Đấng Đáng Kính Pauline Jaricot.

Vào năm 23 tuổi, Pauline rút lui để có thì giờ chiêm nghiệm và bắt đầu viết một tiểu luận : « Tình Yêu Vô biên trong Mình Thánh Chúa », một chiêm nghiệm về mối tình nối kết giữa hai con tim mà Chúa Giêsu tìm kiếm giữa nhân loại, một tình yêu bao la như biển cả của Chúa đối với tạo vật, mà con người đã thờ ơ không tha thiết tìm hiểu mà Pauline muốn tìm kiếm...

Đấng Đáng Kính Pauline Jaricot.
Pt Huỳnh Mai Trác

Kỷ niệm 150 năm Đấng sáng lập Công việc Truyền bá đức tin và Lần Chuổi Mân Côi Sống.

Một ngày Chúa Nhật Mùa Chay năm 1816. Sau Thánh Lễ, Cha Dòng Wurtz, vừa giảng xong về những ảo ảnh phù phiếm của cuộc đời, thì một cô gái nét mặt dịu dàng đẹp đẽ, ăn mặc sang trọng đến gặp ngài và hỏi : « Thưa Cha thế nào là phù phiếm tội lỗi ? » ngài trả lời : « Đối với vài người thì đó là giữ lòng mình khép kín khi Chúa gọi họ để có một nếp sống vươn lên, cao cả hơn nhưng họ đã chối từ ». Cô thiếu nữ có lối ăn bận đẹp đẽ sang trọng có vẽ ngỡ ngàng trước câu trả lời đó.

Cô ấy tên là Pauline-Marie Jaricot. Sinh ra ở Lyon ngày 22 tháng 7 năm 1799 trong một gia đình giàu có, Pauline sống trong nuông chiều và lớn lên trong nếp sống của xã hội thượng lưu , được mọi người chìu chuộng và tâng bốc. Vào mùa thu năm 1814, lần đầu tiên trong cuộc đời Pauline gặp một thử thách quan trọng ; Một tai nạn đã xẩy ra bất ngờ mà Pauline đã thoát chết nhưng mẹ của Bà đã qua đời sau đó.

Nếu ngày đó là một ngày của định mệnh, thì nếp sống khắc khổ của những kẻ khác đã làm cho Pauline cảm xúc mạnh khì cô gái út của gia đình Jaricot đang cần đến Chúa và Pauline đã bị đánh động bởi những lời giảng của Cha Wutz. Sau khi đến xưng tội cùng ngài và xin ngài làm cha linh hướng, Pauline cương quyết từ bỏ nếp sống phù phiếm, trần tục với lối suy tư của thế gian để đi theo Chúa Giêsu Kitô ».

Từ nay, Pauline không còn thèm muốn những loại nước hoa đắt tiền, những đồ nữ trang quý giá nữa. Bây giờ Pauline đã 17 tuổi bắt đầu thực hành nghiêm chỉnh những gì mà Giáo Hội truyền dạy và quyết sống Lời của Phúc Âm. Pauline từ bỏ những bộ áo quân bằng lụa là gấm vóc và ăn mặc đơn sơ như những người thợ thuyền. Pauline dùng thì giờ đến giúp đỡ những người đau ốm, những trẻ mồ côi bị ruồng bỏ và những cô gái điếm lạc loài. Và đến Mùa Giáng Sinh năm 1816, trong lời nguyền âm thầm là giữ mình đồng trinh trước tượng Đức Trinh Nữ ở Fourviere, trước khi xin gia nhập vào Dòng Tôi Tớ Chúa ở Rameaux. Từ nay ước vọng duy nhất của Pauline là hiến dâng tất cả lên Chúa Kitô và xin được san sẽ những đau khổ của Chúa trên Thánh Giá.

Pauline là người đàn bà có nhiều sáng kiến. Năm 1819, Pauline quyết định chọn thêm những người cọng sự, tuyển những nữ thợ thuyền và tổ chức như một công ty, « những con tim tan nát » mà Chúa không chú ý đến, dùng cho công việc truyền giáo ở những nơi của các xứ sở xa xôi.
Người anh của Pauline là Philéas , vừa được thụ phong linh mục, đang cần tiền cho công việc truyền giáo của ngài. Một buổi chiều mùa thu Pauline tổ chức một nhóm người nhỏ để xin đóng góp từng xu nhỏ cho công việc truyền giáo : tổ chức được thành lập từng nhóm nhỏ 10 người, mỗi ngày họ đọc một đoạn kinh ngắn và mỗi tuần dành dụm một số tiền nhỏ và cứ như thế mỗi nhóm cố gây tuyển thêm những nhóm nhỏ khác và trở thành một dây chuyền. . .

