ĐHY Ranjith: Phép lạ hoà bình xảy ra nhờ chuyến Tông du Sri Lanka

Những lời kêu gọi về Hoà Bình và Hoà Giải dân tộc cuả Đức Giáo Hoàng hầu như đang đem lại những hoa quả tốt cho đảo quốc này. Ngày hôm qua, để đáp mừng cuộc Tông Du, chính quyền Sri Lanka đã ân xá cho 600 tội nhân, và đồng thời ở miền Bắc đất nước nơi người Tamil thua trận, chính quyền cũng chấm dứt chế độ quân quản ở đó, chuyển đổi chức thủ hiến từ quân sự ra dân sự...

ĐHY Ranjith: Phép lạ hoà bình xảy ra nhờ chuyến Tông du Sri Lanka

Trong chuyến bay từ Sri Lanka tới Phi Luật Tân, ĐTC Phanxicô được các phóng viên hỏi liệu Ngài có những ưu tư gì về sự an toàn cá nhân không, Ngài trả lời sự quan tâm chủ yếu là cho các tín hữu, và cho biết đã có nói chuyện với các quan chức an ninh cuả Vatican về "các biện pháp thận trọng và an toàn."

"Tôi cũng có lo lắng chứ, nhưng như các bạn đã biết tôi có một khiếm điểm lớn: là khá bất cẩn về mọi thứ, và về chuyện cá nhân thì tôi lại càng liều lĩnh hơn" và với một giọng pha trò Ngài cho biết rằng Ngài đã thường cầu xin, nếu một cái gì đó xảy ra thì "đừng có bị đau, bởi vì tôi không dũng cảm khi bị đau. Tôi rất nhút nhát." Ngài nói tiếp, "Tôi đang ở trong tay Thiên Chúa."

Sự phó thác vào bàn tay cuả Chuá như thế đã tạo ra một phép lạ phi thường ở Sri Lanka (Tích Lan,) một cuộc đổ máu dữ dội đã tránh khỏi. 
Chỉ vài ngày trước thời điểm cuộc tông du, một cuộc bầu cử căng thẳng đã diễn ra một cách thật bất ngờ, và vị tổng thống tại nhiệm đã bị đánh bại, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith cho biết phải là một "phép lạ" khi cuộc chuyển đổi quyền hành diễn ra mà không gây đổ máu, phép lạ này xảy ra được, một phần lớn là nhờ vào chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

 

"Trước cuộc bầu cử, đã có rất nhiều áp lực lên hàng giám mục là phải cố gắng ngăn cản Đức Thánh Cha, đừng để cho Ngài đến hoặc hoãn chuyến thăm lại".

"Nhưng chúng tôi đã hành động hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng cuả Thiên Chúa, rằng với đức tin thì mọi sự đều có thể được ... và quả là một phép lạ đã xảy ra, cuộc bầu cử được thực hiện trơn tru và sự chuyển giao quyền lực rất, rất êm suôi , " ĐHY Ranjith nói.

Nhắc lại tuần trước, Sri Lanka bầu ra một tổng thống mới, Maithripala Sirisena, trước đây là Bộ trưởng Y tế. Ông đánh bại vị Tổng thống đương nhiệm là Mahinda Rajapaksa, người lãnh đạo quốc gia gần một thập kỷ trước.

Năm năm trước đây TT Rajapaksa Đã kết thúc 30 năm chiến tranh giữa dân Sinhala và dân Tamil, cuộc nội chiến đã làm thiệt mạng khoảng 80.000 - 100.000 người.

Tuy nhiên, dù chấm dứt được cuộc chiến và trở thành vị anh hùng cuả dân tộc, ông Tổng thống không được lòng dân. Các sắc tộc và các tôn giáo thiều số không tin ông, và mức căng thẳng lên rất cao trước cuộc bầu cử.

Sự tĩnh mịch rất "đáng ngạc nhiên" trong sự chuyển đổi quyền hành của chính quyền, là do một phần lớn vào sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, Hồng Y Ranjith nói.

Dù cho có những áp lực đòi hỏi hủy bỏ chuyến viếng thăm, cũng như vô số các cuộc tấn công vào cá nhân, ĐHY giải thích rằng: "Chúng tôi đã tiến tới với lòng can đảm," và đã có thể "chào đón Đức Thánh Cha một cách tốt đẹp như mong muốn. "

Việc chào đón Đức Giáo Hoàng một cách rộng rãi cuả mọi thành phần trong xã hội, bất kể tôn giáo nào, đã có thể nhìn thấy trên gương mặt cuả nhiều ngàn người đứng dọc hai bên đường phố, reo hò chào đón Ngài trên suốt 23 km tuyến đường từ sân bay đến thành phố.

Hơn 70 phần trăm dân số 20,4 triệu người Sri Lanka là Phật tử, Kitô hữu nói chung chỉ có 8 phần trăm mà thôi.

Trong suốt lộ trình từ Phi Trường, chỉ có một vài chỗ nhỏ là còn trống mà thôi, điều đó "cho thấy người dân Sri Lanka đánh giá Đức Giáo Hoàng rất cao, và do đó, là một điều tuyệt vời vì Ngài đã đến," Đức Hồng Y Ranjith nói.

Đức Hồng Y Ranjith cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giáo Hoàng vì đã "hy sinh" tới thăm đất nước ngay giữa mùa nóng nực, ngay lúc mặt trời trở nên gay gắt nhất.

Những lời kêu gọi về Hoà Bình và Hoà Giải dân tộc cuả Đức Giáo Hoàng hầu như đang đem lại những hoa quả tốt cho đảo quốc này. Ngày hôm qua, để đáp mừng cuộc Tông Du, chính quyền Sri Lanka đã ân xá cho 600 tội nhân, và đồng thời ở miền Bắc đất nước nơi người Tamil thua trận, chính quyền cũng chấm dứt chế độ quân quản ở đó, chuyển đổi chức thủ hiến từ quân sự ra dân sự.

Theo Vietcatholic.