Cuộc sống hóa ra thật đơn giản

Có một đoàn người đãi vàng đi trong sa mạc, ai nấy bước đi nặng nhọc, chỉ có một người bước đi cách vui vẻ, người khác hỏi: “Làm sao anh có thể vui vẻ được chứ ?” Người ấy trả lời: “Bởi vì tôi mang đồ rất ít.” Hóa ra vui vẻ thật đơn giản, thiếu chút ít thì có thể được.

 

Cuộc sống hóa ra thật đơn giản 

1.  Một người đi tìm việc làm, 
đi trên hành lang thuận tay 
nhặt mấy tờ giấy rác dưới đất và bỏ vào thùng. 
Vị phụ trách tuyển người vô tình nhìn thấy, 
thế là anh được nhận vào làm việc. Hóa ra để được tưởng thưởng thật là đơn giản, 
chỉ cần tập tành thói quen tốt là được. 

2.  Có một cậu bé tập việc trong tiệm sửa xe, 
một người khách đem đến chiếc xe đạp hư, 
cậu bé không những sửa xe, lại lau chùi xe đẹp như mới, 
bạn bè cười nhạo cậu đã làm một việc thừa. 
Hai ngày sau, khách đến lấy xe đạp, 
liền đón cậu về làm việc trong hãng của ông ta. Hóa ra để thành công cũng đơn giản, 
Hãy chứng tỏ mình thích làm nhiều hơn điều phải làm. 

3.  Một đứa bé nói với mẹ: “Mẹ, hôm nay mẹ rất đẹp.” 
Bà mẹ hỏi : “Tại sao ?” 
Bé trả lời: “Bởi vì hôm nay mẹ không nổi giận.” Hóa ra sắc đẹp trong mắt người khác cũng đơn giản,  chỉ cần không nổi giận là được.                              

4.  Có ông chủ bắt con trai làm việc vất vả ngoài đồng. 
Bạn bè nói với ông ta: - “Ông không cần phải bắt con trai 
khó nhọc như thế, giống cây này tự nhiên cũng phát triển. 
”Ông chủ nói: “ Tôi dạy dỗ con cái chứ đâu phải tôi chăm cây công nghiệp.” Hóa ra răn dạy con cái rất đơn giản, để chúng nó  chịu khổ chút xíu là có thể được. 

5.  Một huấn luyện viên quần vợt nói với học sinh : 
“Làm thế nào tìm được quả bóng rơi vào đám cỏ ? 
Một người nói: “Bắt đầu tìm từ trung tâm đám cỏ.” 
Người khác nói: “Bắt đầu tìm từ nơi chỗ trũng nhất.” 
Kẻ khác lại nói : “Bắt đầu tìm từ điểm cao nhất.” 
Đáp án huấn luyện viên đưa ra là : “Làm từng bước, từ đám cỏ đầu này đến đầu kia.” Hóa ra phương pháp để tìm thành công thật đơn giản, từ số 1 đến số 10  không nhảy vọt là có thể được. 

6.  Có một cửa hàng đèn thường sáng trưng, 
có người hỏi: “Tiệm của anh dùng loại đèn nào vậy, dùng rất bền.” 
Chủ cửa hàng nói: “Đèn bị hư hoài đấy chứ, nhưng tôi thay ngay khi nó bị hư thôi.” Hóa ra để duy trì ánh sáng thật đơn giản,  chỉ cần dám thay đổi thôi. 

7.  Con nhái ở bên ruộng nói với con nhái ở bên vệ đường: 
“Anh ở đây quá nguy hiểm, dọn qua chỗ tôi mà ở.” 
Con nhái ở bên đường trả lời:  “Tôi quen rồi, dọn nhà làm chi cho vất vả.” 
Mấy ngày sau nhái ở bên ruộng đi thăm nhái bên đường, 
nó đã bị xe cán chết, xác nằm bẹp dí. Hóa ra phương pháp an toàn thật đơn giản,  tránh xa lười biếng thì có thể được. 

8.  Có một con gà nhỏ khi phá vỏ trứng để chui ra, 
Thấy con rùa đi ngang gánh chiếc mu nặng nề. 
Con gà nhỏ quyết định rời bỏ cái vỏ trứng. Hóa ra muốn thoát ly gánh nặng thật đơn giản,  dẹp bỏ cố chấp thành kiến là có thể được. 

9.  Có mấy em bé rất muốn làm thiên thần, 
thượng đế cho chúng mỗi đứa một chân đèn, 
và dặn lau chùi chúng cho thật bóng sáng, 
Một hai ngày trôi qua thượng đế không đến, tất cả các bé đều bỏ cuộc. 
Chỉ có một em bé vẫn lau chùi chân đèn sáng bóng 
dù cho thượng đế không đến, dù mọi người chê nó dại, 
kết quả chỉ có em được trở thành thiên thần. Hóa ra làm thiên thần thật đơn giản,  chỉ cần đem tấm lòng thật thà ra làm là được. 

