Nhật ký tràn ngập tiếng cười của bệnh nhân ung thư

Tôi và Kristen - người bạn đồng hành của mình coi tiếng cười như là một liều thuốc vô cùng quan trọng giúp chúng tôi vượt qua bệnh tật. Đôi khi tôi cảm hạnh phúc đến nỗi nghĩ rằng nhờ bệnh ung thư mà tôi mới có được một tình bạn tuyệt vời như thế. Trong suốt thời gian đồng hành cùng nhau trong bệnh viện chúng tôi đã cùng nhau quay một đoạn video có tựa đề “Bà nội trợ sinh đẹp và những đợt hóa trị bệnh ung thư”.

 

Nhật ký tràn ngập tiếng cười của bệnh nhân ung thư

Bài viết này là những dòng nhật ký chân thật và đầy xúc cảm của Suleika Jauad, một cô gái trẻ, người Mỹ đang nỗ lực để chiến thắng căn bệnh ung thư.
 
Tôi cảm thấy vô cùng căm ghét việc ngồi đợi trong phòng chờ của khoa ung thư của bệnh viện. Tuy nhiên ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy Kristen Howard ngồi đối diện tôi trong phòng chờ của Bệnh viện Mount Sinai, tôi đã cảm thấy có gì đó vô cùng phấn khởi. 
Nhật ký tràn ngập tiếng cười của bệnh nhân ung thư
Tôi và Kristen chụp ảnh cùng nhau trong lần cả hai cùng nhau quay lại bệnh viện kiểm tra 
Tôi là một trong những bệnh nhân ung thư máu của bệnh viện này được gần 2 năm rồi, tôi chưa từng gặp được một bệnh nhân trẻ tuổi nào như mình. 
Có lẽ đây chính là lý do khiến tôi cảm thấy vui mừng khi nhìn thấy Kristen một người tầm tuổi như tôi, đầu cũng cạo trọc và cuốn khăn nên tôi đoán chắc đó cũng là một bệnh nhân. 
Sau một vài lần nói chuyện tôi và Kristen trở thành những người bạn ung thư của nhau – chúng tôi tự gọi đó là 1 loại tình bạn mới. 
Kristen, 31 tuổi, mắc chứng ung thư bạch huyết từ một năm trước. Tôi và Kristen có gì đó giống nhau nên chúng tôi đồng cảm rất nhanh. 

 
 
Nhật ký tràn ngập tiếng cười của bệnh nhân ung thư Đôi khi tôi cảm hạnh phúc đến nỗi nghĩ rằng nhờ bệnh ung thư mà tôi mới có được một tình bạn tuyệt vời như thế. Nhật ký tràn ngập tiếng cười của bệnh nhân ung thư
 
Suleika Jauad
 
Chúng tôi đã xin y tá được phép ở chung phòng. Đối với chúng tôi bệnh viện lúc này không còn đáng ghét nữa mà nó đã trở thành nơi để chúng tôi chia sẻ và nâng niu tình bạn đặc biệt của mình. 
Trong suốt đợt hóa trị chúng tôi cùng nhau chia sẻ và vui đùa. Giờ đây những phản ứng của đợt hóa trị như rụng tóc, hay một số vấn đề khác không còn là điều khiến chúng lo lắng nữa. 
Từng ngày trong bệnh viện trôi qua là từng ngày vui vẻ và tràn đầy những tiếng cười từ những câu chuyện vui của chúng tôi. 
Chúng tôi cùng trang điểm cho nhau, cùng nhau chia sẻ về những kinh nghiệm trong công việc nội trợ, tình yêu và gia đình. 
Nhiều lúc những câu chuyện vui của chúng tôi còn khiến y tá phải ganh tị. Đôi khi chúng tôi gây ồn vì những tiếng cười đùa của mình. Họ còn nhắc chúng tôi rằng “Điều trị bệnh đâu phải trò đùa mà các cô lại đùa suốt thế. Các cô vui lắm sao?” 
Lúc nghe cô y tá nhắc nhở tôi và Kristen nghĩ đương nhiên là chúng tôi biết bị bệnh ung thư, phải trải qua nhiều đợt hóa trị chẳng có gì vui vẻ cả.
Tuy nhiên đối với chúng tôi, tình bạn cùng nhau vượt qua đau đớn bệnh tật là điều khiến chung tôi cảm thấy  vui và tin yêu vào cuộc sống hơn bất cứ điều gì. 
Có lẽ chỉ những bệnh nhân ung thư mới hiểu được niềm vui đặc biệt của chúng tôi. Thật khó để có thể chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc ấy với những người chưa từng bị căn bệnh quái ác này hành hạ. 
Tôi và Kristen người bạn đồng hành của mình coi tiếng cười như là một liều thuốc vô cùng quan trọng giúp chúng tôi vượt qua bệnh tật. Đôi khi tôi cảm hạnh phúc đến nỗi nghĩ rằng nhờ bệnh ung thư mà tôi mới có được một tình bạn tuyệt vời như thế. 
Trong suốt thời gian đồng hành cùng nhau trong bệnh viện chúng tôi đã cùng nhau quay một đoạn video có tựa đề “Bà nội trợ sinh đẹp và những đợt hóa trị bệnh ung thư”. 
Đoạn phim này chúng tôi cùng nhau trò chuyện, chia sẻ và làm đẹp cho nhau. Chúng tôi luôn cố gắng mỉm cười thật tươi cho dù căn bệnh khiến chúng tôi đau đớn như thế nào. 
Tôi và Kristen hi vọng rằng đoạn phim này sẽ là nguồn động viên và chia sẻ đối với những bệnh nhân ung thư trẻ tuổi như chúng tôi. 
Hiện tại cả tôi và Kristen đều đã kết thúc đợt hóa trị và ra viện. Tóc của chúng tôi đang dần mọc lại.
Mặc dù không còn ở cùng nhau như khi ở trong viện nhưng chúng tôi vẫn giữ tình bạn đẹp như trước. 
Hàng tuần cho dù công việc gia đình bận rộn thế nào chúng tôi cũng sắp xếp thời gian để gặp gỡ và lại đùa vui cùng nhau như trước đây.

