Chìa khóa để giữ được niềm vui

Một người biết nắm chắt chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà thường đem giao cho người khác quản lí...

 

Chìa khóa để giữ được niềm vui

Tác giả chuyên mục nổi tiếng Sydney Harries và một người bạn dừng chân mua báo ở một quầy bán báo, người bạn mua xong rất lịch sự nói lời “cám ơn” nhưng người chủ quầy báo thì ngược lại, mặt lạnh như tiền một tiếng cũng không mở miệng.

Hai người rời quầy báo tiếp tục đi về phía trước, Sydney Harries hỏi “ông chủ đó thái độ kỳ quáy quá phải không”?

Anh bạn nói “cứ mỗi buổi tối là anh ta đều như vậy cả”.

Sydney Harries lại hỏi tiếp “như vậy, tại sao bạn lại đối xử tử tế với ông ta chứ”?

Người bạn trả lời: “tại sao tôi để ông ta quyết định hành vi của tôi chứ”?

Một người biết nắm chắt chìa khóa niềm vui của mình, thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Trong tâm của mỗi người đều có “chìa khóa của niềm vui”, nhưng chúng ta lại không biết nắm giữ mà thường đem giao cho người khác quản lí.

Một người phụ nữ thường than phiền trách móc: “tôi sống rất buồn khổ, vì chồng tôi thường vắng nhà!”, cô ta đã đem chìa khóa niềm vui của mình đặt vào tay chồng.

Một người mẹ khác thì nói “con trai tôi không biết nghe lời, làm cho tôi thường xuyên nổi giận!”, bà đã trao chìa khóa vui của mình vào tay con trai.

Một vị trung niên của một công ty thở dài nói “công ty không thăng chức cho tôi, làm tinh thần tôi giảm sút,...!” anh ta lại đem chìa khóa niềm vui của cuộc đời mình nhét vào tay ông chủ.

Bà cụ kia than thở “con dâu tôi không hiếu thuận, cuộc đời tôi sao mà khổ!”.

Một thanh niên trẻ từ tiệm sách bước ra la lên “thái độ phục vụ của ông chủ đó thật đáng ghét, ...”

Những người này đều có một quyết định giống nhau, đó là để người khác đến khống chế tâm tình của mình. Lúc chúng ta cho phép ngừơi khác điều khiển và khống chế tinh thần chúng ta, chúng ta có cảm giác như mình là người bị hại, đối với tình huống hiện tại không có phương pháp nào khác nên trách móc và căm giận trở thành chọn lựa duy nhất của chúng ta.

Chúng ta bắt đầu trách móc người khác đồng thời chúng ta cũng truyền tải một yêu cầu là “tôi khổ như vậy là do anh/ chị/con ...và anh/ chị/con... phải chịu trách nhiệm về nổi khổ này”! Lúc đó chúng ta đem trách nhiệm trọng đại phó thác cho những người xung quanh và yêu cầu họ làm cho chúng ta vui. Chúng ta dường như thừa nhận mình không có khả năng tự chủ lấy mình, mà chỉ có thể nhờ người nào đó xếp đặt và chi phối mình. Những người như thế làm người khác không muốn tiếp cận, nhưng nhìn mà thấy sợ.

Nhưng, một người biết nắm chắt chìa khóa niềm vui của mình thì người đó không đợi chờ người khác làm cho mình vui mà ngược lại mình còn có khả năng đem niềm vui đến cho người khác. Tinh thần người đó ổn định, biết chịu trách nhiệm về chính mình không đỗ lổi cho người khác; biết làm chủ cảm xúc và biết tạo cũng như giữ được niềm vui cho chính mình ,như thế thì trong cuộc sống và công việc hằng ngày người đó sẽ thảnh thơi vui vẻ không bị áp lực từ người khác.

Chìa khóa của bạn ở đâu rồi? Đang nằm trong tay người khác phải không? Hãy nhanh lên mà lấy lại bạn nhé!!! Chúc mọi người đều giữ được niềm vui.

 

Những con sói trong tâm hồn

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu...

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: "Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi!"

(ảnh minh họa: Internet)
(ảnh minh họa: Internet)

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: "Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn".

Người ông từ tốn nói tiếp: "Nhưng con sói còn lại thì không như thế! Nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc thật nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất kể lúc nào, mà không hề có lý do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông".

Cậu bé nhìn chăm chú vào mắt người ông rồi hỏi: "Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?"

Người ông nói một cách nghiêm nghị: "Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!".

 

Cách đón bão của đại bàng

Bạn có biết rằng một con đại bàng biết trước một cơn bão sắp đến từ rất lâu? Đại bàng không chạy trốn bão nhưng bạn có biết nó sẽ làm gì khi bão đến?

Đại bàng trong bão
Đại bàng trong bão

Con đại bàng sẽ bay lên một điểm rất cao và chờ gió. Khi bão đến, nó mở rộng đôi cánh để gió nâng nó lên cao hơn cơn bão. Khi cơn bão đang dữ tợn bên dưới thì đại bàng lại vút lên trên cao.

Đại bàng không tránh bão, nó chỉ nhờ bão tố nâng nó cao hơn. Nó bay lên cao hơn những cơn gió mang bão đến.

Những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta cũng như những cơn bão. Vậy khi gặp khó khăn, hãy làm như đại bàng, đừng lẩn tránh. Thay vào đó, hãy đối mặt và để chúng nâng bạn lên trên. Mỗi khó khăn đều mở ra cơ hội để cải thiện cuộc sống.

Hà Châu (dịch từ Internet)