Phiếm đàm: Ảo - thực, hai cực chém gió
1. Ít có từ ngữ nào mới ra đời đã được nhiều người biết và sử dụng như “Chém gió”. Trong cấp độ ngôn từ tán gẫu, “chém gió” có mức cao hơn “tám”, tương đương với nói khoác, phóng đại sự thật; mạnh hơn nữa là “chém gió thành thần”, “chém gió thành bão”…
Chém gió có trên mạng ảo với đủ các hội nhóm, ngoài đời thực gắn chủ yếu không gian mở như hàng quán vỉa hè, công viên… Trên nhiều con phố trong Nam ngoài Bắc đều dễ gặp các biển hiệu cửa hàng Trà chanh chém gió vỉa hè, Trà đá chém gió, Chém gió quán…
Đây là địa chỉ để mọi người tìm đến khoảng không thoáng đãng vốn không dư giả của đô thị, thư thả tận hưởng không khí náo nhiệt đường phố. Mọi người tìm thấy cảm giác thoải mái, xả stress bằng những câu chuyện “vô tiền khoáng hậu”, trên trời dưới bể và vô thưởng vô phạt…
Quan trọng nữa, chi phí cho mỗi lần tìm sự thoải mái này rất bình dân và hợp với dân công sở văn phòng, sinh viên, công nhân…
2. “Chém gió vỉa hè” là một trong số ít những hoạt động cách giao tiếp trực diện đơn giản mà vẫn sống khỏe giữa thời công nghệ hiện đại, con người thu mình vào những điện thoại, máy tính và “xõa” ở blog, Facebook… Chém gió như là phần bù đắp cho những giờ, những ngày nói với nhau bằng ngón tay, bàn phím, hay những biểu tượng chia sẻ (like), biểu tượng cảm xúc hỉ - nộ - ái - ố.
Các diễn đàn, hội nhóm trên mạng xã hội ngay từ khi ra đời đã nhanh chóng trở thành sợi dây kết nối hữu ích không biên giới đối với tất cả những ai dùng internet. Các nhu cầu giải trí, mua sắm, học hỏi, làm việc… rất thực của con người đều được đáp ứng đầy đủ từ thế giới ảo.
Tuy nhiên, mê mải trên trên thế giới ảo, những hoạt động thực có phần bị hạn chế hơn, nhiều người trở thành tự kỷ giữa số đông, hay bỗng dưng được tiếng lạnh lùng.
Người ta tham gia đủ các hội nhóm trên các diễn đàn online, mạng xã hội Facebook, like và comment đủ thứ chuyện, nhưng lại lặng lẽ, khép mình trước đám đông.
Tất cả những chuyện buồn - vui, đau khổ - hạnh phúc… ở cấp độ nào cũng được viết lên tường nhà, kiên nhẫn chờ và trả lời những like, comment của cộng đồng ảo, hơn là tìm đến những câu nói, cử chỉ thực.
“Mỗi ngày tôi login facebook không phải để giết thời gian, chỉ đơn giản đọc các status trạng thái của những người bạn dù là quen, rất thân hay không quen (nhiều khi đọc xong không biết ai là ai), lặng lẽ đọc những status đó để biết mấy “chiến hữu” vẫn update face đều đặn.
Chỉ có việc đó vô tình cũng “ngốn” của tôi hàng giờ mỗi ngày”, một cư dân mạng viết. Nhiều người muốn thể hiện mình nơi mà ít người biết đến mình hơn là khẳng định mình trong cuộc sống. Trên facebook có hẳn “Hội những người giỏi chém gió trên mạng nhưng ngoài đời thì im re” với hơn 109 ngàn người thích.
Cảm nhận được điều này, nhiều những thông điệp kêu gọi mọi người “sống” ở thế giới ảo trách nhiệm, hữu ích hơn.
Một thành viên viết: “Cá nhân tôi nghĩ dùng facebook nên chú ý đến việc kết bạn đáng kết hãy kết, bài gì đáng post hãy post đừng để facebook của mình, bạn bè như một cái thùng rác vì rất có thể nó làm mất thời gian của chính bạn và những người xung quanh”.
Phiếm: Nhất thế giới vẫn buồn
– Chết rồi, bác nào có cách ăn kiêng hiệu quả mách em với, không thì sắp tới em hết bay nổi mất!
