Chấp nhận chính mình

Chúng ta cần chấp nhận hiện hữu của mình; rồi có cả một quá khứ cần được chúng ta đón nhận; có cả những thất bại và tương quan tha nhân cần được chúng ta chấp nhận và có cả một đời người để được chúng ta vui nhận. Vì mỗi ngày có một niềm vui và mỗi cuộc đời là một nguồn vui...

Chấp nhận chính mình

Có những lúc trời yên bể lặng, chúng ta thấy đời sao đẹp thế ! Mọi sự tưởng chừng như dễ chấp nhận đối với ta. Nhưng đến những lúc biển gào sóng thét, chúng ta thấy đời sao bất công ! Mọi sự giờ đây trở nên bế tắc và không thể nào chấp nhận nổi. Cảm nhận ấy là lẽ thường trong cuộc đời. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh có thế nào đi nữa, chúng ta phải đm nhn và chp nhn cuộc đời mình. Vì ai chối bỏ cuộc sống của mình, họ chối bỏ chính hiện hữu của mình và như thế, sống như thể chết vậy ! Chúng ta không chấp nhận đầu hàng cuộc sống này, cần tập chấp nhận chính mình. Chúng ta không phải một sớm một chiều mà dễ dàng chấp nhận chính mình đâu ! Đây là bài học làm người mà chúng ta phải sống và trả giá suốt đời. Quả thật, trước tiên, chúng ta cần chấp nhận hiện hữu của mình; rồi có cả một quá khứ cần được chúng ta đón nhận; có cả những thất bại và tương quan tha nhân cần được chúng ta chấp nhận và có cả một đời người để được chúng ta vui nhận. Vì mỗi ngày có một niềm vui và mỗi cuộc đời là một nguồn vui.

HIN HU

Nếu hiểu hiện hữu là yếu tố cơ bản và nền tảng cấu thành đời sống mỗi người thì việc chấp nhận hiện hữu của mình ắt phải được chúng ta quan tâm hàng đầu. Nhưng thực tế cho thấy, đôi khi chúng ta đã khước từ hiện hữu của mình cách nào đó.

Trước tiên, chúng ta nhận ra có những bậc cha mẹ đã khước từ con cái của mình vì chúng không có trong kế hoạch của các ngài. Điều này ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của đứa trẻ, và người ta thấy rằng tự nhiên có những khoảnh khắc những đứa trẻ này muốn tự tử mà không biết lý do. Tâm lý học đã trả lời rằng do sự khước từ của cha mẹ đối với đứa bé trong thời kỳ thai nhi. Rồi lớn lên, chúng có những biểu hiện tiêu cực và muốn tự tử từ trong vô thức. Đương sự cần xác tín rằng dù cha mẹ có bỏ con đi nữa thì đã có Chúa đón nhận con. Chính khi sẵn sàng tha thứ cho bố mẹ mình mà họ có thể chấp nhận hiện hữu của mình mà không ngừng vượt qua để lớn lên.

Chẳng hạn: Steve Jobs người trở thành biểu tượng công nghệ của thế giới. Trong một buổi nói chuyện tại đại học Stanford năm 2005, ông đã thừa nhận mình là một đứa con không được người mẹ thừa nhận vì mang thai lúc thời sinh viên mà chưa kết hôn. Thế nhưng, ông đã chấp nhận biến cố ấy như khởi đi từ tuổi thơ bất hạnh để trở thành bậc thiên tài về công nghệ vi tính. Thật vậy, chỉ khi chấp nhận hiện hữu của mình, chúng ta mới được người khác chấp nhận và tìm được chỗ đứng của mình trong lòng mọi người.

Hoặc có những người vì quá bám víu vào một mối tình nào đó đến khi nhận ra mình bị phản bội, họ đi đến giải pháp cuối cùng là tự vẫn. Vì không khám phá ra giá trị đích thực của cuộc đời mình mà nhiều người đã khước từ hồng ân sự sống.

