Tính đa dạng thì muôn màu muôn vẻ. Mọi người trên thế giới dần khám phá ra sự đa dạng của kích thước, hình dạng, trí tuệ, khả năng, điều kiện sức khoẻ, sự cạnh tranh, niềm tin nhân loại, niềm tin tôn giáo, sự định hướng về giới tính, tuổi tác, quần thể gia đình, lớp học, và mức thu nhập,... Sự chấp nhận tính đa dạng nghĩa là hiểu được sự đa dạng - chúng ta giống nhau thế nào, khác nhau ra sao và việc đối đãi với mọi người bằng sự cảm thông, tôn trọng mà không kể đến những sự khác biệt giữa ta và họ.
+ Những đứa trẻ luôn nói và đặt câu hỏi về sự khác biệt giữa người với người. Chúng không phải là màu da, giống loài, cũng không phải là sự nhận thức kém về tính đa dạng. Những câu hỏi tiêu biểu thường là: "Tại sao con có màu da này và bạn con lại mang màu da khác?", "Có phải những người có nhà thường tốt hơn những người sống ở chung cư không?" hay "Tại sao con lại có hai người cha và bạn ấy chỉ có một?".
+ Những trẻ 6 tháng tuổi thường chú ý quan sát đến sự khác biệt giữa con người với nhau. Những bé 2 tuổi có thể không nói về sự khác biệt này, nhưng thể hiện sự hiếu kỳ của chúng bằng cách tiếp xúc trực tiếp và quan sát. Từ ba đến năm tuổi, trẻ con dần nhận thức được đặc điểm về thể chất của mình và sự khác nhau giữa chúng và những đứa trẻ khác.
+ Trẻ nhỏ hướng tới cách nghĩ rằng cái gì chúng cho là đúng thì sẽ đúng với tất cả mọi người: nếu đứa trẻ chỉ được chăm sóc bởi những cô bảo mẫu, chúng sẽ nghĩ rằng chỉ có phụ nữ mới chăm sóc được cho trẻ em, còn đàn ông thì không.
+ Trẻ con cần được chỉ bảo rằng cách đối xử xuất phát một cách bất thường không nhất thiết phải là sai, rằng người ta lớn lên qua nhiều sự khác biệt trong cách giáo dục, niềm tin, và những quan điểm mang nhiều điểm khác biệt trong cái cách mà người ta xử sự.
+ Những đứa trẻ xuất hiện mơ hồ với người khác bởi vì chúng có vẻ khác biệt với bản thân, có thể hành động mà không sợ hãi. Chúng có thể thấy ai đó bất tài, bại liệt, hoặc mang một căn bệnh nguy hiểm, và sợ rằng điều này có thể xảy ra với chúng.
+ Định kiến là một tác động có điều kiện. Nó được định hướng trong trẻ bằng những phương thức vô cùng tinh tế: nhìn một cách sợ hãi vào một người lạ hay một nhóm người trẻ thấy trên đường, hoặc việc sử dụng những từ ngữ gây chia rẽ nội bộ như "chúng nó" và "bọn tôi". Nó cũng được tác động bằng nhiều hình thức công khai khác: không chấp nhận cho một đứa trẻ chơi với một đứa khác trên cơ sở giống nòi, chủng tộc, hoặc những đặc điểm đa dạng khác, và sử dụng ngôn ngữ với mục đích bôi nhọ một nhóm người. Trẻ em cũng học nó từ môi trường, sách vở, âm nhạc, và những người không thuộc gia đình mình. Bất cứ khi nào một người - dù là người lớn hay trẻ em, lảng tránh, ngăn chặn hay chế nhạo người khác trên cơ sở hình dạng, kích thước, giống nòi, sự cạnh tranh, hoặc một nhân tố nào khác về sự đa dạng, nghĩa là người đó đang hành động theo định kiến.
+ Sự chấp nhận là một cách cư xử có điều kiện đã trở thành một thông lệ phổ biến khi trẻ em được chỉ dẫn về sự cởi mở, nhẫn nại, cách nhìn nhận, sự khoan dung, mềm dẻo, kính trọng và tôn trọng mỗi cá nhân. Khi người lớn hay trẻ em nhận xét người khác như một cá nhân, không phải như một thành viên của nhóm, và đối xử với anh ấy/ cô ấy bằng sự cảm thông và tôn trọng, nghĩa là họ đang thực hành sự chấp nhận.