Chuyện tình cảm động của 2 bệnh nhân ung thư

"Rodney Conradi, 21 tuổi, một bệnh nhân ung thư đã vĩnh viễn ra đi chỉ hơn 1 tháng sau khi kết hôn với cô bạn gái đồng cảnh ngộ"- Đó là dòng đề cho một câu chuyện tình cảm động giữa 2 bệnh nhân ung thư vừa được tờ Komonews cho đăng tải.
 
Chuyện tình cảm động của 2 bệnh nhân ung thư
Đám cưới giữa hai bệnh nhân ung thư diễn ra hôm 16/2. 

Được biết đám cưới gây xúc động kể trên diễn ra vào hôm 16/2 vừa qua ngay tại bệnh viện Yakima Valley Memorial (Hoa Kỳ), đúng 48 tiếng sau ngày Valentine, khi lời cầu hôn của chàng trai Conradi được bạn gái của mình là Lynsie Raindford đồng ý.

Tuy nhiên, niềm vui của cặp vợ chồng son chưa được kéo dài bao lâu thì Conradi đã bất ngờ rời xa thế giới vào hôm 25/3 vừa qua, bỏ lại cô vợ Lynsie tội nghiệp, người cũng đang phải vật lộn từng ngày với căn bệnh ung thư quái ác.

Trở lại quá khứ, trong khi Conradi được bác sĩ chuẩn đoán là mắc bệnh ung thư vào năm 20 tuổi thì căn bệnh của Lynsie lại được phát hiện sớm hơn, khi cô vừa mới bước vào độ tuổi 15. Cả 2 đã tìm thấy được tình yêu đích thực của đời mình sau một lần "dạo quanh" và gặp gỡ nhau trên Facebook.

Nghẹn ngào sau cái chết của con trai, ông Kirk Conradi đã chia sẻ với phóng viên: "Ngày đám cưới là một thời khắc hạnh phúc nhất mà con trai tôi có được trong đời. Lynsie sẽ mãi là một người vợ tốt nhất của Conradi, căn bệnh khủng khiếp ung thư sẽ không bao giờ có thể ngăn cản được tình yêu mà cả 2 đã dành cho nhau".

Hùng Phú

6 điều không nên nói với bệnh nhân ung thư

Dưới đây là 6 điều bạn tuyệt đối không nên nói và làm với những bệnh nhân ung thư.

1. Đừng bao giờ hỏi: "Tôi có thể giúp gì được cho bạn?" hay "Bạn có cần tôi giúp gì không?"

Đây là một câu nói hết sức vô duyên khi nói chuyện với những nạn nhân bị ung thư. Bởi vì khi bạn hỏi như thế thì chẳng khác gì bạn đang thừa nhận rằng họ là những con người vô dụng.