Có câu chuyện kể rằng: Một vị vua trồng cạnh lâu đài mình đủ thứ hoa và trái. Quả thật, vườn cây của nhà vua có cảnh sắc tuyệt đẹp. Cảnh sắc ấy cũng là nguồn vui và thư giãn cho nhà vua mỗi khi đi dạo. Rồi một ngày kia nhà vua phải đi xa. Khi trở về, ông vội vã ra thăm vườn và hết sức đau lòng khi thấy cỏ cây trơ trụi.

Ông đến gần cây hoa hồng vốn cung cấp những cánh hoa nhan sắc tuyệt vời, hỏi xem có chuyện gì đang xảy ra. Cây hoa hồng tâm sự: “Tôi nhìn thấy cây táo kia và tự nhủ chẳng bao giờ mình sinh sản được những trái ngon như thế, rồi tôi chán nản và khô héo”.

Nhà vua lại đến thăm cây táo đang tàn úa và nghe nó kể lể: “Tôi nhìn cánh hồng kiêu sa đang tỏa hương và tự nhủ sẽ chẳng bao giờ tôi được đẹp đẽ và dễ thương như thế, rồi tôi bắt đầu khô héo”.

Thế rồi nhà vua phát hiện một cánh hoa bé bỏng vẫn tràn đầy sức sống. Khi được hỏi thăm, cánh hoa tâm sự: “Tôi cũng sắp úa tàn vì thấy mình không có vẻ đẹp của đóa hồng, cũng chẳng có trái ngon của cây táo, nhưng rồi tôi tự nhủ: Nếu nhà vua, vốn là người giàu có và quyền lực, không muốn tôi có mặt trong cánh vườn này, thì ông đã bứng tôi đi lâu rồi. Còn nếu nhà vua muốn giữ tôi lại, hẳn là vì ông muốn tôi là tôi chứ không là cái gì khác. Kể từ đó, tôi vui tươi và vươn cao sức sống hết sức có thể.

Có hai bài học được rút ra ở đây:

-So sánh sinh hủy diệt.

-Khám phá nét độc đáo và duy nhất của bản thân dưới ánh nhìn của Thiên Chúa.

Chúng ta có thể liên tưởng vị vua ấy chính là Thiên Chúa, Ngài đã muốn bạn có mặt trên đời, và chắc hẳn, Ngài có chương trình cho riêng bạn. Và bạn có giá trị trước mắt Thiên Chúa. Đó là động lực giúp mỗi người chấp nhận hiện hữu của mình để vươn lên những tầm cao như lòng Ngài mong đợi.

Ngoài ra, con người cũng có thể chối bỏ hiện hữu của mình khi đối diện với đau khổ. Điển hình là ông Gióp trong Kinh Thánh; ông đã nguyền rủa ngày ông chào đời: “ Phải chi đừng xuất hiện ngày tôi đã chào đời, cũng như đêm đã báo: ‘Đứa con trong bụng mẹ là một nam nhi !’… Sao tôi không chết đi lúc vừa mới chào đời, không tắt thở ngay khi lọt lòng mẹ” (G 3,3.11). Cho dù con người có nguyền rủa, kêu la, khóc than thế nào đi nữa thì đau khổ vẫn còn đó ! Thậm chí, khi đó, thay vì vơi bớt nỗi đau, lại càng làm cho vết thương loét dần.

Có một cách giúp con người đón nhận thực tại hiện hữu này là khám phá ra ý nghĩa và giá trị đằng sau những gì bản thân đang chịu đựng, vì biết rằng thánh giá không quá sức ta. Nếu Thiên Chúa đã thinh lặng khi Con Một mình chịu treo trên thập giá để cứu độ nhân loại thì việc Ngài thinh lặng khi thấy ta chịu đau khổ, chắc hẳn là sinh ích cho chính mình và nhiều người. Ý nghĩa và giá trị cứu độ đã được hoàn tất sau cuộc Phục Sinh của Đức Kitô. Chính khi ý thức có Ai đó đang đồng hành với mình, nỗi đau sẽ giảm trừ, nỗi buồn sẽ vơi đi và niềm cảm thương được nhân rộng; nhường chỗ cho một cuộc chữa lành. Quả thật, khi đó bản thân được lớn lên nhờ đau khổ và thử thách; đồng thời, nó là bài trắc nghiệm cho lòng trắc ẩn của tình yêu nhân loại dành cho nhau và cho Thiên Chúa.