10.  Một thanh niên đến xin làm môn đệ một vị thần. 
Bỗng có con trâu nghé chui lên từ vũng lầy, toàn thân lấm đầy bùn dơ bẩn 
Vị thần nói : “Con tắm rửa cho nó dùm ta.” 
Cậu kinh ngạc : “Con đi học chứ đâu đi chăn trâu ?” 
Vị thần nói : “Con không chăm chỉ vâng lời, thì làm môn đệ của ta thế nào được.” Hóa ra biến thành thần thật đơn giản,  chỉ cần đem lòng thành thật ra thì có thể được.” 

11.  Có một đoàn người đãi vàng đi trong sa mạc, 
ai nấy bước đi nặng nhọc, chỉ có một người bước đi cách vui vẻ, 
người khác hỏi:  “Làm sao anh có thể vui vẻ được chứ ?” 
Người ấy trả lời:  “Bởi vì tôi mang đồ rất ít.” Hóa ra vui vẻ thật đơn giản,  thiếu chút ít thì có thể được. 

Chửi mắng và lời dạy của Đức Phật

Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo… sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Cù-đàm có điếc không?

- Ta không điếc.

- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

- Quà ấy về tôi chứ ai.

- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.

* Người kêu tên Phật mà chửi. Ngài không nhận. Còn chúng ta, những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người, đừng quan tâm. như thế mới được an vui.

Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.

Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài. Đó là tu chưa tiến.

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai , thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ, không phải người trí.

Câu chuyện chiếc lá rơi

 

Câu chuyện này tôi đã biết từ rất lâu, lâu lắm rồi và tôi cũng chẳng nhớ rõ là từ khi nào. Tôi cũng không biết là tôi nghe từ ai, hay tôi đã đọc ở đâu. Và có một cái duyên nào đó, tôi đã kể câu chuyện này cho một người bạn mà khi nào tôi cũng chẳng nhớ, hình như lúc tôi mới vào đại học. Thậm chí là tôi cũng quên khuấy đi là tôi đã kể và phân tích cho anh ta nghe. Tôi cũng chẳng nhớ vì đâu mà tôi kể cho anh ta. Đêm nay, tôi khó ngủ và bỗng dưng lại muốn viết ra câu chuyện này. Câu chuyện như sau:

Một vị sư chỉ vào chiếc lá đang rơi và hỏi chú tiểu:

- Con thấy gì?

- Con thấy chiếc lá đang rơi.

Vị sư lắc đầu và bảo:

- Không phải. Mà là tâm con đang động.

Khi tôi biết đến câu chuyện này và thấy rằng: Đúng như vậy! Bạn có thể thấy đúng hay không đó là vấn đề của bạn. Nhưng tôi thấy đúng. Sở dĩ chúng ta cho rằng chiếc lá đang rơi trong trường hợp đó vì:

1. Chúng ta đang định hình và định danh ra một chiếc lá, cành cây hay cái cây.

2. Chúng ta đang định hình và định danh việc chiếc lá rời cành và hướng xuống đất tức là đang rơi.

Hay nếu nó hướng lên trên thì chúng ta sẽ gọi là chiếc lá đang bay hoặc chiếc lá bị gió thổi, và còn nhiều thứ khác…

Có một lần tôi tình cờ thấy ở nhà mình có một tờ báo Giác Ngộ, tôi thấy nó nhiều lần nhưng không đọc. Có một lần do cái duyên nào đó tự dưng tôi cầm lên đọc, tôi không đọc hết mà chỉ đọc vài bài trong đó. Trong đó có một bài mà tôi không rõ là bài nào, cũng chẳng nhớ tiêu đề của nó. Chỉ nhớ một câu mà tôi rút ra được và nhớ mãi đại khái như sau: Con người ta tự đặt ra (định danh) hàng loạt những danh từ rồi cố học nó.

Đôi khi chúng ta bị chi phối bởi danh từ, những định danh quá nhiều mà không thấy được bản chất của vấn đề. Hay điển hình như một cuộc tranh luận, trao đổi đôi khi có sự hiểu nhầm lẫn nhau cũng chỉ vì thế. Cũng chỉ vì những định danh mà không chịu suy xét nhiều yếu tố khác.

Quay lại câu chuyện trên, bản thân chiếc lá nó không tự gọi nó là chiếc lá. Mà là chúng ta đã gọi nó là chiếc lá. Nó chỉ đơn thuần có hình thù nào đó, hay có tướng, có sắc nào đó. Những tướng và sắc này do cái tâm động mà ra, cái tâm động đã phân biệt ra. Nó phân biệt nhờ vào phương tiện nhận biết là con mắt của chúng ta, rồi qua dây thần kinh xử lý… Giả sử như người mù thì trước cảnh đó họ thấy gì? Người điếc thì cũng thường là câm và họ sẽ định danh nó thế nào?