Tạo nên những nhóm đọc Kinh Mân Côi Sống Động.
Công thức được đem áp dụng rất có hiệu quả giữa giới thợ thuyền ở Lyon, lan truyền rộng rải rất mau chóng. Số tiền thâu được đều chuyển đến cho Hội Truyền Giáo ở Paris. . .Vào năm 1822, cuộc quyên góp của Hội Truyền Giáo ở Lyon nhận được giải thưởng của Giáo Hội về việc phát triển công việc Truyền Giáo và được Đức Giáo Hoàng ban cho danh dự là Hội Truyền Bá Đức Tin.

Đến năm 23 tuổi, Pauline rút lui để có thì giờ chiêm nghiệm và bắt đầu viết một tiểu luận : « Tình Yêu Vô biên trong Mình Thánh Chúa », một chiêm nghiệm về mối tình nối kết giữa hai con tim mà Chúa Giêsu tìm kiếm giữa nhân loại, một tình yêu bao la như biển cả của Chúa đối với tạo vật, mà con người đã thờ ơ không tha thiết tìm hiểu mà Pauline muốn tìm kiếm : « Ước gì những giác quan của chúng ta phải bị thu hút bởi tình yêu của Chúa Kitô. Ước gì chúng ta cũng biết yêu đáp trả Chúa như vậy ! Lời kêu gọi này được gởi đến cho các linh mục .

Mặc dù Bà dành nhiều thì giờ chiêm nghiệm trước Mình Thánh Chúa không làm cho Bà xao lãng công việc giúp đỡ những người nghèo khó mà trước mắt Bà là một nổi niểm khốn khổ cả tinh thần lẫn vật chất. Năm 1826, Bà sáng lập việc đọc kinh Mân Côi Sống. Lần này nữa nguyên tắc thật là đơn sơ. Mỗi nhóm chừng 15 người cùng nhau tập họp mỗi tháng và mỗi ngày đọc 10 chuổi kinh Kính Mừng suy gẫm những mầu nhiệm về đời sống của Chúa Kitô dưới sự trông nom của Đức Bà Maria.

Nhà de Lorette
Những thơ luân lưu được gởi đi đến từng nhóm, với một Bản Tin ngắn về việc đọc kinh Mân Côi do bà Pauline viết ra. Những người trong Hội kết hợp thân thiết với nhau trong Chúa là một dây chuyền trong việc đọc kinh cầu nguyện đã vượt ra khỏi biên giới của nước Pháp. Chính Đức Karol Wojtyla cũng đã dùng bản văn đó để cầu nguyện Kinh Mân côi trong những năm 1930 mà không hề hay biết đến tác giả, ngài nói vào năm 1986 khi ngài đến kinh lý thăm viếng thành phố Lyon

Mãi cho đến cuối đời, Pauline luôn chăm chú đến công việc cầu nguyện. Vài năm sau đó , bà thành lập một nhà gần Fourvière là Nhà de Lorette, với vài người bạn đồng hành cùng chí hướng: ‘Dòng con cái Đức Bà Maria , sống theo nếp sống tu hành, ở đó bà tìm cách giúp đỡ những nhà truyền giáo và những người thợ thuyền nghèo khổ. Pauline là người tiên khởi muốn đổi mới nếp sống của thợ thuyền. Trong mười năm mặc dù sức khoẻ yếu đuối bà được lành khỏi như một phép lạ. Pauline nghĩ đến đó « là nhờ lời cầu nguyện công việc của thợ thuyền ! »

Vào năm 1845, bà tưởng tượng ra là đóng góp một số tiền bạc để thành lập một nhà máy ở Vaucluse và ở đó tổ chức do công nhân điều hành xã hội và kinh tế dựa trên những giá trị Kitô tô giáo. Nhà máy chỉ hoạt động được một thời gian ngắn, mặc dù nhà máy được đặt dưới sự bảo trợ của Đức Mẹ các thiên thần và sau cùng đã phá sản. Đó là hoàn toàn thật bại, nhưng như theo lời của Đức Giáo Hoàng Gioan Phao lo II, thì đây cũng là một một mầu nhiệm để có một thông điệp của Đức Léon XIII « Rerum novarum ».

