Tình Yêu bao giờ cũng lôi kéo người khác. Tình Yêu theo mẫu gương của Chúa Giêsu bao giờ cũng có sức hút người ta đến nhận ơn cứu độ. Tình Yêu của các Linh Mục là Alter Christus dành cho mọi tầng lớp người, nhất là người nghèo vật chất cũng như tinh thần, trong khi lũ lụt hay khi thất nghiệp, tình yêu đó cần được sáng lên nơi tâm hồn, trên khuôn mặt của người già, của trẻ em, của những ai không có điều kiện ăn học, bị bỏ rơi hay đang lo buồn vì “thấp cổ bé miệng” trong xã hội…Hãy để cho họ khám phá ra hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu nơi các Linh Mục! Một ngày nào đó họ sẽ đến và ở lại với Thiên Chúa!
LINH MỤC
HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
Lời dẫn nhập:
Linh Mục là ai? mục đích đời Linh Mục của tôi là gì? Đó là những câu hỏi được đặt ra như một sự hồi tâm, như lời khích lệ trên đường đời Linh Mục!
Được Chúa cho làm Linh Mục thật là diễm phúc! Vậy, tôi sống thế nào để đời Linh Mục như một lời tạ ơn và giúp người khác gặp gỡ Thiên Chúa Tình Yêu?
Trong năm “Gia Tăng Đức Ái”, con xin dừng lại ở vài khía cạnh của đề tài:
Linh Mục là ai? mục đích đời Linh Mục của tôi là gì? Đó là những câu hỏi được đặt ra như một sự hồi tâm, như lời khích lệ trên đường đời Linh Mục!
Được Chúa cho làm Linh Mục thật là diễm phúc! Vậy, tôi sống thế nào để đời Linh Mục như một lời tạ ơn và giúp người khác gặp gỡ Thiên Chúa Tình Yêu?
Trong năm “Gia Tăng Đức Ái”, con xin dừng lại ở vài khía cạnh của đề tài:
- Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga, 4,8).
- Chúa Giêsu Kitô: Hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu giữa trần gian.
- Linh Mục: Alter Christus.
Bài hát: “Con xin làm của lễ” của Ns. Sơn Ca Linh, làm cho những ai đang dấn thân đi theo con đường tận hiến vì Nước Trời, cách riêng là Linh mục cảm thấy hợp cảnh, hợp lòng: “Con xin làm của lễ hiến dâng trên bàn thờ…Con xin làm tôi tớ sống cho muôn con người, đôi tay rộng yêu thương ôm trọn mọi khó nghèo. Đời con xin là muối, là men cho trần gian, niềm vui hay khổ đau, tháng ngày xin hiến tế…”. Quả thật, nếu không có ơn Chúa, nếu không cảm động trước tình Chúa bao la, nếu không có mẫu gương « yêu thương và hy sinh » của Chúa Giêsu thì các Linh Mục làm sao có thể trở nên của lễ hiến dâng trên bàn thờ?
Trong mọi thời, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, Linh mục phải là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu để có thể giúp người khác ca ngợi Thiên Chúa! Muốn vậy, Linh Mục không thể không liên lỉ chiêm ngắm, học hỏi Tình Yêu của Thiên Chúa.
Trong mọi thời, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, Linh mục phải là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu để có thể giúp người khác ca ngợi Thiên Chúa! Muốn vậy, Linh Mục không thể không liên lỉ chiêm ngắm, học hỏi Tình Yêu của Thiên Chúa.
- THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU (1Ga 4,8)
Thánh Gioan Tông Đồ được sống trong bầu khí thờ phượng Thiên Chúa của Dân Israen, được sống với Chúa Giêsu, đã cảm nghiệm và xác quyết rằng:"Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). Bài học tình yêu không ai có thể hiểu hết trong một sớm một chiều, bởi lẽ tình yêu luôn là một huyền nhiệm…
Đọc từng trang Thánh Kinh, chúng ta nhận thấy: Thiên Chúa tạo dựng và yêu thương con người đặc biệt “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh mình”(St 1,27); rồi “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen” (St 2,15). Khi tổ tông loài người bất tuân phục, Thiên Chúa vẫn yêu thương và hứa ban Đấng Cứu Chuộc. Lời hứa đó được thực hiện trong dòng lịch sử cứu độ, Tổ phụ Abraham được Thiên Chúa kêu gọi và một Dân Tộc của các kẻ tin đã chào đời. Thiên Chúa chăm sóc Dân Tộc này trong yêu thương như mẹ hiền: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Khi Dân phạm tội, Thiên Chúa kiên nhẫn tha thứ và huấn luyện bằng nhiều cách, nhất là thay đổi con tim: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng một quả tim bằng thịt.”(Ed 36,25-26). Dòng lịch sử cứu độ là dòng lịch sử của tình thương, xuyên qua tất cả mọi hoàn cảnh chính trị, văn hóa, xã hội. Dân Thiên Chúa dần dần nhận ra bàn tay quan phòng và che chở của Thiên Chúa:“Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ…Lòng nhân hậu và tình thương Chúa, ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (Tv 23,1-6).
Chúa Giêsu đến mạc khải cho nhân loại biết về một Thiên Chúa tình yêu: “Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Với Chúa Giêsu thì: Thiên Chúa mãi mãi là Cha Nhân Ái:“Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,22-24). Vì thế, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy trong kinh Lạy Cha “xin tha nợ chúng con”cũng bao hàm sự tin tưởng của người con vào Cha nhân hậu “Lời cầu xin này trước hết là một lời tuyên xưng niềm tin vào lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa” (ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin).
Thông điệp « Dives in Misericordia » (Thiên Chúa giàu lòng thương xót) được ĐGH Gioan Phaolô II ký ngày 30.11.1980. Dù đã hơn 30 năm, nhưng tính thời sự của thông điệp và những suy niệm của ngài vẫn đáng cho chúng ta học hỏi. Ngài đã viết: « Được mạc khải trong Đức Kitô, chân lý về Thiên Chúa “Cha giàu lòng từ bi lân ái” cho phép chúng ta “thấy” Ngài đặc biệt gần gũi con người, nhất là khi con người đau khổ, khi con người bị đe dọa ngay ở căn bản cuộc sống và phẩm giá của mình. Chính vì thế, mà trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo Hội và của thế giới, tôi có thể nói một cách tự nhiên là rất nhiều người và rất nhiều giới được hướng dẫn bởi một niềm tin sắc bén đang tìm kiếm lòng thương xót của Thiên Chúa » (số 2).
Đọc từng trang Thánh Kinh, chúng ta nhận thấy: Thiên Chúa tạo dựng và yêu thương con người đặc biệt “Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh mình”(St 1,27); rồi “Thiên Chúa đem con người đặt vào vườn Ê-đen” (St 2,15). Khi tổ tông loài người bất tuân phục, Thiên Chúa vẫn yêu thương và hứa ban Đấng Cứu Chuộc. Lời hứa đó được thực hiện trong dòng lịch sử cứu độ, Tổ phụ Abraham được Thiên Chúa kêu gọi và một Dân Tộc của các kẻ tin đã chào đời. Thiên Chúa chăm sóc Dân Tộc này trong yêu thương như mẹ hiền: “Có phụ nữ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình đã mang nặng đẻ đau? Cho dù nó có quên đi nữa, thì Ta, Ta cũng chẳng quên ngươi bao giờ” (Is 49,15). Khi Dân phạm tội, Thiên Chúa kiên nhẫn tha thứ và huấn luyện bằng nhiều cách, nhất là thay đổi con tim: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng một quả tim bằng thịt.”(Ed 36,25-26). Dòng lịch sử cứu độ là dòng lịch sử của tình thương, xuyên qua tất cả mọi hoàn cảnh chính trị, văn hóa, xã hội. Dân Thiên Chúa dần dần nhận ra bàn tay quan phòng và che chở của Thiên Chúa:“Chúa là Mục Tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì. Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ…Lòng nhân hậu và tình thương Chúa, ấp ủ tôi suốt cả cuộc đời” (Tv 23,1-6).
