Từng biểu tượng của ĐGH Phanxicô được chú ý

Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chứng minh trong chuyến Tông Du của Ngài tới Israel và phần đất của Palestina một cảm giác không thể nhầm lẫn của biểu tượng mang đầy ý nghĩa đã được thực hiện. Ngay cả lòng tốt chân thành của mình về kiến tạo hòa bình Ngài cũng muốn cho cả hai bên nhận ra cả về tôn giáo lẫn chính trị.

Từng biểu tượng của ĐGH Phanxicô được chú ý

Vào sáng thứ hai, 26.5.2014 sự việc xảy ra tại thành phố cổ Giêrusalem cho Đức Giáo Hoàng Phanxicô như trong một giấc mơ là được ôm chầm lấy người bạn đến từ Buenos Aires là thày Rabbi Do Thái Abraham Skorka ngay phía trước mặt của bức tường than khóc,..

Pope-Francis-with-Rabbi-and-Imman-2014.jpg    

....đồng thời ĐGH cũng đưa tay phải đón nhận người bạn khác là vị giáo sĩ Hồi Giáo Omar Abboud đến từ Argentina, người tháp tùng ĐGH đến Đất Thánh. Một cử chỉ, một hình ảnh kết hợp tôn giáo trong sự tôn trọng lẫn nhau thay cho cả ngàn lời nói.


Gió thổi mạnh hất áo choàng trắng của ĐGH lên cao và phủ lên đầu của Ngài như là một biểu tượng được chở che từ trên trời cao. Ba tôn giáo lớn hội tụ ngay nơi Đất Thánh, đã từng là một nơi được xây dựng thành Đền Thờ Giêrusalem. Không còn gì hoàn hảo hơn về hình ảnh biểu tượng hiếm có này.

Tại bức tường than khóc của người Do Thái ĐGH Phanxicô đã cầm một phong thơ ghi lời cầu nguyện và nhét vào khe tường, như cách làm truyền thống của mỗi người Do Thái. Câu kinh trong Kinh Lạy Cha đã được ĐGH tự viết tay và bằng tiếng Tây Ban Nha, lời cầu nguyện của chính Chúa Giêsu. Cách thế cầu nguyện trước bức tường, ĐGH lúc trên đường đến Bethlehem hôm Chúa Nhật thì Ngài yêu cầu cho dừng xe Papamobile trước bức tường cao 8 mét ngăn cách giữa Do Thái và Palestina – điều này không được ghi trong nghị trình ngoại giao, trước dòng chữ Bethlehem Ngài đặt tay phải lên bức tường, áp đầu vào và thầm lặng cầu nguyện. Nhìn cử chỉ thuần túy tôn giáo này trong một hoàn cảnh xung đột phức tạp tại Trung Đông được mệnh danh là một bãi mìn nguy hiểm, thì ĐGH đã sử dụng viêc cầu nguyện cho sự hòa bình giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo một cách khôn khéo. 

Tiến xa hơn sau đó, bằng một lời mời gọi chân thành ngay tại Bêlem - nơi Chúa Giêsu sinh ra trong máng cỏ - làm cho hai nhà lãnh đạo Do Thái Tổng thống Shimon Peres và Tổng thống Palestina Mahmoud Abbas không thể nào từ chối ngoài việc ưng thuận ngay đến tham dự buổi cầu nguyện cho hòa bình với ĐGH Phanxicô tại Tòa Thánh Vatican được tổ chức vào tháng 6 năm nay. Một ý tưởng không ai dám nghĩ ra và dám làm trong hoàn cảnh luôn căng thẳng và bạo động tại vùng Trung Đông. ĐGH xác tín việc "cầu nguyện cho ơn bình an đến từ Thiên Chúa". Sự hiện diện của Tổng thống Peres và Tổng thống Abbas sẽ mang một biểu tượng rất tốt cho vùng Trung Đông.

   PopeFrancis.jpg

Nếu được như thế, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chứng minh trong chuyến Tông Du của Ngài tới Israel và phần đất của Palestina một cảm giác không thể nhầm lẫn của biểu tượng mang đầy ý nghĩa đã được thực hiện. Ngay cả lòng tốt chân thành của mình về kiến tạo hòa bình Ngài cũng muốn cho cả hai bên nhận ra cả về tôn giáo lẫn chính trị. 

Lm. Paul Phạm Văn Tuấn