Nói ở đây không phải tôi hướng các bạn đến việc cứ ví mình như người mù, người điếc mà là hãy nhìn vào cái bản chất, cái căn nguyên của mọi thứ để thấy được vạn vật, mọi thứ xung quanh ở nhiều khía cạnh. Tất nhiên, không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng thấy được ngay. Bởi thế mới cần rèn luyện, quá trình đó gọi là tu. Tu ở đây như cái tu theo quan điểm mà tôi từng nói trong bài Tôi đang ăn chay.

Nói tới cái tâm động tôi lại nhớ tới câu mà mọi người hay trích, nhất là trên các mạng xã hội hay ở nhiều bài viết khác là: Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Câu này xuất phát từ bài:

Sống không giận không hờn không oán trách
Sống mỉm cười với thử thách chông gai
Sống vươn lên cho kịp ánh ban mai
Sống chan hòa với những người chung sống…

Sống là động nhưng lòng luôn bất động
Sống là thương nhưng lòng chẳng vấn vương
Sống hiên ngang danh lợi xem thường
Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến

Rồi lại có nhiều người nói những câu như: Giữ cho tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Hay: Đang rèn luyện để đạt được tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Đại khái như vậy.

Theo tôi thì nói như vậy tức là đang hiểu sai câu gốc Tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến. Bởi vì nếu bạn đang cho rằng tâm mình đang biến và rèn luyện để nó thành bất biến, như vậy tức là tâm bạn đã biến. Nó biến từ cái mà bạn đang cho rằng đang biến thành bất biến. Cái tâm của bạn khi mới sinh ra là bất biến hay biến? Rồi vì cái biến của dòng đời mà nó thay đổi. Cho dù thế nào thì cái tâm thay có thay đổi tức là cái tâm biến.

Theo tôi thì hiểu rằng, bản chất là cái tâm của bạn nó vốn bất biến, và luôn là như thế. Bất biến mà tôi nói ở đây với cái nhìn tuyệt đối. Và cái dòng đời thì vạn biến, sự vạn biến đó xuất phát từ cái tâm động. Bản thân cái tâm động đó cũng chính là cái tâm bất biến.

Tôi lấy một ví dụ cho dễ hiểu, như một vật di chuyển với vận tốc thay đổi nhưng gia tốc không thay đổi, thì có thể nói sự thay đổi vận tốc đó mang tính bất biến.

Hay như chiếc lá lìa cành thì rơi xuống đất, cái quy luật đó là bất biến nhưng chỉ xét chiếc lá và cành cây thì là nó biến. Chiếc lá không thể bứt ra khỏi cành mà bay vút lên trời được nếu không có gì tác động vào nó.

Có lẽ là bạn sẽ bối rối và khó hiểu với những gì ở trên, thực tế khi quán xét vạn vật hay ở đây đang quán xét cái tâm động và không động thì thực chất là nó còn vô biên, vô lượng. Tùy theo cái mà bạn ngộ ra được mà thấy nó như thế nào. Tâm động và tâm không động chỉ là hai trạng thái đối lập nhau. Ở một góc nhìn bên ngoài đó nữa thì cả hai loại thuộc cái động. Và cái để phân biệt được hai cái đối lập nhau đó chính là cái mà tôi tạm gọi là tĩnh tuyệt đối, tĩnh này khác với động, cũng khác với không động. Nó là cái để bạn thấy được cái động và cái không động. Bởi vậy mà mới có câu:

Sắc thị không, không tức sắc,
Không thị sắc, sắc tức không.
Sắc, không câu bất quản,
Phương đắc khế chân tông.

Dịch nghĩa:

Sắc là không, không tức là sắc,
Không là sắc, sắc tức là không.
Sắc, không đều chẳng vấn vương gì,
Thì mới khế hợp được với chân tông.

Là vậy!

Tôi không phải là người dành nhiều thời gian nghiên cứu về các triết lý, hay là một người chuyên nghiên cứu về nó. Nhưng tôi vẫn luôn yêu thích và suy ngẫm mọi thứ mà tôi tiếp cận. Những gì tôi nói chưa hẳn là đúng, cũng có thể nói chẳng sai. Đơn giản tôi chỉ muốn cùng chia sẽ với những gì mà mình ngộ ra được cùng các bạn. Và cuối cùng chỉ là bạn thấy thế nào thôi. Nếu các bạn ngộ ra được gì, hãy cùng chia sẽ với tôi. 

 

Sưu tầm