Chúa Giêsu đến mạc khải cho nhân loại biết về một Thiên Chúa tình yêu: “Người cho mặt trời mọc lên soi sáng kẻ xấu cũng như người tốt, cho mưa xuống trên người công chính cũng như kẻ bất lương” (Mt 5,45). Với Chúa Giêsu thì: Thiên Chúa mãi mãi là Cha Nhân Ái:“Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” (Lc 15,22-24). Vì thế, lời cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã dạy trong kinh Lạy Cha “xin tha nợ chúng con”cũng bao hàm sự tin tưởng của người con vào Cha nhân hậu “Lời cầu xin này trước hết là một lời tuyên xưng niềm tin vào lòng thương xót và sự tha thứ của Thiên Chúa” (ĐGM Matthêô Nguyễn Văn Khôi, Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin).
Thông điệp « Dives in Misericordia » (Thiên Chúa giàu lòng thương xót) được ĐGH Gioan Phaolô II ký ngày 30.11.1980. Dù đã hơn 30 năm, nhưng tính thời sự của thông điệp và những suy niệm của ngài vẫn đáng cho chúng ta học hỏi. Ngài đã viết: « Được mạc khải trong Đức Kitô, chân lý về Thiên Chúa “Cha giàu lòng từ bi lân ái” cho phép chúng ta “thấy” Ngài đặc biệt gần gũi con người, nhất là khi con người đau khổ, khi con người bị đe dọa ngay ở căn bản cuộc sống và phẩm giá của mình. Chính vì thế, mà trong hoàn cảnh hiện tại của Giáo Hội và của thế giới, tôi có thể nói một cách tự nhiên là rất nhiều người và rất nhiều giới được hướng dẫn bởi một niềm tin sắc bén đang tìm kiếm lòng thương xót của Thiên Chúa » (số 2).
- CHÚA GIÊSU KITÔ: HIỆN THÂN CỦA THIÊN CHÚA TÌNH YÊU GIỮA TRẦN GIAN.
Thiên Chúa Tình Yêu trở nên hữu hình nơi Chúa Giêsu Kitô để con người gặp gỡ và được cứu độ: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời” (Ga 3,16).
Thánh sử Luca đã đặt vào môi miệng của ông Dacaria một bài ca bất hủ, bài ca Benedictus: “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israen đã viếng thăm cứu chuộc dân Người…Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta...” (Lc 1,67-79).
Trong số 1 của thông điệp “Dives In Misericordia”, ĐGH Gioan Phaolo II viết: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót là Đấng mà Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta biết là Cha : Chính Người là Con Thiên Chúa đã tỏ lộ và cho chúng ta biết Cha nơi chính bản thân mình. Về mạc khải này, điều đáng nhớ là lúc Philipphê, một trong mười hai tông đồ, thưa với Đức Kitô : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” ; Đức Giêsu trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.
Khi về Nadaret, đọc sách tiên tri Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4,18-19). Khi nói về đoạn Tin Mừng trên, ĐGH Gioan Phaolo II đã viết: “Bằng những việc làm và lời nói này, Đức Kitô làm cho Chúa Cha hiện diện giữa loài người. Điều rất ý nghĩa là loài người ở đây trước hết lại là những người nghèo khó, không công ăn việc làm, … đang sống với tâm hồn tan nát,… sau cùng là những người tội lỗi…Đấng Cứu thế trở nên một dấu chỉ rất rõ ràng cho sự kiện Thiên Chúa là tình thương, Người trở nên dấu chỉ của Chúa Cha. Trong dấu chỉ hữu hình này, con người ở thời đại chúng ta, cũng như con người thời đó, đều có thể thấy Chúa Cha” (thông điệp Dives In Misericordia, số 3).