Một vài phương thức khác:
Hãy chống lại định kiến và khuyến khích sự chấp nhận bằng cách:
+ Giúp con bạn có cảm giác an toàn và tự tin với chính mình. Một đứa trẻ mà cảm thấy ổn định thì sẽ không lảng tránh người khác. Chú ý những điểm khác biệt và đặc biệt về thằng bé và những người bạn quanh nó.
+ Hãy để con bạn có nhiều cơ hội để tiếp xúc và chơi với nhiều hạng người. Giúp thằng bé nhận ra rằng những sự khác biệt được đánh giá và có tổ chức. Đặt thằng bé vào những kiến thức bổ ích khác trên tivi, sách báo, và trong cộng đồng bạn.
+ Giúp con bạn chấp nhận những cảm giác và ý kiến của người khác. Một đứa trẻ có thể đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và thể hiện sự thấu hiểu người khác thì ít đưa ra thành kiến hơn.
+ Thể hiện một sự mong đợi rõ ràng rằng thành kiến sẽ không được chấp thuận. Con bạn không nên giễu cợt người khác hoặc xa lánh người khác trên cơ sở ngoại hình hay kiến thức. Thể hiện cho thằng bé thấy khi nó diễn ra, sự rập khuôn là thế nào, nạn phân biệt xảy ra ra sao, và thảo luận xem tại sao nó không công bằng. Một đứa trẻ mà có thể nhận thấy định kiến sẽ gần như ít thể hiện nó hơn.
+ Thuyết phục con bạn bảo vệ những người bị đối xử không công bằng. Có thể gợi ý những từ ngữ để con bé sử dụng, như là: "Làm ơn dừng lại! Đừng gọi anh ấy/ cô ấy bằng bất cứ biệt danh nào. Điều đó không đúng".
Hãy làm gương cho con bạn trong cách nói để chống lại định kiến. Có thể sẽ khó khăn để nói vài điều với một người bạn, thành viên trong gia đình, hoặc người hàng xóm đang chỉ trích, thành kiến về ngôn ngữ, nhưng khi bạn làm vậy, nghĩa là bạn thể hiện cho con bạn thấy rằng điều đó sai cho tất cả mọi người, kể cả người lớn. Một lời nói đùa, một nhận xét tuỳ tiện hay một ý kiến mang tính định kiến không nên được chấp nhận. Cũng giống như bạn giảng dạy con mình bảo vệ người khác khi họ đang bị đối xử bất công, và vì thế bạn cũng nên làm vậy.
Bắt đầu dạy con bạn cách thấu hiểu: nghĩa là khả năng để hiểu xem người khác cảm thấy thế nào:
+ Hỏi con bạn xem thằng bé sẽ cảm giác ra sao nếu nó ở vào vị trí của người khác. Hãy nói về cảm giác của người khác vì kết quả của từ ngữ hay hành động mà thằng bé đã dùng. Nói về lý do tại sao con người cảm thấy thoải mái khi đi trên "con đường" của chính mình và nghĩ đến một vị trí trong cuộc sống của con bạn mà có thể giúp thằng bé nhận ra những người khác đang nghĩ gì. Khi con bạn làm tổn thương người khác, đó là lúc thích hợp để yêu cầu thằng bé nghĩ xem nó sẽ cảm thấy thế nào nếu nó là người bị tổn thương.
+ Khuyến khích con bạn thể hiện sự tử tế và cách đánh giá; phô bày cho thằng bé cách thức mà nó có thể làm điều này và sự tử tế gần giống điều gì. Thể hiện sự tán thành về cảm thông của bạn với con, đặc biệt khi thằng bé thực hành nó. Giúp con bạn nói "không" với những người hay giễu cợt nó khi nó đồng cảm. Thể hiện rằng bạn không thích khi người ta không ân cần, cảm thông với người khác.
+ Nói với thằng bé về những cảm giác của nó và cho thằng bé thấy rằng những cảm giác của nó cũng quan trọng không kém. Đôi khi, bạn cũng nên chấp nhận việc thằng bé đi theo quan điểm của nó.
