Trên núi Nhỏ ở thành phố biển Vũng Tàu, tượng Chúa Giêsu được thi công thế nào? Phải chăng đó là tượng Chúa Kitô cao nhất thế giới như nhiều sách báo đã khẳng định?
Thêm thông tin đáng chú ý: người tạc tượng này cũng chính là điêu khắc gia sáng tạo tượng Mẹ La Vang.
TƯỢNG ĐÀI CHÚA KI-TÔ VUA
Vào ngày 20 tháng 11 năm 2011, lúc 9 giờ 30 sáng, trên Tượng Đài Chúa Ki-Tô Vua tại Vũng Tàu sẽ cử hành Thánh Lễ rất long trọng. Thánh Lễ này sẽ thu hút hằng ngàn Giáo dân trong tỉnh Bà Rịa và các tỉnh lân cận đến tham dự.
Buổi lễ được chuẩn bị kỷ lưỡng từ nhiều ngày trước do giáo dân trong Giáo Xứ Vũng Tàu đảm nhiệm.
MŨI NGHINH PHONG
Bạn bè chúng ta, ai là người Công Giáo thì nhất thiết phải đến, còn ai không phải Công giáo thì cũng nên đến nhìn ngắm Thành Phố Vũng Tàu từ trên cao rất đẹp.
Công trình tượng đài Ki-Tô Vua là một thắng cảnh bậc nhất của Tỉnh Bà Rịa và là một niềm tự hào chung của người dân Vũng Tàu, không phân biệt người Công Giáo hay không Công Giáo.
QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG TƯỢNG ĐÀI CHÚA KT-TÔ VUA TẠI VŨNG TÀU:
Tượng Chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu , tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là một công trình nghệ thuật tôn giáo đặc sắc, là sản phẩm của sự kết hợp tuyệt vời giữa cảnh thiên nhiên hùng vĩ với kiến trúc nghệ thuật Việt Nam hiện đại mang đậm tính dân tộc và tôn giáo. Người ta phải mất 20 năm mới có thể hoàn thiện được công trình như hiện nay. Bức tượng tạc hình Chúa Kitô giang rộng đôi tay, hướng ra biển cả như đang chở che cho nhân loại. Tượng cao 31m, hai tay dang rộng 18,4m, tổng chiều cao 176m so với mực nước biển. Đây được xem là bức tượng Kitô cao nhất thế giới, lớn hơn cả bức tượng Kitô ở Brasil, vốn do hai quốc gia Arhentina và Brasil xây dựng (chỉ cao 26m và sải tay dài 10m).
Kiến trúc tổng quan
Tượng Chúa Kitô đặt trên một toà nhà có bốn góc tạo hình cánh cung cao 10m, mặt trước trang trí bức phù điêu phỏng theo tác phẩm nổi tiếng của danh họa Ý Leona de Vinci “bữa tiệc biệt ly”. Mặt sau là một bức tranh lớn “Đức chúa trao chìa khóa cho Phêrô”. Dẫu là một bức tượng được xây bằng bê tông cốt thép, bên ngoài tô đá rửa nhưng những chi tiết thuộc về nghệ thuật và thẩm mỹ như tư thế bức tượng, nét mặt, trang phục… đều được thể hiện hết sức mềm mại, sinh động, giàu sức sáng tạo.
Chân tượng được bố trí thành một gian phòng rộng trưng bày những bức tranh, ảnh nói lên quá trình xây dựng tượng đài khổng lồ này. Bên trong tượng có cầu thang xoắn ốc đi từ chân lên tới đỉnh tượng. Ánh sáng bên ngoài chiếu rõ trong lòng tượng nhờ hệ thống “cửa sổ” hình chữ “Thọ” trang trí trên áo. Lên hết 133 bậc tam cấp trong lòng tượng, du khách có thể đi ra 2 bên vai và tay áo tượng - như hai chiếc ban công an toàn, chắc chắn - để ngắm bờ biển Vũng Tàu và đón gió biển thổi vù vù, mát rượi. Hai bàn tay tượng Chúa Kitô dài tới 2,2m, ngón giữa dài 1,1m có 9 tia hào quang làm bằng kim loại vừa trang trí, vừa có tác dụng thu lôi.