Bị lường gạt và gian lận, bà Pauline Jaricot tiêu tan tất cả tài sản và danh tiếng. Kể từ năm 1853, bà bị bỏ rới cô đơn còn bi những tai tiếng xấu xa, bị khánh tận bà phải ghi tên vào danh sách những người bần cùng trong giáo xứ để được giúp đỡ. Jaricot qua đời ngày 9 tháng giêng năm 1862, như một người nghèo khổ, đó là điều mà bà mong muốn lúc còn sinh thời.

Được phục hồi lại sau này, bà được Đức Gioan XXIII tôn phong là Đấng Đáng Kính vào tháng 2 năm 1963 và có rất đông người tham dự khánh thành Nhà Lorette vào dịp lễ Thăng thiên 2005. Điều này chứng tỏ bà là khuôn mặt đặc biệt tiên khởi biểu hiệu sự đổi mới của các dòng tu giữa thế kỷ XIX. Trước Công đồng Vatican II, bà Pauline Jaricot là người đề xướng công việc truyền bá đức tin là bổn phận của mọi người đã chịu phép rửa chứ không phải chỉ dành riêng cho các linh mục.

(Trích dịch từ báo La Croix)

Theo Vietcatholic.

Chuỗi Mân Côi sống 

Do Pauline Jaricot sáng lập

Pauline Jaricot là phụ nữ Công Giáo người Pháp được biết đến dưới danh hiệu: vị thành lập Hội Truyền Bá Đức Tin và phong trào Chuỗi Mân Côi Sống.

Sinh năm 1799 tại Lyon, miền Nam nước Pháp, Pauline Jaricot qua đời ngày 9-1-1862. Pauline là út nữ trong một gia đình thượng lưu gồm 7 người con. Cô thừa hưởng từ nơi cha mẹ hiền đức một niềm tin Công Giáo vững chắc và nhiệt thành. Cô tự mô tả: “Tôi sinh ra với óc tưởng tượng linh động, trí khôn nông cạn, tính tình thô bạo và lười biếng. Nhưng khi làm việc gì, tôi hoàn toàn lăn xả vào đó, chứ không làm nửa chừng.. Thiên Chúa ban cho tôi một trái tim thẳng thắn và dễ dàng bốc cháy vì lòng đạo đức. Lúc nhỏ, người ta khen tôi xinh xắn. Chắc phải chết hoặc phải mắc một chứng bệnh gì trầm trọng lắm, mới thoát khỏi vòng kiềm tỏa của những lời dua nịnh ve vãn !”

May mắn thay tại nhà thờ giáo xứ Thánh Nizier, một bài giảng đã đưa Pauline Jaricot, ở tuổi 17, vào đúng con đường cô phải đi. Năm sau vào dịp lễ Giáng Sinh, Pauline lên đền thánh Đức Mẹ ở đồi Fourvière của thành phố Lyon, khấn sống độc thân và hứa giữ mình trinh khiết trọn đời.

Vào đầu thế kỷ 19, xã hội Pháp đắm chìm trong bầu khí bài xích Kitô Giáo. Pauline cảm thấy vô cùng đau khổ. Cô không mảy may có ý định thay đổi xã hội. Nhưng bằng tác động niềm tin, cô muốn đưa các tín hữu Công Giáo đồng hương đương thời vào cuộc sống cầu nguyện. Cô xác tín cầu nguyện là phương thuốc hữu hiệu nhất, có thể chữa trị nạn vô thần nơi giới thượng lưu Pháp thời bấy giờ. Năm ấy Pauline Jaricot 27 tuổi.

Từ đó, xuất hiện tài năng tu đức xuất chúng của Pauline. Cô khởi xướng một phong trào qui tụ khoảng 15 thành viên. Các thành viên gồm đủ hạng người : tốt có, tầm thường có, hoặc chỉ cần thiện chí. Pauline lý luận : “15 cục than, duy nhất một cục cháy hồng, ba bốn cục khác cháy nửa vời, số còn lại im lìm. Nhưng khi để chung tất cả 15 cục than lại với nhau, chúng trở thành một nhóm lửa rực sáng !”

