Làm thế nào để tăng EQ của bạn

Khi nghiên cứu về cảm xúc, tôi đã học được tình cảm là những cơ chế phản hồi phức tạp cho chúng ta biết chúng ta đang đi đúng hướng trên con đường theo đuổi cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc. Kết luận này được hỗ trợ bởi bằng chứng ngày càng rõ ràng rằng những cảm xúc tiêu cực như giận dữ, căng thẳng và sự ghen ghét gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ. Những cảm giác tiêu cực này là cách tự nhiên để cho chúng ta biết chúng ta đang đi lạc hướng, và chúng ta cần điều chỉnh quan điểm hay hoàn cảnh của chúng ta...

 

Làm thế nào để tăng EQ của bạn

Steve Hein

Phiên dịch: Lê Thu

Các dấu hiệu của EQ cao và thấp:

Nếu bạn không biết mình cảm thấy như thế nào, thì ai thấy đây?

Liệt kê dưới đây là các đặc điểm chung của những người có thông minh cảm xúc (EQ) cao và EQ thấp. Rõ ràng là có một số sự tổng quát nhưng chúng có thể có ích như các hướng dẫn.

Thông minh cảm xúc (EQ) thấp

Vì các cảm xúc tiêu cực, thiếu xúc cảm, và bày tỏ gián tiếp các cảm xúc tất cả đều dễ truyền từ người này sang người kia, nên nói chung cần phải gay gắt tránh tiêu cực, người có EQ thấp là người có thể tiêm nhiễm cho bạn nhiều cảm xúc, tính cách xấu của họ. Những người này không có niềm vui xung quanh và chắc chắn là không muốn từ bỏ các thói quen xấu. Đây là một tổng kết về loại người mà chúng ta nên nhận ra và tránh xa. Đó là những người:

1. Không chịu trách nhiệm về các cảm xúc của họ

2. Không thể đặt 3 câu cùng nhau bắt đầu với "Tôi cảm thấy…"

3. Không thể kể cho bạn cảm thấy tại sao họ cảm thấy như thế nào. (Đặc biệt khác với những người cho bạn biết điểm chính khi họ giải thích cảm xúc của họ).

4. Công kích bạn, đổ lỗi cho bạn, yêu cầu, chỉ trích và khuyên răn bạn.

5. Ngắt lời và không hiểu bạn.

6. Thuyết giảng bạn

7. Đánh giá bạn

8. Kìm nén, che giấu thông tin về cảm xúc của họ

9. Lừa dối cảm xúc của họ (tự lừa dối mình).

10. Cường điệu hoá hay đánh giá thấp cảm xúc của họ

11. Gom nhiều việc lại rồi thổi phồng chúng lên, hay phản ứng dữ dội với những việc tương đối nhỏ nhặt.

12. Ít liêm chính

13. Mang lòng hận thù

14. Không nói với bạn vị trí thực sự của bạn trong lòng họ.

15. Che đậy thông tin

16. Không thoải mái với xung quanh

17. Hành động trên cảm xúc chứ không nói về các cảm xúc đó.

18. Đùa giỡn với tình cảm

19. Không nhạy cảm với các cảm xúc của bạn.

20. Không biết thông cảm, không có lòng trắc ẩn

21. Có ít cơ hội có sự thân mật về tình cảm.

22. Không xem xét cảm xúc của bạn trước khi hành động

23. Không xem xét cảm xúc tương lai của họ trước khi hành động.

24. Bất an và tự vệ

25. Thường có lòng tự trọng thấp.

26. Nhận thấy khó khăn hay không thể thừa nhận lỗi lầm của họ, nói với bạn khi họ cảm thấy tồi tệ về việc họ đã làm, hay xin lỗi một một cách chân thành.

