Bishara nhận ra rằng ông không thể giúp những cậu bé này với những đau khổ mà chúng gánh chịu. Điều này bởi vì ông còn những căm giận về sự đau khổ của chính mình. Rồi một đêm, trong lúc ông cầu nguyện, ông biết rằng mình cần phải tha thứ cho những ai đã làm tổn thương mình - những người lính đã giết cha mình, nhà cầm quyền Israel đã khiến anh trở thành người tỵ nạn và thậm chí cả những giáo viên đã đối xử với ông một cách lạnh lùng. Ông đã viết về cái đêm quyền năng ấy.
Bethlehem: Địa danh của sự tha thứ
Vào thời cổ đại, có một thị trấn nhỏ bé mầu mỡ nằm trên những ngọn đồi của miền nam Palestine. Đó là phía nam của một thành phố vĩ đại Jerusalem. Tuy nhiên, người ta không coi thành phố này là vĩ đại. Đó là thị trấn nhỏ bé - thành phố của những người nuôi cừu; tên thị trấn này là Bethlehem. Đây là thị trấn của sự tha thứ. Đầu tiên là một câu chuyện Kitô giáo cổ xưa và nổi tiếng - được kể nhiều lần qua hàng ngàn năm. Thứ hai là một câu chuyện gần đây kể về một người đàn ông tên là Bishara Award. Câu chuyện của ông ít được biết đến. Nhưng cả hai được liên kết với nhau bằng mãnh lực tuyệt vời của sự tha thứ.
Hơn 2.000 năm trước, một hài nhi được sinh ra tại thị trấn Bethlehem. Người Kitô giáo và người Hồi giáo tin rằng sự ra đời này là một phép lạ. Họ tin rằng mẹ của hài nhi là một trinh nữ, và sự thai sinh hài nhi này là việc làm của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, sự ra đời của hài nhi này cũng thấp hèn. Trước khi hài nhi được sinh ra, cha mẹ phải đi thật xa. Họ phải rời xa ngôi nhà của mình, và họ là những người nghèo. Lúc hài nhi được hạ sinh, nơi duy nhất dành cho họ trú ngụ là ngôi nhà ngoài trời, cùng các loài động vật. Hài nhi được sinh ra, và được đặt trong một cái máng bằng gỗ đựng cỏ cho súc vật ăn.
Hài nhi này tên là Giêsu. Và hằng năm, các Kitô hữu mừng sự ra đời của Chúa Giêsu trong kỳ nghỉ Giáng Sinh. Hầu hết các Kitô hữu cử hành Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.
Phép lạ về sự giáng sinh của Chúa Giêsu chỉ là một phần của những gì mà người Kitô giáo tưởng niệm vào ngày Lễ Giáng Sinh. Người Kitô giáo còn tưởng niệm chúa Giêsu là ai và lý do Người được sinh ra.
Người Kitô giáo chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa chúng ta! Chúng ta tin rằng Người đến với thế giới này với thân phận con người để mang đến sự tha thứ cho tất cả mọi người. Thế nên, Lễ Giáng Sinh là một nghi thức tưởng niệm sự ra đời của Chúa Giêsu ở Bethlehem. Và đó cũng là một nghi thức tưởng niệm về sự tha thứ mà Người đến để chia sẻ.
Câu chuyện về sự tha thứ của Bishara bắt đầu cách thị trấn Bethlehem 8 cây số. Ông sinh năm 1939 tại thành phố Jerusalem, Palestine. Ông là một Kitô hữu Ảrập. Tuy nhiên, từ thuở ấu thơ, cuộc sống của Bishara không mấy gì dễ dàng. Bishara đã viết về thời thơ ấu của mình.
“Khi còn bé, tôi đã bị tổn thương và phải gánh chịu bao điều đau khổ.”