Đó là ý tưởng nòng cốt, khai sinh phong trào “Le Rosaire Vivant - Chuỗi Mân Côi Sống” vào năm 1826. 15 thành viên chia nhau 15 mầu nhiệm Vui-Thương-Mừng. Mỗi thành viên đọc một chục Kinh Mân Côi. Rồi mỗi thành viên tiên khởi có nhiệm vụ cổ động thêm 5 thành viên khác. Đến phiên mình, các thành viên này lại cổ động thêm mỗi người 5 thành viên nữa. Cứ thế, vòng xích “Chuỗi Mân Côi Sống” tăng mãi, tăng mãi, vượt khỏi ranh giới Pháp quốc để lan sang các nước Âu Châu.

Năm năm sau, 1831, Pauline Jaricot viết: “Các chục Kinh Kính Mừng đã gia tăng nhanh chóng bằng một mức độ khôn lường ở Ý, Bỉ, Anh và nhiều nước khác trong đại lục Mỹ Châu. Tràng chuỗi Mân Côi Sống Động đã đâm rễ sâu tận nơi vùng đất Ấn Độ xa xôi và đặc biệt tại Canada. Chúng tôi đang tìm cách phổ biến sang lục địa Phi Châu”.

Sau khi nữ sáng lập viên Pauline Jaricot qua đời vào năm 1862, “Le Rosaire Vivant - Chuỗi Mân Côi Sống” quy tụ được 150 ngàn tổ hợp 15 thành viên. Tổng cộng có 2 triệu 250 ngàn thành viên, nguyên tại nước Pháp thôi.

Trong vòng 15 năm, Pauline Jaricot liên tục đốt nóng hàng triệu thành viên phong trào Chuỗi Mân Côi Sống bằng các thư luân lưu mang tính chất thực tiễn, nhiệt thành và sâu sắc. Chính một vị Linh Mục tuyên úy của phong trào xác nhận : “Các thư luân lưu của cô Pauline nuôi dưỡng các buổi họp của chúng tôi, giống như các thư của thánh Phaolo đối với các tín hữu Kitô tiên khởi vậy”.

Năm 1963, Đức Gioan 23 đã chính thức công nhận các nhân đức anh hùng của Pauline Jaricot. Từ đó cô được gọi là nữ đáng kính.

Pauline Jaricot còn là vị sáng lập Hội Truyền Bá Đức Tin với mục đích cổ động tinh thần truyền giáo và nâng đỡ các nhà thừa sai về cả hai phương diện tinh thần lẫn vật chất. Hội Truyền Bá Đức Tin sau đó thuộc quyền giáo hoàng với tên gọi Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo gồm Hội Thánh Phêrô Tông Đồ và Thánh Nhi Đồng.

Ngày 5 tháng 5 năm 2005 đã có 130 vị chủ tịch quốc gia của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo họp mặt tại Lyon, quê sinh của nữ đáng kính Pauline Jaricot. Hiện nay Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo trợ giúp trực tiếp 1.000 giáo phận thuộc các xứ truyền giáo cũng như nâng đỡ tài chánh cho 42.000 trường học, 1.600 nhà thương, 6.000 trạm y tế và 600 trại phong cùi thuộc 135 quốc gia trên toàn thế giới.

".. Kẻ để hết tâm hồn suy gẫm luật Đấng Tối Cao, từ sáng sớm, đã hăm hở đến cầu nguyện cùng Thiên Chúa là Đấng Tối Cao, Đấng tạo dựng nên mình. Người ấy mở miệng nài van Chúa, cầu xin Người thứ tha tội lỗi. Nếu đẹp lòng Thiên Chúa cao cả, người ấy sẽ dư đầy trí thông minh, ban phát lời khôn ngoan như mưa móc tràn trề, dùng lời kinh mà chúc tụng Thiên Chúa. Người ấy sẽ sử dụng các nhận định và hiểu biết của mình sao cho đúng đắn, sẽ suy gẫm những điều huyền bí cao siêu" (Huấn Ca 39, 5-7).

Sr Jean Berchmans Minh Nguyệt - vaticanvn.