Luật Nghiệp Quả
Thành phố (City Slickers) qua tài diễn xuất của Billy Crystal. Xét về một khía cạnh nào đó, đây là một bộ phim đạo đức tuyệt vời, tập trung vào ba người đàn ông trung niên ở New York đang rơi vào khủng hoảng của tuổi trung niên.
Những người vợ quá chán nản với các đức ông chồng, nên đã tặng cho các ông một món quà, là suất tham dự cuộc đua ngựa xuyên New Mexico và Colorado. Và ba chàng thành thị này dấn vào một cuộc đua xuyên vùng hoang dã. Phần hài kịch của bộ phim tập trung vào kỹ thuật cỡi ngựa vớ vẩn, sự ngờ nghệch về ngựa cũng như về vùng hoang dã của ba chàng. Đoạn nghiêm túc nhất là lúc họ nói chuyện với nhau để cố xác định những vật lộn với việc mình ngày càng già đi và những bí ẩn lớn trong đời.
Và một này nọ, khi họ đang bàn về chuyện làm tình, một trong số ba người, Ed, nhân vật ít dè dặt đạo đức nhất, hỏi hai người kia liệu họ có phản bội vợ mình và đi ngoại tình nếu như biết được chắc rằng mình sẽ không bao giờ bị bắt tội hay không. Mitch, nhân vật do Bill Crystal thủ vai, lúc đầu trả lời câu hỏi kiểu tếu táo, chắc chắn rằng đây là chuyện bất khả thi: Bạn luôn luôn bị bắt tội! Tất cả mọi chuyện ngoại tình cuối cùng đều bị lộ. Nhưng Ed nhấn mạnh câu hỏi của mình là: “Nhưng giả sử bạn không bao giờ bị bắt tội. Giả sử bạn có thể giấu được nó suốt. Liệu bạn có lừa vợ mình mà ngoại tình, nếu như chẳng một ai biết được chuyện này, hay không?” Mitch trả lời: “Không, tôi vẫn sẽ không làm!” “Tại sao,” Ed hỏi, “chẳng ai biết mà.” “Nhưng tôi biết,” Mitch trả lời, “và tôi sẽ ghét bản thân mình vì tôi đã làm như thế!”
Có một sự khôn ngoan đạo đức ở trong câu trả lời đó. Đến tận cùng, không một ai làm chuyện gì xấu mà thoát được. Chúng ta luôn luôn bị bắt tội, ít nhất là do chính bản thân mình và do sinh lực đạo đức bên trong hơi thở của chúng ta. Hơn nữa, dù có bị bắt tội hay không, sẽ luôn luôn có hậu quả. Đây là một nguyên tắc đạo đức thâm sâu không trốn tránh được, ghi đậm trong kết cấu của vũ trụ. Và đã được cảm nghiệm vũ trụ của con người chứng thực đúng là thế. Đến cuối cùng, không một ai trốn tội được, cho dù tất cả mọi sự có chứng tỏ điều ngược lại.
Chúng ta thấy chân lý này được cưu mang trong tâm điểm của Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, và tất cả các tôn giáo Đông phương, với khái niệm thường được gọi là Luật Nghiệp quả. Nghiệp (Karma) là một từ tiếng Phạn nghĩa là hành động hay việc làm, nhưng nó ngụ ý rằng tất cả mọi hành động, mọi việc làm của chúng ta gây nên một từ trường sức mạnh trả ngược lại cho chúng ta, cụ thể là, gieo nhân nào gặt quả ấy. Bởi thế, các chủ tâm và hành động xấu sẽ trả ngược vào chúng ta và gây nên sự bất hạnh, cũng như một chủ tâm và hành động tốt sẽ trả ngược vào chúng ta và cho chúng ta hạnh phúc, bất chấp người khác nhìn thấy và nhận thức về chuyện này như thế nào. Vũ trụ có luật riêng của mình để bảo đảm cho chuyện này.
Chúa Giêsu cũng không lạ gì với khái niệm này. Nó hiện diện khắp trong lời dạy của ngài, và có những lúc được trình bày rất rõ ràng: “Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy (Lc 6, 8-38)
Về căn bản, Chúa Giêsu đang nói với chúng ta rằng làn khí chúng ta thở ra cũng là làn khí chúng ta hít vào, và đây là sự thật với tất cả mọi tầm mức hiện hữu. Nói đơn giản, nếu chúng ta phát quá nhiều CO2 và CO vào không khí, thì đến cuối cùng chúng ta sẽ thấy mình bị ngột ngạt vì chúng. Và điều này đúng ở mọi mức độ đời sống. Nếu chúng ta thở ra sự chua cay, đến cuối cùng sẽ thấy mình đang hít vào sự chua cay. Nếu chúng ta thở ra sự bất lương, đến cuối cùng sẽ thấy mình đang hít vào sự bất lương. Nếu chúng ta thở ra sự tham lam và keo kiệt, đến cuối cùng sẽ thấy mình hổn hển cần một hơi quảng đại trong cái thế giới ngột ngạt bởi tham lam và keo kiệt. Ngược lại, nếu chúng ta thở ra sự quãng đại, yêu thương, chân thật, và tha thứ, đến cuối cùng, cho dù thế giới quanh mình có bất lương và hèn hạ thế nào đi nữa, chúng ta vẫn thấy đời mình ở trong một thế giới quãng đại, yêu thương, chân thật và tha thứ.
Những gì chúng ta thở ra, đến cuối cùng chính là những gì chúng ta hít vào. Đây là một chân lý không bàn cãi, khắc sâu trong cấu trúc vũ trụ, khắc sâu trong cuộc đời, trong tất cả mọi tôn giáo thật, trong mọi lời dạy của Chúa Giêsu, và trong mọi lương tâm vẫn còn nuôi dưỡng đức tin tốt đẹp.
J.B. Thái Hòa dịch