Vẻ bắt mắt của món ngon Việt được đề cử kỷ lục châu Á

Trong 57 quốc gia và vùng lãnh thổ của châu Á, Việt Nam được xem là một trong những nước có văn hóa ẩm thực độc đáo và đa dạng. Sự độc đáo ấy có được từ những món ăn truyền thống kết hợp với những bí quyết và công nghệ chế biến chúng, đến các sản vật và chế phẩm đi kèm, và kể cả triết lý “âm dương” trong việc kết hợp các nguyên liệu, gia vị của món ăn sao cho hài hòa, đảm bảo dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe.
Vẻ bắt mắt của món ngon Việt được đề cử kỷ lục châu Á
Danh sách đề cử 15 món ngon Việt gồm có: Phở - bún chả - chả cá Lã Vọng - bún thang của Hà Nội, bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng, phở khô Gia Lai, bánh canh Trảng Bàng, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn và cơm tấm Sài Gòn, bánh cóng Sóc Trăng. Đây được xem là những món ăn chỉ ở Việt Nam mới có khi so sánh với các nước khu vực châu Á.
Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương vị rất ngon và bổ dưỡng do được phối hợp từ nhiều loại gia vị và nguyên liệu khác nhau kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai ăn rất hấp dẫn. Thành phần chính của phở là bánh phở và nước dùng cùng với thịt bò hay gà cắt lát mỏng. Ngoài ra còn kèm theo các gia vị như: tương, tiêu, chanh, nước mắm, ớt... Những gia vị này được thêm vào tùy theo khẩu vị của từng người dùng.
Phở hấp dẫn người ăn vì nước dùng (nước lèo) có hương vị rất ngon
và bổ dưỡng do được phối hợp từ nhiều loại gia vị, nguyên liệu khác nhau,
kết hợp với bánh phở vừa mềm vừa dai ăn rất hấp dẫn.
 
Xưa kia, cơm tấm được xem là món ăn của nhà nghèo, người ta tận dụng những hạt gạo xay bị gãy để nấu cơm. Qua thời gian, cơm tấm thăng hoa ở đất Sài thành và nhiều người đã làm giàu từ món ăn bình dân này.
Xưa kia, cơm tấm được xem là món ăn của nhà nghèo, người ta tận dụng những hạt gạo xay bị gãy để nấu cơm. Qua thời gian, cơm tấm thăng hoa ở đất Sài thành và nhiều người đã làm giàu từ món ăn bình dân này.
Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch với các món hải sản tươi ngon, bên cạnh đó, món ăn dân dã được nhiều du khách chọn lựa trong cuộc hành trình của mình mỗi khi đến Vũng Tàu là món bánh khọt.
Vũng Tàu được biết đến là thành phố du lịch với các món hải sản tươi ngon. Ngoài ra, món ăn dân dã được nhiều du khách chọn lựa trong cuộc hành trình của mình mỗi khi đến Vũng Tàu là bánh khọt. Nguyên liệu để tạo nên những chiếc bánh khọt nhỏ xinh là bột gạo, nhưng cách pha chế phải khéo léo, nếu cho bột nhiều hơn nước bánh sẽ khô và không có độ dai, còn nước nhiều hơn bột bánh lại bị nhão, không giòn. Chiếc bánh khọt ngon phải vừa giòn vừa dai. Mỗi chiếc bánh khọt chỉ vừa bằng miệng tách uống trà, bên trên được trang trí bằng màu đỏ của mấy con tôm lột sạch vỏ, màu xanh của hành lá xắt nhuyễn, đôi khi lại có bột tôm xay rải lên mặt bánh.
 