+ Thể hiện cho con bạn thấy rằng bạn cũng cảm thông người khác như nó. Nói về những lợi ích khi quan tâm đến cảm giác của người khác, và đối xử với mọi người như cách thức mà bạn mong muốn được đối xử.
Đặt mình vào hoàn cảnh của người khác và nếu bạn có thể tưởng tượng xem họ cảm giác thế nào, nghĩa là bạn đang đồng cảm.
Khi một người lớn hay đứa bé cảm thấy đồng cảm, họ sẽ muốn giúp đỡ hay che chở người khác và ít muốn làm tổn thương người khác hơn.
Biên dịch: Ngọc Anh
Theo Familyfun.
Cuộc sống quá ngắn ngủi và quý giá. Hãy làm theo 10 cách sau để giảm bớt nỗi lo lắng và tăng cường niềm vui, tiếng cười trong cuộc đời:
1- Mỗi ngày làm một thứ gì đó khẳng định lại vẻ đẹp và niềm vui cuộc sống. Cho dù là đi dạo, làm vườn, ngồi chơi với trẻ em trong công viên, thưởng thức âm nhạc yêu thích hoặc chỉ ngồi ngắm hoa trong vườn, hãy tự cho phép mình nhớ lại những gì đẹp đẽ quanh ta.
2- Làm điều gì đó tích cực: hiến máu, ủng hộ từ thiện, làm tình nguyện viên tại địa phương. Hành động tự nguyện của bạn sẽ giúp xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ hơn, từ đó giúp ích cho tất cả mọi người.
3- Tắt bản tin truyền hình và đài phát thanh. Thay vào đó hãy xem bộ phim yêu thích, rủ cả gia đình ra ngoài vui chơi. Mời bạn thân đến ăn tối. Đi xem hài kịch hoặc phim giải trí. Chơi với trẻ con hoặc chó, mèo.
4- Tìm hiểu hàng xóm. Ra khỏi nhà và gặp gỡ những người bạn chưa thực sự quen biết. Xây dựng tình hàng xóm sẽ giúp bạn an toàn hơn trong cộng đồng những người sống quanh ta. Nói chuyện cũng giúp bạn giảm bớt lo lắng và cảm thấy tốt đẹp hơn về cuộc sống.
5- Cười vang. Cười là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực mà không gây hại. Ngoài ra, tiếng cười cũng làm giảm lo lắng, trầm cảm và sợ hãi.
6- Mở đầu và kết thúc một ngày bằng một thông điệp tích cực. Thay vì vừa tỉnh dậy đã bật ngay tivi hoặc vớ lấy tờ báo để xem bản tin thì hãy bắt đầu bằng một bài hát yêu thích hoặc lời cầu nguyện. Tự nhắc nhở mình rằng có nhiều điều tốt hơn thứ xấu trên thế giới này.
7- Không để sự giận dữ và cáu bẳn thống trị cuộc sống. Những cơn nóng giận vô cớ không chỉ làm tổn thương người khác mà chính bạn. Tìm cách giải tỏa mà không làm ảnh hưởng đến bất cứ ai, như tập thể dục, viết nhật ký, vẽ tranh, chơi game...
8- Trước khi ra khỏi giường vào buổi sáng, hãy nghĩ về một điều gì đó khiến bạn mỉm cười. Nụ cười đón chào buổi sáng sẽ nhắc nhở bạn tìm niềm vui trong cả ngày, ngoài ra cười cũng giúp bạn đẩy mạnh hệ miễn dịch và tăng sức chịu đựng stress.
9- Biết tha thứ. Khả năng tha thứ sẽ làm bền vững các mối quan hệ, giúp bạn hàn gắn và tiến về phía trước.
10- Nuôi dưỡng tinh thần gia đình. Bằng lời nói và hành động cho mọi thành viên trong gia đình, dù gần, dù xa, dù nội hay ngoại, rằng bạn yêu họ trên tất cả. Hãy để trái tim nói lời hộ bạn khi đầu óc rối bời khiến bạn quên cả lời nói.
(Theo Inspiration)
Lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kĩ năng và kĩ thuật nhất định. Dưới đây là một vài mẹo vặt và những phương pháp bạn có thể áp dụng để trở thành một người biết lắng nghe thực sự, một người mà người khác luôn muốn trò chuyện.
- Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ đang nói.
- Tập trung: Bày tỏ sự tôn trọng với người nói là việc làm cần thiết. Xem xét những ý kiến của họ thật kĩ lưỡng. Không nên đánh giá thấp hay tỏ ra coi thường những gì bạn đang nghe, vẻ mặt cũng không được lộ sự thiếu tôn trọng. Dĩ nhiên bạn không nhất thiết phải đồng ý với mọi việc họ nói, nhưng hãy đợi cho đến khi họ trình bày hết quan điểm của mình.
- Đặt câu hỏi: Bạn sẽ có thắc mắc về những gì đã nghe. Và khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn. Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe, bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang nói.
- Hưởng ứng người nói: Đôi lúc khi bạn muốn khuyến khích người nói tiếp tục, hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: "Vậy ý của bạn là..." hay "Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không..." Và lặp lại những gì bạn nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.
- Sử dụng ngôn ngữ cơ thể: Hãy cởi mở với người nói. Mặt đối mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa bạn và người nói. Nếu có thể, hãy bước ra khỏi bàn và ngồi bên cạnh họ. Cũng không nên khoanh tay trước ngực, hướng ra xa người nói, quay mặt đi chỗ khác, nhìn vào những thứ xung quanh trong phòng, hoặc liếc nhìn màn hình máy tính hay đọc sách báo. Hãy thực sự chú tâm vào người nói.
- Diễn giải nội dung bạn muốn trình bày: Thường thì khi bạn không nắm vững một vấn đề, bạn sẽ chỉ chú tâm vào nói, nói và nói, thay vì phải diễn giải. Giải thích một cách chính xác có thể làm cho cả người nói và người nghe đều hiểu rõ vấn đề. Thật không dễ dàng khi phải suy đoán ý nghĩa ẩn sau những từ ngữ, lúc này diễn giải là rất cần thiết. Kỹ thuật này có thể giúp mọi người mở rộng cuộc nói chuyện, có thể khám phá những gì mà bạn thực sự muốn diễn đạt.
- Im lặng: Im lặng làm cho người ta cảm thấy không thoải mái. Nó tạo một không khí nặng trĩu suy nghĩ và đôi khi là nỗi đau. Một người biết lắng nghe phải thật sự thoải mái khi ở trong môi trường đó. Thỉnh thoảng, chờ đợi vài phút trong im lặng sẽ giúp người nói có thể khai thác hết những cảm xúc thầm kín trong lòng. Làm chủ được sự im lặng, điều đó có nghĩa là bạn đã thành công.
Thực hiện được những yêu cầu trên, có thể nói rằng bạn là một người biết lắng nghe thực sự. Tuy nhiên, cuộc sống không phải lúc nào cũng chỉ toàn màu hồng. Có đôi lúc, bản thân chúng ta gặp thất bại trong việc lắng nghe, một việc tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng phức tạp. Vậy, nguyên nhân nào khiến đại đa số chúng ta đều từng gặp khó khăn trong khả năng tiếp thu ý kiến, nhận xét của người khác?
- Thái độ lắng nghe chưa tốt: Điếc hơn người điếc là người không muốn nghe. Ta thường hay ngộ nhận là ta biết rồi nên không muốn nghe hoặc chỉ nghe một phần, nhưng đến khi cần nhắc lại thì ta lại không nhớ. Tệ hại hơn nữa là ta chỉ nghe xem đối tác có gì sai, xấu để phản ứng lại.
- Không chuẩn bị: Để nói một điều gì ta chuẩn bị rất kỹ tất cả các phương án. vậy mà trong giao tiếp ta chưa bao giờ chuẩn bị lắng nghe cả. Không chuẩn bị là chuẩn bị cho thất bại. Đó chính là nguyên nhân làm ta nghe kém hiệu quả.
Sự tự tin
Thực tế cho thấy:
Quá trình phát triển lòng tự tin bắt đầu hình thành từ lúc đứa trẻ mới sinh ra và tiếp tục diễn ra trong suốt cuộc sống của trẻ. Cha mẹ khởi đầu bằng việc yêu thương trẻ, nhưng khi đứa trẻ bắt đầu lớn, sự khuyến khích lòng tự tin ở trẻ cũng trở nên khác biệt hơn.