Cuộc đời Chúa Giêsu đã làm cho “Lòng thương xót của Thiên Chúa” được nhập thể ở giữa trần gian. Chúa Giêsu đi đến đâu thi ân giáng phúc đến đó: lời giảng dạy, những phép lạ chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, sự tha thứ… đã bộc lộ lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Trước cảnh đám đông dân chúng bơ vơ như đàn chiên không có người chăn, Chúa Giêsu động lòng thương. Ngài mở miệng dạy nhiều điều và tuyên bố: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
Thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu), được ban hành bởi ĐGH Bênêdictô XVI ngày 25. 12. 2005 là một thông điệp rất mới mẻ đi vào chiều kích bác ái Kitô giáo thật sâu sắc về phương diện suy niệm cũng như về phương diện thực hành. Khởi đầu số 12, ngài đã viết: “Đức Giêsu Kitô - Tình yêu trở thành xác thể của Thiên Chúa” và ngài khai triển: “Điều mới mẻ thật sự của Tân Ước không phải là các tư tưởng mới, nhưng chính là hình ảnh của Đức Kitô, Đấng ban cho tư tưởng thịt và máu, một hiện thực chưa từng có … Từ cái nhìn này, người Kitô hữu tìm được con đường để sống và để yêu”.
Cuối cùng, trên thánh giá, đỉnh cao của Tình Yêu và Lòng Thương Xót, Chúa Giêsu đã cầu xin: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34). Lời cầu nguyện này làm nỗi bật sự hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu nơi chính Chúa Giêsu.
Thánh sử Luca đã đặt vào môi miệng của ông Dacaria một bài ca bất hủ, bài ca Benedictus: “Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Israen đã viếng thăm cứu chuộc dân Người…Thiên Chúa ta đầy lòng trắc ẩn, cho Vầng Đông tự chốn cao vời viếng thăm ta...” (Lc 1,67-79).
Trong số 1 của thông điệp “Dives In Misericordia”, ĐGH Gioan Phaolo II viết: “Thiên Chúa giàu lòng thương xót là Đấng mà Đức Giêsu Kitô đã mạc khải cho chúng ta biết là Cha : Chính Người là Con Thiên Chúa đã tỏ lộ và cho chúng ta biết Cha nơi chính bản thân mình. Về mạc khải này, điều đáng nhớ là lúc Philipphê, một trong mười hai tông đồ, thưa với Đức Kitô : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện” ; Đức Giêsu trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha”.
Khi về Nadaret, đọc sách tiên tri Isaia: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn…” (Lc 4,18-19). Khi nói về đoạn Tin Mừng trên, ĐGH Gioan Phaolo II đã viết: “Bằng những việc làm và lời nói này, Đức Kitô làm cho Chúa Cha hiện diện giữa loài người. Điều rất ý nghĩa là loài người ở đây trước hết lại là những người nghèo khó, không công ăn việc làm, … đang sống với tâm hồn tan nát,… sau cùng là những người tội lỗi…Đấng Cứu thế trở nên một dấu chỉ rất rõ ràng cho sự kiện Thiên Chúa là tình thương, Người trở nên dấu chỉ của Chúa Cha. Trong dấu chỉ hữu hình này, con người ở thời đại chúng ta, cũng như con người thời đó, đều có thể thấy Chúa Cha” (thông điệp Dives In Misericordia, số 3).
Cuộc đời Chúa Giêsu đã làm cho “Lòng thương xót của Thiên Chúa” được nhập thể ở giữa trần gian. Chúa Giêsu đi đến đâu thi ân giáng phúc đến đó: lời giảng dạy, những phép lạ chữa lành bệnh tật, cho kẻ chết sống lại, sự tha thứ… đã bộc lộ lòng trắc ẩn của Thiên Chúa. Trước cảnh đám đông dân chúng bơ vơ như đàn chiên không có người chăn, Chúa Giêsu động lòng thương. Ngài mở miệng dạy nhiều điều và tuyên bố: “Tôi chính là mục tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi biết tôi” (Ga 10,14).
