Mười cách thế để kiếm tìm sự kết hiệp đích thực với Chúa giữa thời đại hỗn mang

Không có công thức nào cho sự thánh thiện trong cuộc sống nội tâm, cũng như không có công thức cho một cuộc hôn nhân hoàn hảo, tình bạn hay bất cứ mối quan hệ nào. Chắc chắn là có những ‘cách thực hành tốt nhất’ có tính quyết định cho sự thánh thiện. Nhưng để thực sự tìm ra sự kết hiệp với Chúa, mỗi người phải có ý thức trau dồi và duy trì mối tương quan nội tâm với Ngài.

Mười cách thế để kiếm tìm sự kết hiệp đích thực với Chúa giữa thời đại hỗn mang

Có phi mi tương quan vi Thiên Chúa đang dn mt đi trong cuc sng náo đng ca bn? Hãy th vi nhng li khuyên này!

Gần đây, một linh mục mà tôi biết, đã bình luận về những gương mặt lạnh lùng, tăm tối mà thỉnh thoảng ông thấy khi ông nhìn xuống cộng đoàn trong Thánh lễ. Ông đã nói đùa rằng: ‘Vài người nói Công đồng Vaticano II đã lấy những bức tượng ra khỏi các nhà thờ nhưng… chúng vẫn còn đó trên các băng ghế dài’.

Dĩ nhiên, vị linh mục chỉ nói đùa, nhưng ông cũng đã chỉ ra một thực tế nghiêm trọng. Trong những lời khác, những sự thực hành tôn giáo bên ngoài, không luôn luôn mang lại sự biến đổi bên trong, cùng với sự bình an, niềm vui và thánh thiện.

Không có công thức nào cho sự thánh thiện trong cuộc sống nội tâm, cũng như không có công thức cho một cuộc hôn nhân hoàn hảo, tình bạn hay bất cứ mối quan hệ nào. Chắc chắn là có những ‘cách thực hành tốt nhất’ có tính quyết định cho sự thánh thiện (như là: tham dự Thánh Lễ, lãnh nhận các Bí tích, lần hạt Mân Côi, …). Nhưng để thực sự tìm ra sự kết hiệp với Chúa, mỗi người phải có ý thức trau dồi và duy trì mối tương quan nội tâm với Ngài.

Đây là những thái độ then chốt và những thực hành có thể giúp mỗi người tìm ra sự kết hiệp với Chúa (Cám ơn tới các sơ trong cộng đoàn cho những gợi ý này).

Nhng thái đ then cht

1. Lng nghe

Khi chúng ta lắng nghe Chúa, chúng ta đặt mình dưới sự hiện diện của Chúa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết rằng: khi một người lắng nghe Chúa, anh ấy hay cô ấy nhận ra mình có “một vị trí đặc biệt dưới cái nhìn của Thiên Chúa”. Kết hiệp với Chúa bắt đầu từ việc đặt mình dưới cái nhìn yêu thương của Thiên Chúa Cha và lắng nghe lời Ngài.

2. Kiên cường can đm

Việc nuôi dưỡng một đời sống nội tâm thiêng liêng quả rất khó khăn. Thật dễ dàng và ít phiền muộn để sống một cuộc sống “bên ngoài” hơn là chọn đi vào chiều sâu bên trong. Nhưng điều đó cũng ít nhiều có ích! Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã viết rằng “sự kiên cường can đảm” thì cần thiết cho người muốn “dấn thân trên hành trình nội tâm, nơi dẫn chúng ta băng qua những bóng tối của tội lỗi để đến với sự thật tối hậu”.

3. Sn sàng đ làm vic chăm ch

Thánh Phanxicô Salê, trong một lần đã kể với vài người rằng, ngài đã làm việc với sự khiêm tốn và quyết tâm trong vòng 20 năm và sự quyết tâm khiêm nhường trong vòng 21 năm. Cuộc sống tinh thần của chúng ta đòi hỏi sự cam kết, mong muốn, hoạt động và sự nỗ lực liên tục. Nếu chúng ta muốn dần dần trở nên gần gũi hơn với Chúa, chúng ta phải giữ bản thân luôn hướng lên và hướng lên mãi và đừng để trở nên uể oải trong cuộc chiến thiêng liêng của mình.

4. Có được s không ngng tìm kiếm Thiên Chúa

Chúng ta có thể dễ dàng lạc mất Chúa trong sự huyên náo của cuộc sống chúng ta. Đức Maria và Thánh Giuse đã từng để lạc mất Chúa Giêsu trong sự hỗn loạn của Jêrusalem ngày xưa. Sự trưởng thành trong đời sống nội tâm bao gồm việc tìm kiếm Chúa Giêsu trong những lần mà chúng ta thường lạc xa Ngài. Để làm được điều này, chúng ta phải thường xuyên chất vấn bản thân “Có phải tôi đã lạc mất Chúa Giêsu? Điều gì tôi có thể làm trong những ngày tới để tìm ra Ngài?”