Lòng tự tin của trẻ được phát triển dựa trên:
- Sự trau dồi kỹ năng và trách nhiệm trong cuộc sống.
- Trẻ được trải qua tình yêu thương và sự chấp nhận.
- Khuyến khích khi trẻ có sự cố gắng.
- Trẻ cảm nhận được giá trị của bản thân mình.
- Trẻ học cách giá trị bản thân mình ví dụ như sự bền bỉ, lòng quan tâm, sự ham hiểu biết...
Có lòng tự tin không có nghĩa là trẻ trở nên kiêu ngạo, ích kỷ, hoặc nghĩ là trẻ tốt hơn những người xung quanh mình.
Thất bại trong một việc nào đó không làm giảm đi lòng tự tin ở trẻ; cách trẻ học từ việc đối mặt với thất bại giúp tác động đến lòng tự tin. Nếu trẻ biết rằng ai cũng có thể mắc lỗi, việc mắc lỗi là điều không thể tránh khỏi và học từ những lỗi lầm mà trẻ mắc phải, trẻ sẽ có lòng tự tin cao hơn những trẻ mà thường nghĩ rằng mình thật sai lầm khi mắc lỗi.
Đối với trẻ có tính khí năng động thì sẽ có nhiều khả năng lòng tự tin bị giảm đi so với những trẻ khác.
Quá nhiều lời ngợi khen hoặc khen ngợi những hành động không thích hợp sẽ làm giảm đi lòng tự tin ở trẻ. Đối với trẻ được khen ngợi quá mức sẽ dẫn đến việc lệ thuộc vào những lời ngợi khen.
Đổ vỡ trong gia đình, sự qua đời, mất mát, và stress thật sự ảnh hưởng đến lòng tự tin ở trẻ. Người thường xuyên trải qua những trường hợp bị stress thì lòng tự tin dễ bị giảm đi. Tuy nhiên, nếu các vấn đề stress được giải quyết một cách tốt đẹp thì những người này có thể cảm thấy như sự tự tin ở bản thân được tăng lên.
Đang yêu và cảm nhận được tình yêu hoặc trở nên đáng yêu là hai việc khác biệt nhau; người ta có thể được yêu nhưng nếu họ không cảm nhận được tình yêu và không cảm thấy rằng họ là những người đáng yêu, lòng tự tin của họ sẽ bị ảnh hưởng.
Ở lứa tuổi đến trường và tuổi vị thành niên, sự thiếu tự tin thường liên quan đến kết quả học tập không tốt, sử dụng thuốc hay lạm dụng rượu, bao gồm cả việc phạm tội, nạn bạo hành và tự tử.
Cha mẹ, những người trân trọng chính bản thân mình, sẽ có khả năng giúp trẻ học những kỹ năng cần thiết để đạt được lòng tự tin một cách tốt hơn. Trẻ thường thiếu tự tin khi cha mẹ chúng thiếu tự tin.
Lời khuyên:
Luôn tôn trọng và quan tâm đến trẻ. Chỉ cho con bạn biết cách tôn trọng và quan tâm để làm tăng lòng tự tin ở trẻ.
Tập trẻ nói "xin vui lòng" và "cám ơn", hỏi trước khi mượn bất cứ thứ gì, gõ cửa trước khi bước vào phòng, và thực hiện những cử chỉ lịch sự và tác phong với trẻ như bạn đang cư xử đối với một người đã trưởng thành.
Khi góp ý với trẻ, giải thích cho trẻ biết những sai lầm về những hành động, những từ ngữ, hoặc những cư xử trẻ vừa mắc phải nhưng không nên buộc tội trẻ. Bạn nên nói "Con không nên đánh con chó!" và không nên nói: "Con thật tệ hại khi đánh con chó". Tránh làm tổn thương đến trẻ, tránh gọi tên, hay làm cho trẻ cảm thấy trẻ là một con người phạm lỗi. Lòng tôn trọng và sự quan tâm sẽ giúp làm tăng thêm lòng tự tin ở trẻ.
Dịch thuật: Tho Xam - Biên tập: Spip
(c) xitrum.net - Làng Xitrum