QUÁ KH

Quá khứ đã sang trang, đã đi vào lịch sử. Chúng ta không thể nào thay đổi lịch sử nhưng không thể nào để nó mưu toan gieo ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống hiện tại. Để được thế, chúng ta cần chấp nhận quá khứ.

Đôi khi nghĩ lại tôi nhận ra mình là một cô bé ngô nghê và ngờ nghệch chẳng biết gì là chuyện đời; thiếu kinh nghiệm và đơn sơ quá lẽ. Một chút xấu hổ nào đó thoáng quá nhưng đừng để lại điều gì mặc cảm.  Đức Phanxicô đã có lần khẳng định: sự xấu hổ giúp ta sống khiêm tốn hơn; còn mặc cảm khiến ta sống sợ hãi và cố chấp. Nếu như sống khiêm tốn giúp chúng ta dễ dàng cởi mở với những gì mới mẻ trước mắt thì sự sợ hãi và cố chấp khiến ta thu mình vào vỏ bọc cái tôi an toàn. Chúng ta chỉ có thể lớn lên khi ý thức mình đã qua một thời non dại, nhưng chúng ta cứ mãi ấu trĩ khi cuộn mình trong tổ kén mong manh.

Có thể nói, chấp nhận một quá khứ đã qua là cách sống an hòa với chính mình. Chúng ta đã từng nghe câu chuyện của hai nhà sư trẻ. Một người đã chấp nhận phạm giới để cõng một cô gái qua khỏi vũng nước và đã để cô lại bên bờ; còn vị sư trẻ kia không thể nào chấp nhận hành động lố bịch ấy của người bạn. Cuối cùng, người này đã để cô gái lại bên bờ kia, còn vị sư trẻ nọ lại cõng cô ta mãi trong đầu. Thế ai là người sống an nhiên tự tại và an hòa với chính mình ? Chỉ có những người quên đi chặng đường đã qua, lao mình về phía trước; chỉ có những người chấp nhận để cho quá khứ trôi qua và đặt nó một giá trị đúng đắn nào đó trong lịch sử cuộc đời; để rồi tiếp tục sống phút hiện tại với sự ngạc nhiên mới nơi những thực tại đang chào đón chúng ta.

Nếu ông Lêvi không chấp nhận quá khứ của mình, ông chẳng đi theo Chúa để trở thành một vị thánh sử ghi chép Tin Mừng. Nếu ông Phaolô không chấp nhận quá khứ mình là một kẻ bách hại đạo, ông đã chẳng can đảm và tự tin khi giáp mặt với các Kitô hữu tiên khởi mà ông toan bắt giữ. Hoặc nếu thánh Augustinô không chấp nhận quá khứ lầm lạc của mình, ngài đã không trở thành bậc thầy trong Giáo Hội. Thật vậy, chỉ những ai chấp nhận quá khứ của mình, họ mới khả dĩ khám phá ra ơn gọi và sống sứ vụ của mình cách triệt để hơn. Khi ấy, chấp nhận quá khứ của mình là một bước khám phá niềm vui sống.

THT BI

Có thể nói, chấp nhận thất bại là một điều hết sức khó khăn nơi mỗi người chúng ta; dẫu biết rằng:

Ai chiến thắng mà không từng chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần.

Chúng ta đã thất bại trong việc dựng xây cuộc đời mình; mọi sự đều đổ nát. Nhưng đó lại là loại xà bần đổ nền rất chắc cho ngôi nhà tương lai. Thất bại là qui luật đào thải tự nhiên của vạn vật, nhưng nếu ai chấp nhận nó, ắt sẽ nên khôn ngoan và cẩn trọng hơn khi tận dụng những cơ may trong cuộc đời.