Thông điệp “Deus Caritas Est” (Thiên Chúa là Tình Yêu), được ban hành bởi ĐGH Bênêdictô XVI ngày 25. 12. 2005 là một thông điệp rất mới mẻ đi vào chiều kích bác ái Kitô giáo thật sâu sắc về phương diện suy niệm cũng như về phương diện thực hành. Khởi đầu số 12, ngài đã viết: “Đức Giêsu Kitô - Tình yêu trở thành xác thể của Thiên Chúa” và ngài khai triển: “Điều mới mẻ thật sự của Tân Ước không phải là các tư tưởng mới, nhưng chính là hình ảnh của Đức Kitô, Đấng ban cho tư tưởng thịt và máu, một hiện thực chưa từng có … Từ cái nhìn này, người Kitô hữu tìm được con đường để sống và để yêu”.
Cuối cùng, trên thánh giá, đỉnh cao của Tình Yêu và Lòng Thương Xót, Chúa Giêsu đã cầu xin: “Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”(Lc 23,34). Lời cầu nguyện này làm nỗi bật sự hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu nơi chính Chúa Giêsu.
- LINH MỤC: ALTER CHRISTUS.
Không dám nói Linh Mục là hiện thân của Thiên Chúa Tình Yêu bởi vì Linh Mục cũng là những bình sành dễ vỡ, là những con người mỏng dòn, tội lỗi… chỉ mong là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu!
Tình yêu Thiên Chúa tuôn trào từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Lời cầu nguyện hiến tế của Chúa Giêsu: “Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”(Ga 17, 19), thôi thúc các Linh Mục trở nên dấu chỉ của Tình Yêu Thiên Chúa khi đã được thánh hiến qua Bí tích Truyền Chức.
Trong tác phẩm: “Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin”, phần Linh mục: Tấm bánh được bẻ ra cho mọi người, Đức Cha giáo phận có viết: “…có thể nói lời cầu xin lương thực hằng ngày hướng về sứ vụ ngôn sứ và tư tế của Linh Mục, bởi Lời Chúa và Thánh Thể liên quan chặt chẽ với chức Linh Mục.
Được trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Linh Mục phải sống theo Lời Chúa và đem chia sẻ cho kẻ khác để nuôi dưỡng đức tin của họ”. Không chỉ chia sẻ lương thực Lời Chúa và Thánh Thể, nhưng ở phần các đề tài thảo luận, cũng không thiếu một câu hỏi rất thực tế: “4. Những phương thế nào hữu hiệu và thích hợp để các Linh Mục trong giáo phận có thể tương trợ lẫn nhau, nhất là giúp đỡ các Linh Mục đang sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc đang phục vụ tại những giáo xứ nghèo nàn thiếu thốn?”.
“Trăm nghe không bằng mắt thấy” ông bà chúng ta thường nói như thế! Người ta đang nhìn các Linh Mục để khám phá điều quí giá mà bình thường họ không tìm được. Mỗi Linh Mục cần phải để cho mọi người nhận ra có Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc đời mình, một Thiên Chúa Tình Yêu! Hình ảnh đó trước hết phải được diễn tả trong chính nội bộ của Linh Mục đoàn, rồi trong môi trường đang mục vụ, nơi gia đình nhà xứ, nơi cộng đoàn, nơi giáo xứ với đoàn chiên của Chúa trao phó, trong lòng xã hội với biết bao người khác tôn giáo, với những người vô thần, với các cấp chính quyền, với thành phần giàu sang hay nghèo khổ, với người mạnh khỏe hay bệnh tật, với người đạo đức hay tội lỗi, với người ăn xin thật tình hay lừa gạt… Thế là có một đòi hỏi dành cho các Linh Mục chúng ta: sự chịu đựng, sự quảng đại theo gương của Thiên Chúa Tình Yêu!