Khi Bishara 9 tuổi, cha của ông bị bắn chết. Cha của ông là một công dân vô tội đã bị giết trong cuộc chiến giữa Ảrập và Israel năm 1948. Mất nhiều tuần sau cái chết của cha mình, Bishara và gia đình ở lại trong ngôi nhà của họ. Họ sợ rằng họ cũng sẽ bị bắt trong cuộc chiến này.
Quân đội Ảrập Jordan sau đó nắm quyền kiểm soát khu vực này, nơi mà Bishara và gia đình sinh sống. Gia đình họ nghĩ rằng cuối cùng họ đã được an toàn. Bởi vì quân đội này là người Ảrập như họ. Thế nhưng, những người lính Ảrập Jordan nghĩ gia đình Bishara là người Israel. Họ bắt cả gia đình Bishara đứng sát vào tường. Họ sẽ bắn hết gia đình!
May thay, một người lính Ảrập Palestine đến kịp lúc trước khi những người lính này nã súng vào họ. Anh ta nói gia đình này là người Ảrập. Và gia đình Bishara được giải thoát.
Buồn thay, hoạ vô đơn chí. Những biến cố này đâu đã kết thúc những đương đầu của gia đình Bishara. Vào một đêm, những người lính Jordan nói với Bishara và gia đình phải nhanh chóng rời khỏi nhà nếu họ muốn sống. Những người lính Israel đang tiến về phía nhà của họ. Thế là Bishara và gia đình bỏ lại hết mọi thứ. Họ đi bộ hàng giờ. Cuối cùng, họ tới nơi an toàn kế cận Jerusalem. Gia đình vui sướng vì đã được an toàn. Tuy nhiên, sự kiện này họ bắt đầu một cuộc sống là những người tị nạn. Sau đêm đó, họ không bao giờ được trở về mái nhà của họ!
Lúc ấy, mẹ của Bishara là một goá phụ 29 tuổi với 7 đứa con thơ. Nhưng bà từ chối sống trong những trại tị nạn. Thay vào đó, gia đình ở lại Jerusalem. Và bà đã bươi chải để nuôi nấng đàn con của mình. Tuy nhiên, họ không có đầy đủ tiền bạc để cùng sống với nhau. Vì thế, mẹ của Bishara đã tìm những trường học hay những trại mồ côi nơi mà con cái bà có thể nương thân. Bishara đã bị tổn thương sâu sắc khi gia đình mình phải ly tán. Sau khi mất cha và mất cả quê hương. Phải sống xa gia đình cũng quả là khó khăn.
Ở trường, cuộc sống đối với Bishara thật khắc nghiệt. Giáo viên đối xử với học sinh rất tồi tệ. Nhưng Bishara học hành chăm chỉ. Và sau khi ông hoàn thành bậc trung học, ông được sang Hoa Kỳ tiếp tục học đại học.
Trong khi Bishara học tập tại Hoa Kỳ, một cuộc chiến khác lại xẩy ra trên quê hương ông. Sau chiến tranh, chính phủ Israel nói rằng bất kỳ người Palestine nào ở những quốc gia khác không được trở về Palestine. Bishara đã mất mát quá nhiều. Và bây giờ, thậm chí ông đã mất cả quyền công dân.
Vì Bishara không thể quay về nhà, buộc ông phải trở thành công dân Hoa Kỳ. Sau khi ông trở thành công dân Mỹ. Cuối cùng ông có thể về thăm gia đình ở Jerusalem. Ở đó, Bishara gặp một phụ nữ tên là Salwa. Sau đó, ông kết hôn với Salwa. Vì cuộc hôn nhân này mà một lần nữa ông được sống ở Israel-Palestine! Cuối cùng, Bishara trải qua những điều đương tính trong cuộc đời ông.