Biết đâu, nhờ thất bại chúng ta có thời gian để lượng giá về bản thân mình. Phải chăng bản thân chưa lường sức đủ để chớp lấy cơ hội thăng tiến ? Có những ảo tưởng mà chỉ nhờ thất bại con người mới ngộ ra. Có những giới hạn mà chỉ nhờ thất bại con người mới thực sự thừa nhận. Khi ấy, thất bại lại trở nên một lợi thế giúp bản thân biết mình hơn, nhờ đó, trăm trận trăm thắng.

Bài thực tập thú vị được gợi ý trong phần này là mm cười vi chính mình. Tập mỉm cười với những thất bại và giới hạn của bản thân trong hiện tại để có thể vui cười với chính mình trong tương lai. Có thể chính nhờ thất bại mà con người sẽ nhận ra giá trị từng nỗ lực của bản thân để thành công. Và khi ấy, thành công không làm con người ngạo mạn trái lại, luôn tinh tế và trân trọng những công khó mình làm ra.

THA NHÂN

Chúng ta thử hỏi tha nhân có liên quan gì đến việc chấp nhận chính mình ? Phải chăng có một mối dây vô hình ràng buộc tôi với hiện hữu của tha nhân ? Kinh nghiệm trong cuộc sống cho thấy: tha nhân là thành phn bn thân ta. Chính vì thế, chấp nhận tha nhân đồng nghĩa với việc chấp nhận chính mình.

Tha nhân có những thứ gì đó mà ta không có. Cũng như những thứ ta có mà tha nhân đang cần. Như thế, khi ta đón nhận tha nhân vào trong cuộc sống của mình, cách nào đó, chúng ta làm phong phú bản thân, và ngược lại, khi tha nhân đón nhận ta, họ cũng được lắp đầy cách nào đó trong sự tương tr lẫn nhau. Và như thế, khi chấp nhận tha nhân nghĩa là ta chấp những mặt yếu kém của mình nhờ sự bù đắp của họ.

Cũng có khi cả ta và tha nhân cùng một sở thích, một tính cách như nhau hay cùng chung lý tưởng…khi ấy, sự tương đng của hai bên sẽ giúp nhau tiến bộ và lớn lên trong tình tương thân tương ái.

Để có một tình thân lâu bền, điều cần thiết là có những qui định ngầm cách nào đó ngỏ hầu có thể xa nhau đ đ tôn trng nhau và gn nhau đ đ yêu thương nhau. Chính khi một ai đó phá đi ranh giới của mình để đi sâu vào “thế giới riêng” của người khác mà ngay cả vợ chồng cũng ly dị nhau vì sự tổn thương không thể được chữa lành. Bởi đó, sự tôn trọng thực sự luôn cần thiết cho hai tâm hồn chấp nhận nhau. Thế rồi, một khi chấp nhận nhau bằng cách tôn trọng mối tương quan ấy, họ sẽ tiến tới bước nữa trong tình tương áchân thành và tránh làm tổn thương nhau.

Xét cho cùng, chấp nhận tha nhân là chấp nhận họ như h làKhông có một sự áp đặt hay mưu toan chi phối đời sống người khác. Khi ấy, họ sống cm thc thuc v nhau như thể tôi là niềm hãnh diện của bạn và bạn là niềm vui của đời tôi.

KT LUN

Cuộc sống muôn mặt vô cùng phong phú, cuộc đời muôn vạn nẻo đường để bước đi, hành trình chấp nhận là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong lãnh vực phát triển cá nhân, là khả năng thừa nhận toàn bộ sự thật về chính mình. Trong đó, sự hiện hữu, quá khứ, thất bại và cả tha nhân được chủ thể hội nhập vào đời sống mình như những nhạc cụ hòa chung trong một bản nhạc cuộc đời duy nhất. Mặc dù còn đó những cung đàn lạc giọng nhưng một khi chấp nhận nó trong cuộc đời, chúng ta dễ b qua và vượt qua những ích kỷ nhỏ nhen khiến tinh thần mệt mỏi mà sống vui trong từng khoảnh khắc cuộc đời đang chào đón chúng ta.

EYMARD An Mai Đ O.Cist.

(Bài viết được tác giả gửi đến dongten.net)