Cẩm nang nên theo khi dùng các trang mạng xã hội
Đức Bênêđictô XVI xử dụng tài khoản Twitter đầu tiên vào tháng 12-2012, sau đó Đức Phanxicô tiếp tục dùng tài khoản này, Giáo hội càng ngày càng có mặt trên các trang mạng. Một giáo phận ở Anh đã đưa ra “chín điều răn để dùng trên các trang mạng xã hội” để các linh mục có thể giảng trên mạng!
Giáo phận Bath và Wells, ở phía đông-nam nước Anh đã chuẩn bị một cẩm nang để các tu sĩ dùng trên mạng. Trả lời phỏng vấn của cơ quan truyền thông BBC, phát ngôn viên của giáo phận cho biết “giáo phận phải làm như một tín hữu, dù trên Internet, ngoài đường, ở bưu điện cũng như ở quán cà phê”. Nếu giáo phận Bath và Wells thú nhận đã thiếu chuẩn bị cho “cơn bão” gây ra do chín điều răn nhưng họ rất hãnh diện và hy vọng có nhiều tu sĩ sẽ giảng đúng Lời Chúa trên trang mạng.
1- Không được hấp tấp
Nhanh nhẹn cấp thời trên mạng xã hội là điểm mạnh. Chúng ta có thể trả lời nhanh chóng các câu hỏi hoặc đưa ra các ý kiến về các vấn đề thời sự. Nhưng trả lời nhanh không có nghĩa là trả lời thiếu suy nghĩ. Đó có phải là một câu chuyện tôi muốn chia sẻ không? Nếu mẹ tôi đọc thì sao? Nếu Chúa đọc thì sao? Nếu tin này thành trang nhất trên các báo thì sao?
2- Một khi ở trên Internet, là ở mãi mãi
Trên mạng xã hội, cập nhật được làm ngay lập tức và sau đó các tin nhắn đi vào quên lãng rất nhanh. Nhưng những gì bạn đăng lên là còn mãi mãi. Một người khác có thể dùng tin của bạn hoặc nhắc đến ở những nơi khác, hàng tuần, hàng năm sau này.
3- Bạn là một đại sứ
Là tu sĩ hay nhân viên của tu sĩ, bạn được xem như người của Giáo hội. Khi bạn nêu tên Giáo hội trong sứ điệp của bạn, bạn cẩn thận vì những sứ điệp này là của riêng bạn.
4- Bạn không giấu mình
Ẩn danh hoặc tên giả không đẹp mắt trên Internet. Chúng ta dùng mạng xã hội để biết nhau. Như vậy ẩn danh là vô ích. Nếu bạn muốn dùng một tên khác, bạn phải làm sao để người khác biết được bạn nhờ mô tả cá nhân của bạn trong nơi dành riêng cho thông tin này. Nếu bạn chia sẻ một trang cho nhiều người khác, bạn có thể ký tên bạn trên các chia sẻ này.
5- Phải phân biệt lãnh vực công và lãnh vực tư
Trong cuộc sống hàng ngày, rất khó để phân biệt lãnh vực công và lãnh vực tư. Cũng vậy trên Internet. Một ý kiến tư có thể bị cho là ý kiến của Giáo hội chung chung. Vậy, phải dùng một tài khoản với tư cách là linh mục và một tài khoản cho cá nhân mình. Cẩn thận khi dùng các thông tin cá nhân.
6- Cẩn thận với các tin nhắn riêng
Khoảng cách nghiệp vụ có thể rất khó để duy trì trong quan hệ với các trẻ em hoặc với những người gặp khó khăn khi liên hệ với họ bằng tin nhắn riêng. Chúng tôi khuyên nên gởi tin nhắn cho một nhóm thay vì gởi riêng cho từng người.
7- Ở trong phạm vi hợp pháp
Trên Internet, không có gì là riêng tư hoặc cá nhân. Theo luật, nếu có hơn một người có thể xem được một nội dung thì nó thuộc về lãnh vực công. Cấm không được vu khống, ăn cắp văn hay dùng những dữ liệu đã được bảo vệ. Không đăng những gì bạn sẽ không nói ở nơi công cộng.
8- Phải tôn trọng tính bảo mật
Việc dùng các mạng xã hội không thay đổi gì về chính sách bảo mật của Giáo hội. Đăng nội dung các buổi họp “riêng” của Giáo hội hay một buổi thảo luận riêng tư là không đúng. Bạn hãy nhớ: Có phải tôi là người chia sẻ chuyện này không? Nếu bạn nghi ngờ thì đừng làm.
9- Cẩn thận cho tính an toàn của bạn
Không đưa ra thông tin cá nhân. Địa chỉ, số điện thoại của bạn phải giữ riêng tư.
Nguyễn Tùng Lâm dịch