Cách đây một vài năm, khi một ai đó hỏi tôi, “Bạn có khỏe không?”, tôi luôn trả lời khỏe, với một nụ cười to nhất và giả tạo nhất. Câu trả lời thật sự cho câu hỏi đó là: “đầu óc tôi quá căng thẳng”, nhưng hầu như, câu hỏi “Bạn khỏe không?” có tính cách chiếu lệ và không thật sự là sự tra hỏi – vì thế chúng ta trả lời cách lịch sự theo quán tính. Nhưng hôm nay, nếu bạn hỏi tôi, tôi sẽ trả lời “khỏe”, và thật sự khỏe (không phải là sự căng thẳng điên cuồng).
Điều này nói rằng, mặc dù tôi đang tiến bộ, tôi vẫn tìm thấy chính mình. Bất kì giây phút rảnh rỗi nào đều có đầy sự bận rộn. Mặc dù tôi có một vài căng thẳng trong cuộc sống, thỉnh thoảng tôi cảm thấy như mình nên bận rộn hơn và bắt đầu tạo ra sự căng thẳng không cần thiết để lấp đầy khoảng trống.
Nếu bạn gặp trở ngại với căng thẳng, tự áp đặt hoặc không có, tôi giới thiệu với bạn một người phụ nữ. Cô ấy là người phụ nữ của thế kỉ 19, một nữ tu dòng Cát Minh, Sr. Marie-Aimee of Jesus và Sr đã viết một cuốn sách nhỏ với tựa đề Mười hai cấp độ của sự thinh lặng.
Ý định của Sr muốn giúp mọi người đạt được sự thinh lặng nội tâm để họ có thể nhận ra Chúa cách tốt hơn. Nhưng tôi nhận ra rằng, nếu hôm nay bạn nhìn vào các bước của Sr, bạn có thể sử dụng chúng cách tức thời để giúp chiến đấu với sự bận rộn và căng thẳng hằng ngày. Khi bạn thoát khỏi sự căng thẳng, việc nhận được sự bình an nội tâm lâu dài trở nên hiện thực.
Cùng xem 6 điểm đánh động từ Sr Marie-Aimee và nếu bạn thấy bạn có thể tìm ra những cách khác để thay đổi thói quen hằng ngày của mình trong việc trả lời chúng.
- sự thinh lặng lời nói
Chúng ta tràn ngập với những cuộc đối thoại hằng ngày. Ví dụ, nhắn tin. Có phải những tin nhắn bạn gởi đi thật cần thiết, hoặc bạn có thể cắt bớt vài tin nhắn và thả cho đầu óc khoảng không gian? Bạn có thể sắp xếp một khoảng thời gian trong ngày và gởi tin nhắn, sau đó không nhắn tin trong khoảng thời gian này? Điều này có thể cho phép bạn có một không gian đầu rõ ràng hơn.
- Sự thinh lặng những hành động hoặc chuyển động
Có bao giờ bạn cảm giác lo lắng? Trong một khoảng thời gian, tôi run chân khi tôi suy nghĩ hoặc chán nản. Khi một ai đó chỉ về phía tôi, tôi nhận ra sự chuyển động liên tục không thật sự giúp tôi và tôi đã làm việc để thay đổi thói quen này. Cố gắng để tìm ra một vài chuyển động hoặc hành động bạn thường làm trong ngày điều chỉ thêm vào chất độn, và điều thật sự làm cho bạn mất bình tĩnh và bận rộn hơn.
- sự thinh lặng sự tưởng tượng
Bạn có dành nhiều thời gian trong ngày để nghĩ về tương lai sẽ như thế nào không? Điều này có thể là điều bạn sẽ làm vào ngày mai, hoặc điều bạn sẽ làm khi bạn về đến nhà tối nay, hoặc điều bạn sẽ làm vào giờ trưa. Bất kể tương lai xa thế nào bạn đang tìm kiếm, tốt hơn hết, bạn tập trung vào giây phút hiện tại nếu bạn muốn nuôi dưỡng sự bình an nội tâm.
- Sự thinh lặng những kí ức
Việc ở lại quá nhiều trong quá khứ, cách đặc biệt nếu bạn bị dấy lên những kí ức tiêu cực, thật có hại cho việc ở lại trong sự bình an. Dừng lại việc thường xuyên gợi lại những kí ức làm bạn đi xuống.
- sự thinh lặng với những tình huống và người khác
(Sr Marie-Aimee gọi điểm này là “thinh lặng với tạo thành”, và tôi đã thay đổi nó ở đây). Một cách để ở lại trong cái bẫy bằng việc lập đi lập lại những tình huống hoặc cuộc hội thoại trong đầu của bạn cách không cần thiết. Vòng xoắn ốc liên tục này làm vướng chân và cướp đi sự bình an của bạn hết lần này đến lần khác.
- sự thinh lặng những cảm xúc
Bạn cảm thấy cái gì là quan trọng, nhưng nó có thể trở nên quá tập trung vào những cảm xúc. Khi bạn đặt quá nặng vào những cảm xúc của mình, chúng có thể và làm hủy hoại lượng lớn sự bình an mà bạn có. Giữ trong trí điều bạn có thể luôn chọn để làm thay vì những cảm xúc, đặc biệt khi bạn biết điều bạn nên làm nhưng chỉ vì không muốn làm.
Hôm nay, bạn có thể làm điều gì để nuôi dưỡng sự bình an nội tâm? Tìm một bước nhỏ để thực hiện ngay lập tức để thoát khỏi một phần nhỏ của sự căng thẳng. Nếu bạn có thể thoát khỏi một phần nhỏ ấy, bạn có thể thấy sự bình an hơn là khả năng hữu hình.
Chuyển ngữ: Agnes Bích Quyền, fmm.