2. Không nên giấu giếm việc họ mắc bệnh ung thư

Nếu một trong những người thân của bạn chẳng may mắc phải bệnh ung thư, điều đầu tiên bạn cần làm là nên thổ lộ một cách chân thành cho họ biết sự thật. Nếu bạn cứ cố gắng giấu giếm điều này, một khi họ biết được thì họ sẽ đau khổ và “hận” bạn hơn nữa. Hãy cho họ biết sự thật càng sớm càng tốt để họ có thể chấp nhận sự thật và thích ứng với cuộc sống sau nay.

3. Tránh xa những câu hỏi liên quan đến vấn đề thời gian và cơ hội

Theo đó, bạn đừng bao giờ hỏi những câu hỏi vớ vẩn kiểu như: "Cơ hội sống của bạn cao không?" hoặc "Bác sĩ nói bạn sống được bao lâu nữa?".

4. Đừng bao giờ đề cập đến những người đã chết vì ung thư

Chẳng may, trong xóm của bạn vừa có người mất vì căn bệnh ung thư, bạn tuyệt đối không được kể chuyện này cho họ biết.

5. Đừng bàn về thời trang tóc

6 điều không nên nói với bệnh nhân ung thư
 

Những người ung thư thường phải cạo đầu để chữa trị. Do đó, bạn không nên đề cập đến vấn đề tóc tai với họ, điều này chẳng khác nào bạn đang sỉ nhục họ.

6. Không nên lặp đi lặp lại câu nói: "Mọi thứ sẽ ổn thôi"

Chẳng may bệnh nhân mắc ung thư đang rơi vào tình trạng lo sợ và bất an, nhưng không vì thế mà bạn cứ nói đi nói lại câu: "Mọi thứ sẽ ổn thôi". Chính điều này sẽ khiến cho bệnh nhân càng lo lắng hơn, thay vào đó bạn nên nhẹ nhàng lắng nghe họ.

Hùng Phú

Cảnh báo thuốc ung thư Avastin giả và cách phân biệt

Cục Quản lý Dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo về loại thuốc chống ung thư Avastin giả đang được cung cấp theo một mạng lưới dược phẩm toàn cầu.

FDA đã gửi thư đến cho 19 cơ sở y tế, bao gồm 16 cơ sở ở bang California bị nghi ngờ đã mua thuốc trị ung thư Avastin chưa được cấp phép này.

Loại avastin giả thiếu một thành phần quan trọng nhất là bevacizumab, chất giúp ngăn ngừa sự phát triển của mạch máu mới, được sử dụng để trị nhiều căn bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư trực tràng, ung thư thận.

Cảnh báo thuốc ung thư Avastin giả và cách phân biệt
Hiện đã có cách phân biệt thuốc Avastin giả và thật.

Hãng dược phẩm sản xuất Avasin Roche (Thụy Sĩ) đã thực hiện các kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm và xác nhận trên thị trường đã xuất hiện loại thuốc Avastin giả.

Công ty Genentech, thành viên của hãng dược phẩm Roche chịu trách nhiệm tiếp thị Avastin tại Mỹ ra thông báo khẳng định: “Sản phẩm Avastin giả không an toàn và không hiệu quả, do vậy không nên sử dụng. Các phân tích hóa chất đối với các lọ thuốc Avastin giả đến nay cho sản phẩm này không chứa các thành phần hoạt chất sử dụng cho Avastin.”

Theo FDA, Các loại thuốc trị ung thư chưa được cấp phép có thể bao gồm cả Avastin giả được mua từ nhà cung cấp nước ngoài Quality Specialty Products (hoặc cũng được biết đến với tên gọi Montana Health Care Solutions)

FDA kêu gọi các cơ sở y tế này ngưng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào của nhà cung cấp Quality Specialty Products hoặc từ một trong những nhà phân phối của nó Volunteer Distribution. 

FDA kêu gọi các bác sĩ đang sử dụng thuốc Avastin của nhà cung cấp Quality Specialty Products phải ngưng sử dụng và gọi đến Văn phòng điều tra hình sự của FDA.

Cách phân biệt thuốc Avastin giả

FDA cảnh báo các hộp thuốc hoặc lọ thuốc có nhãn ghi Avastin 400mg/16 ml có thể là giả nếu có in kèm theo logo Roche hoặc có ghi mã số lô hàng bắt đầu với dãy số B6010, B6011 hay B86017. Loại thuốc Avastin chính hiệu do Roche sản xuất mà Genentech đang tiếp thị không in logo Roche trên hộp và lọ thuốc.