Chỉ cần một chút gia vị cùng với thịt heo và bột gạo, nhưng món bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh) đã trở thành một món ăn đặc sản không thể bỏ qua đối với những ai đặt chân đến vùng đất miền Đông Nam bộ này.
Chỉ cần một chút gia vị cùng với thịt lợn và bột gạo, nhưng món bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh) đã trở thành một món ăn đặc sản không thể bỏ qua đối với những ai đặt chân đến vùng đất miền Đông Nam bộ này. Bột bánh canh được làm từ loại gạo ngon, ngâm kỹ qua một đêm để gạo đủ độ mềm, sau đó đem xay nhuyễn và lọc lấy tinh bột, đem hấp chín để tạo thành những sợi bánh canh vừa mềm, vừa dẻo lại trắng muốt.
Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm.
Tên gọi bánh cóng xuất phát từ chiếc cóng, một dụng cụ bằng kim loại không rỉ, hình nón cụt, miệng loe, có cán cầm để chiên. Cách làm bánh cóng không phức tạp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào cách chọn nguyên liệu, pha chế bột, khéo léo khi đổ khuôn để nhân bánh phân bổ đều và đẹp, cho đến thao tác chiên bánh sao cho vàng đều và dậy mùi thơm.
Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ níu chân thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức, sẽ là hương
vị nhớ về của những người đi xa.
Một bát bánh đa cua ngon, hấp dẫn phải hội tụ đủ 5 màu: màu gạch cua nâu hồng, màu bánh đa nâu sậm, màu xanh mướt của lá lốt, rau muống, hành lá, chanh; màu đỏ tươi nơi trái ớt và vàng rộm của hành khô. Màu sắc bắt mắt kết hợp với hương vị thơm ngon, béo ngậy chắc chắn sẽ níu chân thực khách dù chỉ một lần được thưởng thức, sẽ là hương vị nhớ về của những người đi xa.
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế mộng
mơ. Một tô bún bò đậm đà mùi thơm của sả, vị cay của ớt, vị béo của thịt, chả, dầu ăn và huyết heo.
Bún bò Huế là một trong những món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ Huế mộng mơ. Một tô bún bò đậm đà mùi thơm của sả, vị cay của ớt, vị béo của thịt, chả, dầu ăn và huyết heo.
Trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường, nhà văn Thạch Lam đã viết về sự hấp dẫn của món bún chả như sau: “... Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi
khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?...
Trong tác phẩm Hà Nội 36 phố phường, nhà văn Thạch Lam đã viết về sự hấp dẫn của món bún chả như sau: “... Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội đã ứng khẩu đọc hai câu thơ khi ngửi thấy mùi khói chả: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long. Bún chả là đây có phải không?..."
Bún thang có nghĩa là canh nhưng không phải là canh bún riêu cua, canh bún cá rô, cá quả… mà là một món bún không xuất hiện trong
ngày thường, không dành cho những ai vội vàng, háu đói. Nó là món cầu kỳ, kỹ càng, công phu, chỉ có mặt trong những tiệc quan trọng, trở thành những món ngon riêng của người Hà Nội và của Việt Nam.
Bún thang có nghĩa là canh nhưng không phải là canh bún riêu cua, canh bún cá rô, cá quả… mà là một món bún không xuất hiện trong ngày thường, không dành cho những ai vội vàng, háu đói. Nó là món cầu kỳ, kỹ càng, công phu, chỉ có mặt trong những tiệc quan trọng, trở thành những món ngon riêng của người Hà Nội và của Việt Nam.
Món cơm cháy hấp
dẫn thực khách gồm cơm cháy, thịt bò hay tim, cật heo xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua và các loại nước chấm ăn kèm. Miếng cơm cháy được chấm với nước sốt sóng sánh vị của nước mắm mỡ hành, ruốc… cũng có khi là tương nếp.
Món cơm cháy Ninh Bình hấp dẫn thực khách gồm cơm cháy, thịt bò hay tim, cật heo xào với rau như hành tây, nấm rơm, cà rốt, cà chua và các loại nước chấm ăn kèm. Miếng cơm cháy được chấm với nước sốt sóng sánh vị của nước mắm mỡ hành, ruốc… cũng có khi là tương nếp.
Ngoài cà phê và măng khô, người dân phố núi Gia Lai xem phở khô là món ăn không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của mình.
Ngoài cà phê và măng khô, người dân phố núi Gia Lai xem phở khô là món ăn không thể thiếu trong nét văn hóa ẩm thực của mình. Có thể xem món phở khô là sự kết hợp độc đáo giữa hủ tiếu và phở. Sợi phở khô được làm từ bột gạo, không mềm và dẹp như sợi phở mà mảnh và dai như sợi hủ tiếu. Sợi phở khô trụng sơ rồi trộn với thịt bằm, bên trên rắc lớp hành phi vàng ươm, thơm phức. Nước lèo có thịt bò tái, gân, bắp, hoặc bò viên, cũng có thể là thịt gà, rắc thêm chút hành ngò xắt nhỏ, tiêu đen. Rau ăn kèm với phở khô chỉ cần xà lách, húng quế và giá trụng.
Mì Quảng là một món ăn luôn mời gọi bạn khi đặt chân đến Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt. Đúng như tên gọi, mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Nam.
Mì Quảng là một món ăn luôn mời gọi bạn khi đặt chân đến Quảng Nam và các tỉnh miền Trung. Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt. Đúng như tên gọi, mì này có nguồn gốc xuất xứ từ Quảng Nam.
Miến lươn được người dân Nghệ An xem là “món ruột”. Nơi đây có loại lươn chỉ to bằng chiếc đũa. Món này cũng thật cầu kỳ khi chế biến.
Miến lươn được người dân Nghệ An xem là “món ruột”. Nơi đây có loại lươn chỉ to bằng chiếc đũa. Món này cũng thật cầu kỳ khi chế biến. những miếng lươn vàng giòn ôm lấy sợi miến vàng nhạt, trong trong, dai dai. Đó là cái thơm phức của hành phi, của rau răm, cay bùi của tía tô và kinh giới, béo giòn đậu phộng, nồng nồng của ớt trong nước dùng kết hợp giữa mắm và nước ninh từ xương ống, xương lươn giã nát. Riêng lươn được chiên giòn, miếng nào cũng mang đến cái giòn rôm rốp rồi tan dần trên đầu lưỡi như đang thưởng thức một loại nguyên liệu khác chứ không phải cái dai hay cứng thường thấy.
 
Sưu tầm...