Sau khi kết hôn, Bishara và Salwa chuyển đến Bethlehem. Vào lúc ấy, Bethlehem hoàn toàn khác với ngày xưa. Đó là một thành phố lớn. Đường phố tấp nập, chợ búa sầm uất, và nhà cửa san sát. Và nó cũng là thành phố du lịch quốc tế. Đó cũng là nơi những cuộc xung đột tiếp diễn. Giao tranh giữa người Israel và người Palestine đã gây ra những điều kiện sống nghèo nàn. Nhiều người Israel và người Palestine đã chồng chất những hờn oán, hận thù nhau. Giống như Bishara, nhiều người cả hai phía của cuộc xung đột đã trải qua nỗi đau thương mất mát và gia đình tan tác.
Ở Bethlehem, Bishara trở thành hiệu trưởng một trại mồ côi và trường học cho học sinh nam. Bishara yêu thích công việc của mình. Ông muốn đem đến cho các cậu bé này tất cả những thứ mà ông không bao giờ có khi ông còn bé cắp sách đến trường - thực phẩm, tình yêu, chăm sóc và giảng dạy tâm linh. Ông biết cách làm thế nào để một thiếu niên cảm nhận được đâu là chiến tranh và xung đột mà con người phải gánh chịu khổ đau.
Tuy nhiên, Bishara nhận ra rằng ông không thể giúp những cậu bé này với những đau khổ mà chúng gánh chịu. Điều này bởi vì ông còn những căm giận về sự đau khổ của chính mình. Rồi một đêm, trong lúc ông cầu nguyện, ông biết rằng mình cần phải tha thứ cho những ai đã làm tổn thương mình - những người lính đã giết cha mình, nhà cầm quyền Israel đã khiến anh trở thành người tỵ nạn và thậm chí cả những giáo viên đã đối xử với ông một cách lạnh lùng. Ông đã viết về cái đêm quyền năng ấy.
“Đêm hôm ấy, Chúa đã làm một phép mầu cho cuộc đời tôi, biến hận thù của tôi thành yêu thương; Người đã tha thứ lòng căm thù của tôi và ban bình an cho cuộc sống của tôi.”
Vì sự tha thứ mà giờ đây Bishara đã phục vụ cho những thiếu niên ở Bethlehem được 30 năm. Ông đã yêu thương và giáo dục chúng. Nhưng quan trọng nhất, ông dạy chúng biết tha thứ. Ông đã làm điều này trong một thành phố rất cổ, nơi mà cách đây hơn 2.000 năm trước Đấng dạy ông tha thứ được sinh ra. Bạn có thể tưởng tượng bạn tha thứ cho kể thù được không? Đây là gương đức của Chúa Giêsu. Và chính hành động này đã tạo cho Bishara được thoải mái sống một cuộc sống danh dự và đầy hy vọng.
Hơn 2.000 năm trước, một hài nhi được sinh ra tại thị trấn Bethlehem. Người Kitô giáo và người Hồi giáo tin rằng sự ra đời này là một phép lạ. Họ tin rằng mẹ của hài nhi là một trinh nữ, và sự thai sinh hài nhi này là việc làm của Thiên Chúa.
Tuy nhiên, sự ra đời của hài nhi này cũng thấp hèn. Trước khi hài nhi được sinh ra, cha mẹ phải đi thật xa. Họ phải rời xa ngôi nhà của mình, và họ là những người nghèo. Lúc hài nhi được hạ sinh, nơi duy nhất dành cho họ trú ngụ là ngôi nhà ngoài trời, cùng các loài động vật. Hài nhi được sinh ra, và được đặt trong một cái máng bằng gỗ đựng cỏ cho súc vật ăn.
Hài nhi này tên là Giêsu. Và hằng năm, các Kitô hữu mừng sự ra đời của Chúa Giêsu trong kỳ nghỉ Giáng Sinh. Hầu hết các Kitô hữu cử hành Lễ Giáng Sinh vào ngày 25 tháng 12.