Mã số lô hàng trên hộp và lọ thuốc Avastin chính hiệu đã được cấp phép lưu hành tại Mỹ phải có sáu con số và không có ký tự nào cả.

Thuốc Avastin được FDA cấp phép cũng có ghi thời hạn sử dụng, trong đó tháng được biểu thị bằng ba kí tự và năm được biểu thị bằng bốn con số, chẳng hạn JUL 2014 (tháng 7 năm 2014)

Thuốc Avastin rất đắt, giá một lọ nhỏ đã là 650 USD, tuy nhiên, giá của thuốc giả chỉ 480 USD/lọ.

Theo thông tin mà hãng tin Reuters cho biết trong ngày 16/2, Đan Mạch là nước đầu tiên cảnh báo thuốc Avastin giả vào tháng 12 năm ngoái sau khi một nhà phân phối dược phẩm ở nước này lên tiếng báo động. 

Người phát ngôn của Cơ quan Dược phẩm Đan Mạch cho biết một công ty Thụy Sĩ nhập thuốc Avastin giả từ Ai Cập. Sau đó, một công ty của Đan Mạch mua thuốc Avastin giả từ công ty Thụy Sĩ và rồi tiếp tục bán cho một công ty ở Anh. 

Sau khi phát hiện ra thuốc giả, nhà chức trách Đan Mạch thông báo cho nhà chức trách ở Anh. Trong khi đó, một lượng thuốc Avastin giả từ Anh đã được nhập qua Mỹ. 

Đường đi của thuốc Avastin giả cho thấy tính phức tạp của mạng lưới chuỗi cung cấp dược phẩm toàn cầu.

Y Minh

Cà chua nấu chín làm chậm và tiêu diệt tế bào ung thư

Lycopene, chất tạo màu đỏ trong cà chua từ lâu đã được biết đến vì những lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, lợi ích lớn nhất là làm chậm và thậm chí là tiêu diệt tế bào ung thư.
Nghiên cứu về lợi ích của lycopene được Tiến sĩ Mridula Chopra và nhóm nghiên cứu của ông từ Đại học Portsmouth thực hiện. Họ phát hiện ra rằng lycopene có thể ức chế việc cung cấp máu vốn là thức ăn cho tế bào ung thư, do đó có thể khiến tế bào không thể phát triển, thậm chí triệt tiêu.
 
Cà chua nấu chín làm chậm và tiêu diệt tế bào ung thư
Cà chua có thể "tiêu diệt" tế bào ung thư nhờ chất lycopene 

"Chúng ta có thể có được cơ chế chống ung thư đơn giản đó nếu chúng ta tiêu thụ cà chua được nấu chín", ông Dr.Chopra cho biết.


Lycopene thường được tìm thấy trong trái cây và rau quả màu đỏ, nhưng nồng độ cao nhất được tìm thấy trong cà chua. Lycopene cũng có thể dễ dàng hấp thu và hoạt tính sinh học xuất hiện khi nấu cà chua với một ít dầu.

Chopra khẳng định rằng nghiên cứu mới được tiến hành một cách có giới hạn tại phòng thí nghiệm. "Bằng chứng ở phòng thí nghiệm rất rõ ràng cho thấy, lycopene có thể dễ dàng tiêu diệt cơ chế sống của tế bào ung thư", nhà nghiên cứu có nghiên cứu được xuất bản trong Tạp chí Dinh dưỡng của Anh cho biết.

Tế bào ung thư trong nhiều năm có thể "ngủ quên" cho đến khi chúng được các hóa chất kích hoạt và sau đó phát triển. Tế bào ung thư tự phân chia và phát triển một cách không kiểm soát được cùng với các tế bào bình thường gần đó. Ngoài ra, nó sẽ ảnh hưởng đến chức năng tế bào và tăng trưởng tế bào bình thường bởi vì nó cạnh tranh để giành các chất dinh dưỡng có trong cơ thể bạn.

Trong nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, lycopene có khả năng gây tổn hại mối quan hệ giữa tế bào ung thư với dinh dưỡng khiến chúng không thể phát triển.

Một điều quan trọng là cơ chế này xuất hiện chủ yếu đối với bệnh ung thư tuyến tiền liệt vì lycopene có xu hướng tụ tập trong các mô tuyến tiền liệt. Ngoài ra, cũng xin lưu ý rằng lycopene là chất cần thiết để chống lại các loại ung thư khác nhau trong mỗi cá nhân.