5. Khiêm nhường

Chân Phước Giacôbê Alberione đấng sáng lập Gia đình Phaolô đã viết “Thiên Chúa, muốn chúng ta trải nghiệm chiều sâu sự đau khổ của chúng ta, như thế chúng ta biết rằng chính Ngài là Đấng thánh hóa chúng ta”. Khiêm nhường không có nghĩa là đánh phạt bản thân. Nhưng khi chúng ta nhận ra cách thật sự, bản chất tội lỗi của chúng ta, chúng ta mở tâm hồn mình ra trước hồng ân của Chúa. Khiêm nhường cũng giúp chúng ta can đảm chấp nhận những sai lầm khó có thể tránh khỏi trong cuộc sống tinh thần của chúng ta và tiếp tục cố gắng.

Nhng thc hành

1. Dành thi gian và không gian cho Chúa

Sự thánh thiện không chỉ xảy đến vì chúng ta mong muốn. Chúng ta còn phải tạo ra những thay đổi trong chương trình sống để dành cho Chúa một sự ưu tiên trong thời gian và không gian sống của chúng ta. Nếu chúng ta muốn trở nên gần gũi với Chúa, chúng ta phải dành cho Ngài thời gian. Sự cầu nguyện chiếm mất vị trí của những điều khác mà lẽ ra chúng ta có thể thực hiện. Chúng ta cần phải sẵn sàng bỏ lại những thứ khác để dành ưu tiên cho mối tương quan giữa chúng ta với Chúa Giêsu.

2. Li nguyn hay câu nguyn

Truyền thống thường gọi “những ý nguyện”, đây là những câu trong Kinh Thánh hay chỉ là lời hay câu mà bạn có thể lặp đi lặp lại suốt ngày sống của bạn. Tôi có một vài câu như “Xin giúp đức tin yếu đuối của con”, “Lạy Chúa Giêsu, xin thương xót con”, “Lạy Chúa Giêsu xin kiên nhẫn với con”. Những câu này có thể giúp chúng ta luôn nhớ đến sự hiện diện của Chúa trong mọi thời khắc của cuộc đời chúng ta.

3. Gi thông đip ti Chúa

Giống như chúng ta trò chuyện với những người bạn của chúng ta, chúng ta cũng có thể gửi vài thông điệp tới Chúa Giêsu. Một xơ trong cộng đoàn của tôi đã chia sẻ rằng, xơ có một cuốn sổ ghi chú trong điện thoại. Bất cứ khi nào xơ nghĩ về điều gì đó mà xơ muốn chia sẻ với Chúa Giêsu, xơ viết vào cuốn sổ đó. Tuy nhiên, chúng ta chọn hiệp thông với Chúa qua suốt ngày sống của chúng ta, khi chúng ta cố gắng “cầu nguyện không ngừng” như Thánh Phaolô khuyến khích chúng ta, chúng ta sẽ bắt đầu tìm Chúa trong mỗi giây phút của chúng ta (1Tx 5,17).

4. Nhng đim mc cu nguyn

Nhiều người thường than vãn họ không có thời gian cho việc cầu nguyện, nhưng có nhiều cách đơn giản để đưa việc cầu nguyện vào trong nhịp sống hằng ngày của chúng ta mà không mất nhiều thời gian. Ví như chọn một vài điểm mốc cách linh hoạt hay trong chính nhịp sống hằng ngày của bạn và có thể tạm dừng lại khi đi qua đó. Đó có thể là một cánh cửa, một lối thoát của xa lộ, một con sông hoặc một chiếc thang máy. Nhưng khi bạn thấy điểm mốc đó, đừng nhìn vào điện thoại, ngừng suy nghĩ những việc khác, bỏ chiếc tai nghe xuống. Những điểm dừng ngắn như thế trong ngày, có thể làm nên điều kỳ diệu cho đời sống cầu nguyện của chúng ta.

5. St sng lãnh nhn các Bí tích

Đức Giáo Hoàng Bênêdictô đã viết “tình yêu chân chính và tình bạn đích thực được nuôi dưỡng bằng việc dành cho nhau những sự quan tâm lẫn nhau cách đặc biệt, sự thinh lặng hùng hồn đầy tôn trọng và yêu mến… nếu chiều kích này bị thiếu đi, sự hiệp thông Bí tích có thể trở nên như một cử chỉ hời hợt và thứ yếu của chúng ta. Có một sự khác biệt giữa việc đón nhận Bí tích Thánh Thể trong khi đang nghĩ về trận cầu sắp tới và việc đón nhận Bí tích Thánh Thể với một lòng mến nồng nàn và một tâm hồn rộng mở. Chúng ta mở ra hơn đối với ân sủng, khi chúng ta đón nhận các Bí tích, giống như cách chúng ta sẵn sàng đón người bạn tốt nhất vào nhà mình.

Bạn có thái độ hay cách thực hành chính yếu nào mà bạn đem áp dụng để trở nên kết hiệp gần gũi hơn với Chúa?

Sr. Têrêxa Aletheia Noble / http://aleteia.org/2017/01/17/10-ways-to-find-true-union-with-god-amid-the-chaos/

Mary Vượng Nguyễn chuyển ngữ