Đừng làm cho con chúng ta bị stress!

Trách nhiệm của chúng ta đối với trẻ con càng lớn vì stress có hệ quả sau này khi đã là người lớn. Theo bác sĩ Catherine Guéguen: “Một stress lớn khi còn nhỏ tác động trên vỏ não trước trán và có thể kéo theo một sự hủy hoại các tế bào thần kinh. Nó gây trở ngại cho sự trưởng thành của vỏ não và làm giảm khối lượng vỏ não”...

Đừng làm cho con chúng ta bị stress!

Lạm dụng stress là có hại cho sức khỏe.

Thật khó để biết nếu trẻ con ngày nay có bị stress hơn trẻ con ngày xưa không, nhưng điều hiển nhiên là tiềm năng gây stress thì nhiều vô số kể và nhanh gấp bội ở xã hội ngày nay.

Stress liên h đến môi trường

Các yếu tố môi trường có thể mang stress đến cho trẻ con như bị đe dọa khủng bố, các chương trình cảnh báo nghiêm nhặt ở trường học, các buổi thực tập chống đột nhập ở nhà trường cũng làm cho trẻ con stress, khí hậu tăng nhiệt, nạn ô nhiễm, các yếu tố khác mà chúng ta không thể làm gì để chận đứng, chúng ta chỉ có thể trấn an trẻ con và tránh nhắc tới thường xuyên trước mặt chúng hay cho chúng xem các tài liệu báo động.

Stress liên h đến gia đình

Trong gia đình, stress được cảm nhận qua tình trạng thất nghiệp, tình trạng sống bấp bênh, gia đình tan vỡ, bạo lực trong nhà… Stress rất mực độc hại vì sự đe dọa cận kề và liên tục của nó. Ngoài ra stress còn do các yếu tố xã hội, tuy nhiên các yếu tố này chúng ta có thể kiểm soát được: thời khóa biểu quá tải, áp lực ở trường học, áp lực của thị trường (ăn mặc hàng hiệu, phải có game video mới nhất), áp lực phải làm theo bạn bè.

Phn x

Stress là phản ứng-phản xạ của cơ thể về mặt tâm lý và sinh lý, để phản ứng lại với một kích thích, nhẹ như bị phạt ở trường, nặng như phải dọn nhà, tích cực như hội hè vui chơi, tiêu cực như gặp mâu thuẫn, đặc biệt như bị mổ, thường kỳ như ngày nào bài vở cũng quá nhiều, được dự tính trước như sắp đến kỳ thi hoặc bất ngờ như bị tai nạn.

Trong quyển sách Các lut t nhiên ca tr con (Les lois naturelles de l’enfant) tác giả Céline Alvarez kể kinh nghiệm dạy học của mình ở lớp mẫu giáo theo khuôn mẫu Maria Montessori, bà giải mã được các nguyên tắc khoa học lớn ẩn ngầm trong sự triển nở và bước đầu rèn luyện. Bà giải thích, mới đầu stress là phản ứng lành mạnh của cơ thể giúp chúng ta đối diện với một tình trạng khó khăn: tiết chất cortison và ađrêùnalin để giúp cơ thể khéo léo và hiệu năng hơn, với điều kiện là chỉ bị stress ngắn hạn. Nhưng ngày nay, các nguyên do gây stress quá nhiều, mà vỏ não trước trán chưa đủ trưởng thành và vì thế chưa có khả năng có một độ lùi về các cảm xúc của mình, trẻ con có nguy cơ phải đối diện với các “cơn bão cảm xúc”, ngược với người lớn, vỏ não đã phát triển đầy đủ. Chất cortison liên tục tiết ra và với một số lượng lớn sẽ làm hại não trẻ con: nó tấn công các chu trình cơ bản và hủy hoại các tế bào thần kinh (nhất là các tế bào ở hippocampi, vùng trí nhớ và ở vỏ não trước trán, vùng tự chủ). Tác giả dựa trên các nghiên cứu khoa học về thần kinh cho biết, stress độc hại cho sự phát triển bộ não của trẻ con.

Làm sao bo v con em chúng ta?

(Các câu trả lời trích từ sách Các luật tự nhiên của trẻ con)

Tránh bạo lực bằng lời nói cũng như bằng cơ thể: la hét, sỉ nhục, cãi nhau trước mặt trẻ con, nặng hơn nếu cứ tái diễn hoài.

Giúp trẻ con chế ngự stress của chúng. Bằng cách nào? Đầu tiên hết là trấn an chúng bằng chính sự hiện diện của mình, an ủi, nhân hậu, ôm chúng vào lòng hay cầm tay chúng: sự tiếp xúc qua cơ thể này giúp cơ thể tiết ra chất oxytôxin (kích thích tố tình yêu) chận đứng việc tiết chất cortison. Như thế loại stress bằng cách đem các chất endorphin, sérotonin và dopamin đến, các chất này là kích thích tố vui vẻ, thanh thản và nhiệt tình. Một khi trẻ con được bình thản, hãy giúp trẻ con nói lên các cảm xúc của chúng: có phải vì giận, vì buồn, vì sợ? Nêu lên cảm xúc làm chúng yên lòng. Sau đó đề nghị một giải pháp cho lý do gây ra stress.

Theo các nghiên cứu gần đầy về thần kinh, trách nhiệm của chúng ta đối với trẻ con càng lớn vì stress có hệ quả sau này khi đã là người lớn. Theo bác sĩ Catherine Guéguen: “Một stress lớn khi còn nhỏ tác động trên vỏ não trước trán và có thể kéo theo một sự hủy hoại các tế bào thần kinh. Nó gây trở ngại cho sự trưởng thành của vỏ não và làm giảm khối lượng vỏ não”. (Cho một tuổi thơ hạnh phúc: suy nghĩ lại về giáo dục theo ánh sáng của khoa thần kinh học). Đến tuổi trưởng thành, lúc đó đương sự gặp khó khăn rất lớn để chế ngự các cảm xúc, các xung năng và xử lý stress của mình.

fr.aleteia.org, Mathilde de Robien

Marta An Nguyn (phanxico.vn) chuyn dch