CẢM NHẬN VỀ NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT

Giáo Hội đã chọn năm 2016 làm năm thánh Lòng Thương Xót, trong thời gian qua bạn và tôi đã hiểu thế nào về lời Thương Xót và đã sống thương xót anh chị em mình như Thiên Chúa đã thương chúng ta như thế nào?

CẢM NHẬN VỀ NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT

Chúa nói “Phúc thay ai thương xót Người. Vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương .

Giáo Hội đã chọn năm 2016 làm năm thánh Lòng Thương Xót, trong thời gian qua bạn và tôi đã hiểu thế nào về lời Thương Xót và đã sống thương xót anh chị em mình như Thiên Chúa đã thương chúng ta như thế nào? Bây giờ bạn và tôi cùng nhau làm rõ vấn đề này và trả lời câu hỏi trên .

Đức Thánh Cha Phanxicô đã mở cửa năm thánh Lòng Thương Xót ngày 08/12/2015 và sẽ  kết thúc vào ngày lễ Chúa Kitô Vua 20/11/2016 và kêu gọi kitô hữu hãy thương xót như Cha trên trời là Đấng Thương Xót.

Thiên Chúa đã thương xót chúng ta đến nỗi ban Con Một của Người xuống thế làm người và cứu chuộc chúng ta. Ngài luôn thương xót, tha thứ mọi lỗi lầm của chúng ta từ lần này đến lần khác dù chúng ta có xấu xa, tội lỗi, chối bỏ Ngài thì Ngài vẫn một mực yêu thương chúng ta. Qua các dụ ngôn “Người cha nhân hậu, Đồng tiền lạc mất, Con chiên lạc”. Chúng ta đã thấy rõ và hiểu thấu Chúa yêu thương chúng ta biết là dường nào. Một hình ảnh người cha già ngày ngày ngóng trông hình bóng người con đi hoang trở về “Anh còn ở đằng xa , thì ngừời cha đã trông thấy, ông chạnh lòng thương, chạy lại ôm lấy hôn lấy hôn để… Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay cậu, rồi bắt bê béo làm thịt để mở tiệc ăn mừng” (Lc15,20-24)

Người cha không những thương tha hết mọi tội lỗi cho cậu mà còn yêu thương ngưừoi con hơn lúc xưa nữa. Bài hát “Tình Chúa bao la” có câu “Ôi tình Chúa bao la, ngàn năm tình vẫn đậm đà”, tình yêu và lòng thương xót của Chúa bền vững ngàn năm, không bao giờ, lay chuyển. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta là con cái Chúa, chúng ta có giống như câu nói “Cha nào con nấy không” Hay chúng ta chỉ biết nói yêu thương, tỏ lòng thương xót bằng môi bằng miệng. Lòng thương xót khác lòng thương hại

Lòng thương hại chỉ là ta thấy nó nghèo, không có cơm ăn, ta mới động lòng thương cho nó chén cơm rồi ra sao mặc nó, mai mốt nó giàu ta ghét nó “Cái thằng đó ngày xưa nghèo rách mồng tơi”. Lòng thương hại chỉ là động lòng thương xót trước hoàn cảnh của người khác, còn lòng thương xót là ta cảm và nếm đuợc nỗi đau của người khác, họ đau ta cũng đau, ta đặt mình vào vị trí của họ. Đó mới là lòng thương xót của Chúa bạn ạ.

Ngày nay, xã hội chạy theo hưởng thụ, con người sống đầy đủ mọi tiện nghi, thế lực ma quỷ lôi kéo họ sống xa hoa, đua đòi, chạy theo sắc đẹp, tiền tài, danh vọng, trụy lạc… thử hỏi họ sống thương xót như thế nào? Vẫn có nhiều nhóm từ thiện nhân danh Kitô giáo, nhân danh đạo này, đạo kia nhưng vì mục đích gì mới là quan trọng, cái đó mới chỉ gọi là bác ái chứ không phải lòng thương xót “Qùa cho không bằng cách cho”

Gần đây nhà máy Formosa xả chất thải độc hại ra biển là cá chết hàng loạt, biển ô nhiễm nặng nề, ngư dân thất nghiệp, cá sạch nơi khác “đục nước béo cò” hàng cá đua nhâu tăng giá, chính phủ im lặng... Lòng thuwong xót ở đâu? Các nhà dòng , đaòn thể, các giám mục, linh mục lên án thì bị chỉ trích cho là phản động …Con người vì sự ích kỷ của mình, vì lợi ích cá nhân mà đã làm Mẹ Thiên Chúa phải rên xiết. Chiến tranh trung đông hoạt động không ngừng, biết bao nhiêu người vô tội phải chết, nhà cửa tan nát... Ai hiểu thấu nỗi đau này.

Còn tôi, tôi đã sống thương xót anh chị em xung quanh tôi chưa? Hay tôi còn ghanh tỵ, hờn dỗi, ích kỷ. Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy thương xót như cha trên trời, Chúa không bắt chúng ta cầm súng chống lại IS, không bắt chúng ta đi kiện nhà máy Formosa mà chỉ cần chúng ta an ủi chị em chúng ta đang thất vọng, tạo niềm vui cho người khác, đem sự giúp đỡ cho người thiếu ăn, thiếu mặc, cho khách đỗ nhờ, cầu nguyện cho người tội lỗi, cho các linh hồn trong luyện ngục, siêng năng tham dự thánh lễ, ăn năn sám hối… là những việc làm yhể hiện lòng thương xót như cha trên trời .

Lòng thương xót Chúa luôn rộng mở chào đón chúng ta và chúng ta cũng hãy học theo Chúa luôn mở rộng chào đón anh chị em xung quanh mình. Từ nay tôi sẽ thương xót chị em tôi bằng hành động chứ không chỉ bằng lời nói suông. Tục ngữ Việt Nam có câu “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.

Diễm Châu, TTS/FMM.