Phép lạ về sự giáng sinh của Chúa Giêsu chỉ là một phần của những gì mà người Kitô giáo tưởng niệm vào ngày Lễ Giáng Sinh. Người Kitô giáo còn tưởng niệm chúa Giêsu là ai và lý do Người được sinh ra.
Người Kitô giáo chúng ta tin rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa chúng ta! Chúng ta tin rằng Người đến với thế giới này với thân phận con người để mang đến sự tha thứ cho tất cả mọi người. Thế nên, Lễ Giáng Sinh là một nghi thức tưởng niệm sự ra đời của Chúa Giêsu ở Bethlehem. Và đó cũng là một nghi thức tưởng niệm về sự tha thứ mà Người đến để chia sẻ.
Câu chuyện về sự tha thứ của Bishara bắt đầu cách thị trấn Bethlehem 8 cây số. Ông sinh năm 1939 tại thành phố Jerusalem, Palestine. Ông là một Kitô hữu Ảrập. Tuy nhiên, từ thuở ấu thơ, cuộc sống của Bishara không mấy gì dễ dàng. Bishara đã viết về thời thơ ấu của mình.
“Khi còn bé, tôi đã bị tổn thương và phải gánh chịu bao điều đau khổ.”
Khi Bishara 9 tuổi, cha của ông bị bắn chết. Cha của ông là một công dân vô tội đã bị giết trong cuộc chiến giữa Ảrập và Israel năm 1948. Mất nhiều tuần sau cái chết của cha mình, Bishara và gia đình ở lại trong ngôi nhà của họ. Họ sợ rằng họ cũng sẽ bị bắt trong cuộc chiến này.
Quân đội Ảrập Jordan sau đó nắm quyền kiểm soát khu vực này, nơi mà Bishara và gia đình sinh sống. Gia đình họ nghĩ rằng cuối cùng họ đã được an toàn. Bởi vì quân đội này là người Ảrập như họ. Thế nhưng, những người lính Ảrập Jordan nghĩ gia đình Bishara là người Israel. Họ bắt cả gia đình Bishara đứng sát vào tường. Họ sẽ bắn hết gia đình!
May thay, một người lính Ảrập Palestine đến kịp lúc trước khi những người lính này nã súng vào họ. Anh ta nói gia đình này là người Ảrập. Và gia đình Bishara được giải thoát.
Buồn thay, hoạ vô đơn chí. Những biến cố này đâu đã kết thúc những đương đầu của gia đình Bishara. Vào một đêm, những người lính Jordan nói với Bishara và gia đình phải nhanh chóng rời khỏi nhà nếu họ muốn sống. Những người lính Israel đang tiến về phía nhà của họ. Thế là Bishara và gia đình bỏ lại hết mọi thứ. Họ đi bộ hàng giờ. Cuối cùng, họ tới nơi an toàn kế cận Jerusalem. Gia đình vui sướng vì đã được an toàn. Tuy nhiên, sự kiện này họ bắt đầu một cuộc sống là những người tị nạn. Sau đêm đó, họ không bao giờ được trở về mái nhà của họ!
Lúc ấy, mẹ của Bishara là một goá phụ 29 tuổi với 7 đứa con thơ. Nhưng bà từ chối sống trong những trại tị nạn. Thay vào đó, gia đình ở lại Jerusalem. Và bà đã bươi chải để nuôi nấng đàn con của mình. Tuy nhiên, họ không có đầy đủ tiền bạc để cùng sống với nhau. Vì thế, mẹ của Bishara đã tìm những trường học hay những trại mồ côi nơi mà con cái bà có thể nương thân. Bishara đã bị tổn thương sâu sắc khi gia đình mình phải ly tán. Sau khi mất cha và mất cả quê hương. Phải sống xa gia đình cũng quả là khó khăn.
Ở trường, cuộc sống đối với Bishara thật khắc nghiệt. Giáo viên đối xử với học sinh rất tồi tệ. Nhưng Bishara học hành chăm chỉ. Và sau khi ông hoàn thành bậc trung học, ông được sang Hoa Kỳ tiếp tục học đại học.