Vào thập niên 70, giáo xứ Vũng Tầu, đứng đầu là linh mục chánh xứ Nguyễn Minh Tri, đã tiến hành xây dựng một tượng đài Chúa Giêsu cao 10 mét trên bệ cao 5 mét ở Ô Quắn, ngay trước mũi Nghinh Phong. Công trình được khởi công từ năm 1972, nhưng vào ngày 17 tháng 01 năm 1973, tỉnh trưởng Vũng Tàu đã ra lệnh ngưng mọi công tác xây cất ở đây do khiếu nại của Phật Giáo, với lý do là địa điểm này đã được dành cho Giáo hội Phật Giáo. Để giữ hòa khí giữa hai tôn giáo lớn này, tỉnh trưởng Vũng Tàu đã triệu tập một cuộc họp giữa chính quyền và đại diện hai tôn giáo trong cuộc. Ngày 16 tháng 02 năm 1974, một thỏa hiệp ba bên được ký kết: Giáo Hội Phật Giáo có toàn quyền sử dụng mũi Nghinh Phong, còn Giáo Hội Công Giáo sẽ xây dựng tượng đài Chúa Kitô Vua trên ngọn núi Tao Phùng với diện tích 10 mẫu. Với địa điểm mới, trên đỉnh núi Nhỏ, cao tới 176 mét so với mặt biển, công trình xây cất tượng đài phải hoàn toàn thay đổi để có thể chịu đựng những khắc nghiệt của khí hậu, của gió mùa, của ánh nắng gay gắt, của những cơn mưa và bão táp... Thêm vào đó, phát sinh hàng loạt những khó khăn mới về kỹ thuật, mỹ thuật và tài chánh...
Chỉ một tháng sau ngày ký thỏa hiệp ba bên bằng văn thư số 140/VT/HC/LA, ngày 18/3/1974, nhà cầm quyền địa phương chế độ cũ đã chính thức cho phép xây dựng tượng đài Chúa Giêsu Vua trên đỉnh Tao Phùng. Cầm giấy phép trong tay, linh mục Nguyễn Minh Tri, ông Lê Quang Tuyên và bà con giáo dân Vũng Tàu bắt tay vào việc, vững tâm hơn nhưng khó khăn, vất vả hơn rất nhiều.
Công việc đầu tiên là tiến hành… đào móng trên độ cao 1236 mét so với mặt biển. Ban đầu, dự định sẽ đào móng sâu 6 mét, nhưng mới được 3 mét thì đụng nền xi măng cứng ngắc. Họ quyết tâm đập thủng khối xi măng cốt thép chặn ngay đường tiến xuống móng, nhưng mỗi nhát xà beng là mỗi tia lửa bắn lên. Cùng với tia lửa là tiếng dội đủ để họ hiểu, khối ximăng cốt thép này là nắp đậy, chưa biết dày mỏng bao nhiêu, của một khoảng trống phía dưới.
Vạch một vòng tròn to bằng cái mẹt, họ quyết tâm chọc thủng cái mẹt này để thăm dò lòng núi. Đục thủng chướng ngại vật, một người ngồi gọn trong một cái thúng rồi buộc dây thả xuống khoảng tối om phía dưới. Điều bất ngờ xảy ra: đây là một hệ thống địa đạo được che chắn bằng những tảng xi măng cốt thép. Chỗ bị chọc thủng chính là lối đi ở giữa hai dãy phòng, mỗi bên gồm 7 phòng, mỗi phòng dài 7 thước, rộng 4 thước. Không nghi ngờ gì nữa: Đây là hệ thống phòng thủ của người Pháp hoặc người Nhật xây dựng trước đây. Rải rác trên sườn núi, người ta thấy những cửa hầm dẫn vào các khu chỉ huy trung tâm nằm dưới đỉnh Tao Phùng. Tất cả đã bị cỏ cây che phủ. Như vậy, móng của tượng đài phải xuống sâu hơn, qua khoảng trống của căn hầm và đụng đất!
Sự việc hoàn toàn bất ngờ với những người thi công tượng đài Chúa Giêsu trên đỉnh Tao Phùng. Thế nhưng, điều bất ngờ ấy sau này cũng trở thành điều trăn trở, canh cánh của những người trong công giáo. Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, hệ thống đường hầm phòng thủ này đã gây nên mối nghi ngờ của nhiều vị lãnh đạo địa phương với cộng đồng Công giáo....