27. Không có lòng thương xót, sự nuối tiếc.

28. Nhận thấy chính họ là các nạn nhân không được cứu giúp

29. Tránh né trách nhiệm bằng việc nói những câu tương tự như "Tôi phải làm việc đó. Bạn mong đợi tôi làm gì. Tôi bị yêu cầu làm gì? Tôi không có sự lựa chọn."

30. Công kích bạn vì chỉ trích họ

31. Cho rằng thế giới không công bằng.

32. Thường cảm thấy thất vọng, cáu bẩn hay bị hại.

33. Thường cảm thấy không thích đáng, ngu ngốc, hay ngớ ngẩn.

34. Thường xuyên phàn nàn hay làm ra vẻ không việc gì sai cả.

35. Cần sử dụng những lời tục tĩu để thể hiện chính họ

36. Thu mình trong hàng loạt các hành động chống lại nhận biết chung.

37. Tránh né các mối quan hệ cá nhân và tìm kiếm các quan hệ thay thế với mọi thứ từ con vật nuôi yêu thích hay cây trồng tới những sinh vật không có thực.

38. Giữ mãi một cách cứng nhắc niềm tin của họ.

39. Có thể kể cho bạn tất cả chi tiết những việc có liên quan đến người khác, thậm chí những việc xảy ra từ nhiều năm trước đó, nhưng không kể cho bạn biết hiện tại họ đang cảm thấy như thế nào.

Tôi nhận thấy rằng không có cách nào mà tất cả chúng ta đều tránh đối mặt với chính các cảm xúc tiêu cực hay bất hạnh phúc của chúng ta. Một số cách chung nhất người ta thường làm là:

Đánh giá mọi người khác.Gán cho mọi người khác. Hành động theo điều mà mình cho là đúng đắn. Tìm người khác để đổ lỗi. Giấu diếm sự đau khổ của họ đằng sau bằng cấp, cơ quan, địa vị, sự nổi tiếng, v.v.... Đánh giá thấp các cảm xúc tiêu cực và bất hạnh của riêng họ. Phủ nhận sự bất hạnh, cô đơn, trống rỗng, sợ hãi, giận giữ, cáu kỉnh của họ, v.v.... Tìm ai đó xấu hơn chính họ để bàn luận. Cố gắng làm hài lòng mọi người bằng việc kể các câu chuyện cười, cười về mọi việc, và làm ra vẻ rất hạnh phúc. Tự họ làm rối trí thông qua nhiều sự ép buộc, và nghiện ngập như công việc, sở thích, bài tập, thể thao, giải trí, thuốc phiện,v.v.... Phân tích và trí thức hoá. Bày tỏ các suy nghĩ của họ nhưng không bao giờ bày tỏ cảm xúc của họ. Hành động tự mãn hay tự ti. Bề ngoài tự coi mình như các ngôi sao điện ảnh, ngôi sao thể thao, các thành viên trong ban nhạc, các đảng chính trị và các nhóm tôn giáo.

Bởi vì các cảm xúc là dễ lây truyền sang người khác, nên bạn càng tránh được những người có EQ thấp thì các cơ hội hạnh phúc của bạn càng tốt đẹp hơn.

Các dấu hiệu của EQ cao

Bên cạnh không thể hiện các đặc điểm đề cập ở trên, một người có thông minh cảm xúc (EQ) cao:

1. Bày tỏ các cảm xúc của anh ta một cách rõ ràng và trực tiếp

2. Không sợ phải bày tỏ cảm xúc của anh ta

3. Không có các cảm xúc tiêu cực như: Sợ hãi, Lo lắng, Tội lỗi, Xấu hổ, Bối rối, Bổn phận, Thất vọng, Bất hạnh, Không có quyền lực, Phụ thuộc, Sự ngược đãi.