– Cái chị này, sáng nào cũng ăn chực thóc lúa người ta rải cho mà bày đặt kiêng với cữ!
– Ơ hay, thế các bác chưa biết gì à: xứ này vừa vượt lên thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đó! Tụi mình sẽ được con người cho ăn lúa thả cửa, thành ra em phải lo trước chuyện ăn kiêng để giữ phoọc!
Một con bồ câu già trề mỏ:
– Không tin! Dạo này hay nhiễu thông tin, phải kiểm chứng mới tin!
– Muốn kiểm chứng thì khó gì, tìm người làm ra lúa gạo hỏi là biết liền. Ủa, nhưng mà ai ta?
Con bồ câu ngớ ngẩn bị cả bầy mắng té tát:
– Đồ ngu, đó chính là nông dân!
– Nhưng giữa thành phố, biết tìm nông dân ở đâu?
Một con bay lên ngó dáo dác rồi mừng rỡ thông báo:
– Bên kia công viên có mấy bác nông dân ngồi rầu rĩ kia kìa, qua đó hỏi đi!
Thế là cả bọn bay qua công viên:
– Các ông ơi, có phải nước mình đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo?
– Ừa! Nhưng đang rầu thúi ruột đây nè!
– Ủa, là người trồng lúa, bán được gạo sao các bác không mừng?
– Óc tụi bây đúng là óc... chim! Vui sao nổi khi giá mọi thứ đều tăng, còn giá lúa lại hạ tới hàng... nhất thế giới?
- Cứ tưởng ở miền Bắc với những thương hiệu vận tải lớn, hành khách sẽ được phục vụ tốt, không phải “bò” dọc đường vì kiểu bắt khách lẻ, xe tuyến mà dừng liên tục như xe buýt.
- Dẫu sao thì những thương hiệu chất lượng cao vẫn là những nhà xe tin cậy, tuy nhiên bây giờ ở đời muốn làm người tử tế cũng không dễ. Không phải người không tốt, xe không tốt, không đáng tin cậy, nhưng một khi “xe đầu gấu” đã chạy trên đường thì các xe tử tế phải nép vào một bên cho “đầu gấu” đi qua, vét khách dọc đường. Xe nào không theo “luật” là “tan mặt chó”. Tớ vẫn hay đi xe khách liên tỉnh, phải tập thiền từ lâu rồi.
- Là thế nào?
- Bịt tai, nhắm mắt, ngậm miệng. Nhà tớ có 10 bộ tượng khỉ đá, mỗi bộ 3 con, con không nghe hai tay bịt tai, con không nói bịt mồm, con không thấy bịt mắt. Không hiểu đây là tư tưởng của đạo nào, nhưng tạm gọi là “thiền yên thân” trong thời buổi mafia. Lúc nào cũng nhìn thấy 3 chú khỉ bịt mắt, bịt mồm, bịt tai là “thiền” luôn.
- Người ta thiền để tĩnh tâm, tìm kế sách, còn thiền kiểu khỉ của bác là ngủ à? “Mũ ni che tai” sao?
- Vậy chú muốn tớ phải làm gì, đứng dậy phát biểu oang oang phản đối nhà xe? Nó sẽ lịch sự trả lại tiền vé, mời bác xuống đi xe khác, lúc đứng giữa chốn “đồng không mông quạnh” bọn “đầu gấu” đến “giáo dục” cho một bài à?
- Không phải thế, “meo” một comment cho báo điện tử, họ sẽ làm một chiến dịch truyền thông, cử phóng viên “vào hang bắt cọp”, kéo cả xã hội vào cuộc, xới tung vấn đề lên.
- Nước mình luật pháp cơ bản đầy đủ, thế mà cứ phải toàn dân “kêu cứu”, các cơ quan hành pháp mới vào cuộc hay sao?
- Cứ cho là như thế đi, vẫn tốt hơn là cứ phát biểu cho oai rồi chẳng ai làm gì, giống như tượng đá “sư tử hống”. Nhìn dáng oai hùng, miệng há to kiểu đang gầm, nhưng rờ-mốt ở chế độ “tắt tiếng”. Khá hơn là khi “sư tử hống” của Oanđítnây (hoạt hình Mỹ) cũng chỉ để làm trò “sôbít”, giải trí kiểu vài phút thôi.
Theo Lao Động