Sự việc hoàn toàn bất ngờ với những người thi công tượng đài Chúa Giêsu trên đỉnh Tao Phùng. Thế nhưng, điều bất ngờ ấy sau này cũng trở thành điều trăn trở, canh cánh của những người trong công giáo. Hòa bình lập lại, đất nước thống nhất, hệ thống đường hầm phòng thủ này đã gây nên mối nghi ngờ của nhiều vị lãnh đạo địa phương với cộng đồng Công giáo....
Giải quyết xong phần móng của tượng đài, mọi người bắt tay vào việc đầy khí thế. Dưới sự chỉ đạo của linh mục chính xứ Nguyễn Minh Tri và ông Lê Quang Tuyến, kỹ sư Nguyễn Quảng Đức phụ trách kỹ thuật bê tông cốt thép và điêu khắc gia Văn Nhân phụ trách phần mỹ thuật tượng đài. 50 người thợ có tay nghề miệt mài lao động. Ngoại trừ xi măng trắng, toàn bộ vật liệu đều sản xuất trong nước: cát từ sông Đồng Nai, sỏi 3 ly cũng được sàng lọc từ dòng sông này để dùng làm đá rửa; đá cẩm thạch lấy từ vùng Non Nước – Đà Nẵng… Đất và nước quê hương đã được dùng để tạo hình bức tượng Chúa lớn nhất thế giới này!
Vào những ngày cuối của cuộc chiến tranh, tháng 4/1975, công việc lại như dồn dập hơn. Tượng đài phải được hoàn tất để Đức Giêsu chứng kiến sự chuyển mình sang một trang mới của dân tộc. Tiếng đạn pháo mỗi ngày một gần. Quốc lộ 51 nối Vũng Tàu – Sài Gòn mỗi ngày mỗi nhộn nhịp, người người hối hả vội vã. Trên đỉnh Tao Phùng, những công đoạn xây dựng tượng Chúa cũng đang ở những khâu chót. Tượng được mài từ trên xuống dưới, cẩn thận và tỉ mỉ, mài đến đâu dỡ giàn giáo đến đó. Một vị linh mục cao tuổi, có lẽ là người duy nhất đã trèo lên ôm hôn mặt Chúa, trước lúc giàn giáo được dỡ. Ông xúc động cầu nguyện cho quê hương vào giờ phút lịch sử, ông dâng đồng bào vào vòng tay rộng mở của Chúa.
Thế rồi tháng 4/1975, lịch sử đất nước sang trang, công trình xây cất tượng Chúa đành phải ngừng. Bức tượng Chúa Kitô tuy đã được hoàn tất, nhưng cô quạnh trên đỉnh Tao Phùng, giữa đám cỏ dại um tùm....
LINH MỤC PHAO-LÔ TRẦN VĂN HUYÊN, CHÁNH XỨ VŨNG TÀU HIỆN NAY.
Ngày 28/01/1992, với công văn số 233/QĐ-UB do chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bà Rịa, Vũng Tàu là ông Nguyễn Văn Hàng ký, chính quyền mới lại cho phép Linh mục Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu, được sửa chữa, tu bổ lại tượng Chúa. Một lần nữa, dưới sự chỉ đạo của Ban Xây dựng Giáo Phận Xuân Lộc, do cha chánh địa phận Nguyễn Chu Trinh làm trưởng ban và cha Trần Văn Huyên, chánh xứ Vũng Tàu, là thành viên, đã cùng giáo dân Vũng Tầu, với sự đóng góp của giáo dân địa phận Xuân Lộc và cả nước, đã bắt tay vào việc kiện toàn công trình xây cất tượng đài Chúa Kitô, bất kể ngày đêm, không quản ngại trời gió hay trời mưa kể từ ngày 04 tháng 11 năm 1992. Chỉ hai năm sau ngày khởi công, ngày 01/12/1994, toàn bộ khu tượng đài Chúa Giêsu trên đỉnh Tao Phùng ở Vũng Tàu đã được hoàn tất, được Đức Giám Mục Xuân Lộc Nguyễn Minh Nhật về làm phép và khánh thành.
Phanxipăng