4. Có thể hiểu được thông tin không lời nói

5. Sống thật với các cảm xúc của mình.

6. Thăng bằng cảm xúc với các lý trí và thực tế

7. Cảm thấy có nghị lực

8. Việc anh ta làm vì anh ta thích làm nó.

9. Không làm những việc buộc phải làm

10. Không phụ thuộc vào người khác

11. Luôn có động cơ

12. Không bị thúc đẩy bởi quyền lực, giàu có, địa vị, sự nổi tiếng, hay sự tán thành.

13. Không nản lòng

14. Hy vọng sự thành công

15. Không tự chỉ trích mình

16. Quan tâm đến cảm xúc của người khác

17. Thoải mái nói về cảm xúc của mình

18. Có thể nhận ra các cảm xúc đa dạng.

Đầu tư tốt nhất bạn có thể làm là đầu tư cho chính mình.

Ít nhất có hai lý do chính đáng để cố gắng tăng sự thông minh cảm xúc (EQ) của bạn:

1. Khi bạn muốn hạnh phúc hơn

2. Khi bạn muốn mọi người xung quanh mình hành phúc hơn.

Bạn sẽ hạnh phúc hơn bởi vì bạn sẽ học được cách sử dụng thời gian hiệu quả hơn nhiều. Bạn sẽ tránh được các hoạt động và tình huống không tốt, và bạn sẽ tìm kiếm và tạo ra các tình huống làm bạn cảm thấy vui. Bạn sẽ học được cách chịu trách nhiệm với các cảm xúc và hạnh phúc của mình. Bạn sẽ hấp dẫn được nhiều người tốt hơn, và bạn sẽ có các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Bạn sẽ bắt đầu đánh giá thời gian của mình và làm việc hiệu quả hơn.

Mọi người quanh bạn sẽ hạnh phúc hơn vì họ sẽ cảm thấy được chấp nhận nhiều hơn, được hiểu hơn, tôn trọng hơn, an tâm hơn. Và có ý nghĩa hơn.

Thực tế, bạn đã bắt đầu tăng EQ của bạn bằng việc tăng nhận thức và kiến thức của bạn thông qua việc đọc cuốn sách này. Đây là một vài đề xuất, gợi ý nữa nếu bạn muốn tiếp tục tăng thông minh cảm xúc (EQ) của mình.

Những việc bạn có thể làm một mình

1. Tìm hiểu cảm xúc liệt kê trong các chương viết

2. Thường xuyên tự hỏi xem bạn cảm thấy như thế nào. Tham chiếu những liệt kê này cho đến khi bạn không còn cần đến chúng.

3. Viết ra các cảm xúc, ý nghĩ của bạn để làm tăng sự hồi tưởng về các cảm xúc và hoàn cảnh xung quanh

4. Tiếp tục tăng lòng tự trọng của bạn, bằng việc tham gia các khoá học, nghe băng, và nắm lấy các cơ hội sử dụng nhiều tài liệu sẵn có trong thư viện.

5. Đi tìm các cảm xúc trong nhật ký của chính mình

Các cảm xúc của bạn có thể thay đổi từng phút. Nhận biết thực tế thậm chí là các thay đổi rất tinh tế. Bạn càng nhận ra cảm xúc đó sớm bao nhiêu thì bạn càng có thể điều chỉnh dễ và nhanh bấy nhiêu.

6. Chịu trách nhiệm đối với các cảm xúc của bạn

7. Bắt đầu bày tỏ chân thực cảm xúc của mình. Đừng quá cường điệu hay đánh giá thấp các cảm xúc đó.

Một lý do người ta thường cường điệu hoá là để thu hút sự chú ý vì khi họ không cảm thấy họ đang được lắng nghe. Khi bạn thoải mái với cảm xúc của mình, và xung quanh bạn có những người công nhận cảm xúc của bạn, bạn sẽ không cần quá cường điệu chúng hơn nữa. Bạn cũng sẽ không cảm thấy cần phải đánh giá thấp cảm giác đó, với ý định không làm phiền những người khác.

8. Đừng có quá nhiều các biểu hiện như: "Tôi căm thù !" và "Tôi thích !"

