Mọi người biết rằng yêu là cho đi, là trao ban, nhưng bởi vì nó dường như quá dễ nên chúng ta thường quên rằng nhận lãnh cũng là yêu. Có thể, bạn đang đọc những dòng này trong khi bạn nhìn chằm chằm vào chồng bát đĩa bẩn trong chậu và suy nghĩ, Tôi không ngại một vài sự trợ giúp và tôi đảm bảo rằng tôi không lo ngại nhận sự giúp đỡ từ người khác! Nhưng thật không chắc chắn như vậy. Mọi người thường không biết làm thế nào để xin sự trợ giúp hoặc nhận sự giúp đỡ được trao cho họ.
Khi không được giúp đỡ hoặc nhận sự giúp đỡ không đủ, chúng ta có khuynh hướng càu nhàu cách âm thầm (tùy thuộc vào tính cách của chúng ta). Nhưng sự diễn đạt cách rõ ràng điều chúng ta muốn người khác làm thì quá khó khăn. Chúng ta thích người khác đoán điều chúng ta mong họ thực hiện. Một trong những sai lầm thông thường điều mà bạn bè, vợ chồng và các thành viên trong gia đình luôn khăng khăng giả định đó là, tình yêu cho phép chúng ta đọc được suy nghĩ của người khác.
Tại sao đôi khi chúng ta thật khó khăn để xin sự giúp đỡ?
Chúng ta có thể kết thúc những bữa ăn tối đáng sợ với bạn bè và tất cả những gì nó tái hiện: mua sắm, nấu nướng và dọn chén bát. Chúng ta không biết làm thế nào để làm rõ với những vị khách và gia đình của chúng ta. Chúng ta không dám lên tiếng rằng sự kiên nhẫn và tận tâm của chúng ta có giới hạn. Vì thế, chúng ta thà gánh lấy những công việc lặt vặt và cho phép người khác được tồn tại cách vô tư.
Nhưng Thiên Chúa chỉ ra cho chúng ta một cách thức. Chính Ngài đã nhập thể trong hình hài của một em bé vô dụng, hoàn toàn phụ thuộc vào cha mẹ mình. Ngài đã xin người phụ nữ nước bên bờ giếng và một bé trai trong việc hóa bánh cho nhiều người ăn. Chính Ngài đã chấp nhận để cho Simon thành Cyrene vác thánh giá giúp mình. Chính Ngài đã trở nên nghèo để chúng ta có thể đến và xin Ngài giúp đỡ. Ngài đã trở nên phàm nhân để trong việc giải thoát anh chị em mình, chúng ta cũng giải thoát Ngài: “Khi Ta đói và ngươi đã cho Ta ăn, khi Ta khát và ngươi đã cho Ta uống” (Mt 25, 35-36). Thiên Chúa có thể tự Ngài làm được không cần chúng ta, nhưng Ngài đã chọn xin chúng ta giúp đỡ: Ngài biết rằng không có gì tốt hơn việc cho chúng ta thấy tầm quan trọng của chúng ta đối với Ngài và cho thấy Ngài tin tưởng chúng ta biết bao.
Vậy, tại sao chúng ta lại thấy khó khăn để xin sự giúp đỡ? Có thể có nhiều lý do và được nối kết với nhau.
Trước hết, đó là vấn đề giao tiếp được đề cập ở trên. Kế đến, đó là thiếu sự tự tin: “Những người giúp đỡ tôi sẽ thấy rằng tôi không hoàn hảo. Họ có thể phê bình hoặc xét đoán tôi.” Điều này đặc biệt đúng nếu ý kiến đó là của một người có giá trị đối với chúng ta (như cha mẹ hoặc vợ -chồng).
Việc xin sự giúp đỡ có nghĩa là sự từ bỏ hoàn toàn quyền kiểm soát
Trong việc xin người khác giúp đỡ, chúng ta hiểu rằng chúng ta không phải toàn năng, chúng ta cần họ. Những đòi hỏi này chúng ta chấp nhận họ như họ là chứ không phải chúng ta thích họ là. Họ không phải ở đây để làm nô lệ cho chúng ta, nhưng đi kèm với những thiếu xót và tính cách riêng của họ, điều có thể làm chúng ta bối rối hoặc khó chịu. Làm việc chung với người khác đòi hỏi sự khiên nhẫn hơn làm việc một mình. Nhưng việc xin người khác giúp đỡ - không thành vấn đề đó là gì – sửa máy cắt cỏ hay rửa chén bát – là cách thức tốt để nuôi dưỡng sự tự tin bằng việc biểu lộ lòng quý trọng của chúng ta.
Ai trong chúng ta không thích mình được yêu mến và trở nên hữu dụng? Một đứa trẻ 6 tuổi đang làm rỗng một chiếc máy rửa chén bát (ngay cả khi cô/cậu bé ấy làm vỡ 1 hay 2 cái đĩa), hoặc một cụ già ngồi trên chiếc xe lăn của mình, người đã mất hàng giờ sửa cái đồ chơi bị hư cảm thấy hạnh phúc vì họ thật cần thiết. Và khi chúng ta có những người bạn mới, một trong những cách tốt nhất để phá vỡ tảng băng và tạo sự liên kết là có thể nấu một bữa ăn cùng nhau. Vậy, tại sao không có sự giúp đỡ nhau?
Christine Ponsard
Agnes Bích Quyên, fmm chuyển ngữ