Trong khi Bishara học tập tại Hoa Kỳ, một cuộc chiến khác lại xẩy ra trên quê hương ông. Sau chiến tranh, chính phủ Israel nói rằng bất kỳ người Palestine nào ở những quốc gia khác không được trở về Palestine. Bishara đã mất mát quá nhiều. Và bây giờ, thậm chí ông đã mất cả quyền công dân.
Vì Bishara không thể quay về nhà, buộc ông phải trở thành công dân Hoa Kỳ. Sau khi ông trở thành công dân Mỹ. Cuối cùng ông có thể về thăm gia đình ở Jerusalem. Ở đó, Bishara gặp một phụ nữ tên là Salwa. Sau đó, ông kết hôn với Salwa. Vì cuộc hôn nhân này mà một lần nữa ông được sống ở Israel-Palestine! Cuối cùng, Bishara trải qua những điều đương tính trong cuộc đời ông.
Sau khi kết hôn, Bishara và Salwa chuyển đến Bethlehem. Vào lúc ấy, Bethlehem hoàn toàn khác với ngày xưa. Đó là một thành phố lớn. Đường phố tấp nập, chợ búa sầm uất, và nhà cửa san sát. Và nó cũng là thành phố du lịch quốc tế. Đó cũng là nơi những cuộc xung đột tiếp diễn. Giao tranh giữa người Israel và người Palestine đã gây ra những điều kiện sống nghèo nàn. Nhiều người Israel và người Palestine đã chồng chất những hờn oán, hận thù nhau. Giống như Bishara, nhiều người cả hai phía của cuộc xung đột đã trải qua nỗi đau thương mất mát và gia đình tan tác.
Ở Bethlehem, Bishara trở thành hiệu trưởng một trại mồ côi và trường học cho học sinh nam. Bishara yêu thích công việc của mình. Ông muốn đem đến cho các cậu bé này tất cả những thứ mà ông không bao giờ có khi ông còn bé cắp sách đến trường - thực phẩm, tình yêu, chăm sóc và giảng dạy tâm linh. Ông biết cách làm thế nào để một thiếu niên cảm nhận được đâu là chiến tranh và xung đột mà con người phải gánh chịu khổ đau.
Tuy nhiên, Bishara nhận ra rằng ông không thể giúp những cậu bé này với những đau khổ mà chúng gánh chịu. Điều này bởi vì ông còn những căm giận về sự đau khổ của chính mình. Rồi một đêm, trong lúc ông cầu nguyện, ông biết rằng mình cần phải tha thứ cho những ai đã làm tổn thương mình - những người lính đã giết cha mình, nhà cầm quyền Israel đã khiến anh trở thành người tỵ nạn và thậm chí cả những giáo viên đã đối xử với ông một cách lạnh lùng. Ông đã viết về cái đêm quyền năng ấy.
“Đêm hôm ấy, Chúa đã làm một phép mầu cho cuộc đời tôi, biến hận thù của tôi thành yêu thương; Người đã tha thứ lòng căm thù của tôi và ban bình an cho cuộc sống của tôi.”
Vì sự tha thứ mà giờ đây Bishara đã phục vụ cho những thiếu niên ở Bethlehem được 30 năm. Ông đã yêu thương và giáo dục chúng. Nhưng quan trọng nhất, ông dạy chúng biết tha thứ. Ông đã làm điều này trong một thành phố rất cổ, nơi mà cách đây hơn 2.000 năm trước Đấng dạy ông tha thứ được sinh ra. Bạn có thể tưởng tượng bạn tha thứ cho kể thù được không? Đây là gương đức của Chúa Giêsu. Và chính hành động này đã tạo cho Bishara được thoải mái sống một cuộc sống danh dự và đầy hy vọng.
Jos. Tú Nạc, NMS