9. Tôi đã nghe người ta nói rằng họ căm ghét đậu xanh. Nếu họ không thích đậu xanh, tôi băn khoăn họ cảm thấy như thế nào về việc đối xử tồi tệ với trẻ em. Tương tự, nếu họ thích cá hồi Pháp, họ cảm thấy như thế nào về con cái họ?

10. Hãy để cảm xúc của bạn mách bảo bạn cái bạn cần là gì

11. Thừa nhận, chấp nhận, tôn trọng và công nhận cảm xúc của mình.

12. Khi bạn cảm thấy lo lắng, hãy tự hỏi xem mình đang lo lắng về cái gì.

13. Lắng nghe cảm xúc của bạn. Hãy để chúng dẫn dắt bạn

14. Nghĩ về các hậu quả của các hành động của bạn

15. Cân bằng cảm xúc và lý trí của bạn

16. Cố gắng lường trước được cảm xúc của bạn. Đừng làm những việc sẽ mang lại các ý nghĩ, cảm xúc tiêu cực cho bạn.

17. Thay đổi trong các lĩnh vực có các cảm xúc tiêu cực tồn tại dai dẳng.

18. Đầu tư thời gian vào các hoạt động kéo dài, chứ không chỉ tạm thời, các cảm giác tích cực.

19. Sử dụng ít thời giờ tự làm mình rối trí bởi các cảm xúc tiêu cực thông qua công việc, bài tập, thể thao, giải trí, tôn giáo, trí thức hoá, v.v.…

20. Tránh điều trị các cảm cảm xúc tiêu cực một cách tạm thời thông qua việc dùng thuốc, rượu, thuốc lá. Điều này giống như từ chối sự cứu hỏa trong khi lửa đang tiếp tục lan rộng.

Những việc bạn có thể làm cùng với những người khác

1. Bắt đầu hỏi người khác họ cảm thấy như thế nào

2. Cố gắng hiểu được cảm xúc của họ. Yêu cầu họ giải thích các cảm xúc của họ vì thế bạn có thể hiểu họ rõ hơn

3. Hỏi người khác xem họ cảm thấy như thế nào về các sự việc có thể trong tương lai. Nói cách khác, bắt đầu đem các cảm xúc của họ ra để xem xét.

4. Lắng nghe những người khác một cách thoải mái.

5. Bắt đầu trung thực hơn với cảm xúc của bạn.

6. Sử dụng sự bày tỏ lịch thiệp nhưng trung thực về cảm giác của bạn để thiết lập nên các ranh giới của bạn.

7. Giải quyết một số vướng mắc bằng việc chia sẻ cảm xúc chân thực hơn.

8. Tìm một nhóm bạn thân và nói chuyện về cảm xúc theo một cách thông cảm, khuyến khích. Chia sẻ các ước muốn và nỗi sợ sâu kín nhất của bạn.

9. Tham gia một số nhóm ủng hộ hiện tại và chỉ nghe những người khác nói về các cảm xúc của họ.

10. Hỏi những người khác về thông tin phản hồi về cách họ hiểu bạn và cảm xúc của bạn. Người khác sẽ biết được những việc bạn không nên làm.

11. Đừng ngụy biện nếu như bạn nghe thấy những việc mà mình không nhất trí, hay bạn vẫn kiềm chế sự rộng mở của họ. Thay vì đó, hãy cảm ơn họ vì sự thật thà của họ.

12. Tiếp tục đừng khép mình, hãy rộng mở hơn, và dễ dãi hơn với chính mình. Yêu cầu người khác để bạn biết khi nào họ nhận thấy bạn khép mình, bất an, cứng nhắc với chính bạn.

13. Đặt ra một số mục tiêu cải thiện tâm trạng và chia sẻ chúng với người bạn tin tưởng. Yêu cầu họ cho bạn ý kiến phản hồi trung thực nhất.