xin lắng nghe” (1 S 3,10) hoặc: Lạy Chúa, chỉ mình Chúa có những lời ban sự sống đời đời” (Ga 6,68). Cũng có thể khẩn cầu Chúa Thánh Thần. Một bài hát tất cả nhóm đều thuộc sẽ giúp cho việc tụ họp và tạo bầu khí cầu nguyện thích hợp.
* Thời gian quan sát
- Một người đọc chậm và lớn tiếng bản văn đã chọn trước.
- Sau đó dành ra 5, 7 phút thinh lặng tuyệt đối, mỗi người quan sát những yếu tố làm nên bản văn (ví dụ: những từ, những nhân vật, những cử động, nơi chốn, những danh xưng người ta nói về Chúa Giêsu v.v...).
- Chia sẻ. 
Lần lượt mỗi người trình bày cho nhóm, qua chỉ một hai câu ngắn gọn, điều mình quan sát xét thấy là quan trọng nhất.
Thời gian quan sát này cần tất cả mọi người trong nhóm cùng có một bản dịch Kinh Thánh như nhau. (Sách riêng nên dùng bút chì để đánh dấu những từ, những câu được coi là đặc thù trong bản văn).
* Thời gian suy niệm
- Người thứ hai đọc lại lớn tiếng, rõ ràng bản văn.
- Trong 5, 7 phút thinh lặng, dùng lại bản văn để cố gắng nhận ra đức tin được diễn đạt trong đó, và xét xem điều đó có vang vọng đối với đức tin của chính mình hay không.
Chia sẻ lần nữa.
Mỗi người, qua một hai câu ngắn gọn, tóm tắt điều đối với mình là một huấn dụ về đức tin trong bản văn và có ảnh hưởng gì đối với đức tin của riêng cá nhân mình.
Để cho cuộc chia sẻ trao đổi này hoàn toàn mang tính cách cá nhân, mỗi người cố gắng diễn tả bằng ngôi thứ nhất số ít (“tôi”, “em”, “đối với tôi”, “tôi nhận thấy trong bản văn...”, và tránh những kiểu nói chung chung (như “chúng ta”, hoặc “bản văn muốn nói”...). Ở đây cốt yếu là đơn thuần là chuyển trao ý của mình cho người khác. Tránh không đi vào tranh luận. Mỗi người đơn sơ lắng nghe điều người khác nói ra...
* Thời gian chiêm ngắm hay cầu nguyện
- Người thứ ba đọc lại bản văn lớn tiếng, rõ ràng.
- Trong 5, 7 phút thinh lặng, mỗi người cầu nguyện tùy theo quan sát và suy niệm khởi động cho cá nhân mình, và cũng từ những gì nghe được từ những người trong nhóm nóira. Trong lời cầu nguyện cố gắng đừng quên dùng chính những từ những câu của bản văn. Mỗii người chọn hình thức của lời cầu tùy theo nội dung của bản văn: tin tưởng, ngợi khen, xin ơn, chuyển cầu v.v...
 - Chia sẻ cuối cùng.
Mỗi người tham dự ngắn gọn nói lên trước nhóm một câu, một lời nguyện. Mỗi người giữ lại cho mình một lời trong trao đổi để đưa vào trong kinh nguyện riêng tư của mình trong ngày hoặc trong tuần.
* Kết thúc
Kết thúc buổi gặp mặt bằng một lời kinh của Hội Thánh mà tất cả đều thuộc (Kinh Lạy Cha, Magnificat, Kinh Tin Kính....)
Mỗi người đón nhận những gì người khác nói trong giờ lectio divina không phán đoán, nhận định, phê bình hay góp ý. Mục đích của buổi họp mặt không phải là để học hỏi về bản văn, cũng không phải để trao đổi tranh luận về bản văn, nhưng đơn thuần là để chia sẻ niềm tin của cá nhân mình trong khi đọc bản văn đó. Thế thôi.

 


“Nếu cầu nguyện thực sự khuyến khích chúng ta hoạt động và giúp chúng ta yêu mến người lân cận, vậy thì chúng ta hãy cầu nguyện! Chúng ta hãy nâng đỡ nhau trong cố gắng này: mong rằng mỗi người có thể chọn dừng lại trong khoảng thời gian mươi mười lăm phút để mỗi ngày cầu nguyện với bản văn Phúc Âm được đề nghị trong phụng vụ. Nếu mỗi người thực hành điều đó trong sự thật, sẽ có cái gì đó chắc chắn thay đổi trong chúng ta, chung quanh chúng ta, giữa lòng cộng đoàn giáo xứ chúng ta. Đây một phương pháp có thể thực hiện:
* Bắt đầu cầu nguyện bằng một cử chỉ (dấu thánh giá, phủ phục, thắp một cây nến...) để đặt mình trước Nhan Thánh Chúa. Người ở đó, hiện diện, và Người muốn gặp tôi. Tiếp nhận ánh mắt yêu thương Người nhìn tôi.
* Đọc lớn tiếng lần thứ nhất bản văn của ngày và quan sát điều gì xảy ra: những nhân vật, những động từ được dùng, điều gì thay đổi giữa lúc đầu và lúc cuối. (Tôi có thể gạch dưới câu hay khoanh tròn bằng bút chì nếu làm thế có thể giúp tôi lưu ý hơn).
* Đọc bản văn lần hai. Bản văn dạy tôi biết gì về Chúa Giêsu, về đức tin? Đây là thời gian suy niệm.
* Nói với Chúa  như nói với một bạn thân. Tôi xin Chúa hiểu biết thêm về Chúa Giêsu, làm cho đức tin của tôi đối với Chúa Giêsu thêm lớn, làm cho tình yêu của tôi đối với người lân cận thêm mạnh... Tôi đơn sơ thưa với Người điều chất chứa trong lòng tôi. Đó là thời gian chiêm ngắm”.
(Trích từ một tờ bướm của giáo xứ
do một nữ độc giả của Prions En Église gửi đến tòa soạn)

 

+ “Đọc Sách Thánh” hoặc đọc Kinh Thánh với niềm tin không là chuyện dành riêng cho các chuyên gia. Tất cả các kitô hữu đều có khả năng đọc khi họ đọc trong tinh thần đức tin và tìm cầu nguyện “trong Giáo Hội”.
+ Mục tiêu của việc “Đọc Sách Thánh” không phải là đạt được kết quả ngay. Nhưng mục tiêu là xoáy động trong ta một tâm thức của kẻ tin. Đó là vấn đề làm bạn với Kinh Thánh, qua đó giúp ta đắc thủ được một cảm thức Kinh Thánh, một cảm thức kitô hữu. Dần dần đức tin hòa quyện trong bản văn sẽ hòa nhập người suy niệm và cầu nguyện với bản văn Kinh Thánh đó.
+ Khi người ta quyết định đọc sách thánh, phải kiên tâm. Việc đọc Sách Thánh có thể có khía cạnh lặp đi lặp lại gây chán nản. Chỉ cần kiên trì, việc đọc này sẽ trở nên thích thú. Việc đọc này sẽ giúp cho ta có cái nhìn khác đối với điều ta đang sống và những biến cố trong thế giới.