Đọc lại hạnh các Thánh Giám Mục và Linh Mục, chúng ta thấy được gì nơi các ngài? Thánh Gioan Maria Vianney, ngài đã nên thánh trong một giáo xứ nghèo nàn, xa xôi với tinh thần hy sinh phục vụ; thánh Vinh sơn Phaolô (mừng lễ 27. 9), là gương mẫu về việc sống đức bác ái như Chúa Kitô dạy, nhận ra khuôn mặt Chúa Kitô nơi những ai đang gặp đau khổ để luôn luôn sẵn sàng cứu giúp họ; thánh Giám Mục Stephanô Thể đã vì yêu thương đoàn chiên giáo phận, chấp nhận mọi gian nan để ở lại giáo phận trong bối cảnh hiểm nguy cho đến hơi thở cuối cùng.
Để có thể diễn tả khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa, Linh Mục phải sống vừa là người cha, vừa là người mẹ. Nếu ai đó bảo rằng các Linh Mục sống khô khan, chỉ biết luật lệ và thiếu cảm thông… thì có thể họ đã hiểu lầm! Thực ra, từ lúc khởi đầu, Linh Mục là người có trái tim yêu thương, có như vậy mới đi tu! Có chăng chút nóng giận, nghiêm khắc cũng chỉ là nhất thời trong bối cảnh nào đó như đau yếu xác hồn, căng thẳng trong công việc, hoặc gặp những “quá đáng” của người đời, của mưu mô thế gian… Hãy bảo vệ và yêu thương các Linh Mục để rồi sẽ thấy rõ các Linh Mục thật sự là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu!
Tài liệu: “Linh mục và ngàn năm thứ ba Kitô giáo: Thầy dạy Lời Chúa, Thừa Tác Viên các Bí Tích và Người lãnh đạo cộng đoàn”, Bộ Giáo Sĩ ban hành 19.3.1999 đã nhấn mạnh đến việc Tân Phúc Âm Hóa là trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội và từ đó cho thấy vai trò cần thiết và không thể thay thế của Linh Mục. Chương 4 của tài liệu này có tựa đề: Mục tử yêu thương đoàn chiên đã nói đến Linh Mục phải “Làm cho hiện diện nơi thế giới và truyền bá lòng thương xót của Chúa Cha cùng với Chúa Kitô” (số 1); “Linh Mục và Hy Lễ Thánh Thể” (số 2); “Thừa tác vụ Linh Mục: công việc hướng dẫn trong tình yêu và sức mạnh” (số 3). Chương này nhấn mạnh đến sự tha thứ và sự chữa lành cứu độ. Chiều kích cứu độ của toàn thể tác vụ Linh Mục tập trung vào Hy Lễ Thánh Thể. Linh Mục cũng phải trở nên của lễ hy sinh trong công việc hướng dẫn cộng đoàn với sự hài hòa giữa quyền bính và phục vụ, vì “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11) và vì mục đích “salus animarum”. Câu hỏi số 25 trong tài liệu này được đặt ra cũng đáng cho ta phải quan tâm: “Làm thế nào để lòng thương xót của Thiên Chúa được nhận ra rõ ràng qua cộng đoàn chúng ta, nhất là qua các Linh Mục?”
Trong bối cảnh hiện nay, cách riêng trong xã hội Việt Nam, trong chính giáo xứ mà các Linh Mục đang làm mục vụ, trong đời sống thường ngày…có nhiều khó khăn và thách đố cho các Linh Mục, nhất là các Cha xứ: “… coi xứ là tác vụ đầy thách đố và bao quát nhất trong Giáo Hội. Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan, trong tác phẩm “Linh Mục Cho Ngàn Năm Thứ Ba”, đã nhận xét Linh Mục giáo xứ thì ở tuyến đầu của Giáo Hội. Linh mục coi xứ bao gồm nhiều đời sống khác nhau trong một con người: là cha sở, thừa tác viên bí tích, cha giải tội, tuyên úy, nhà quản lý, thầy giáo, người giảng thuyết, tâm lý gia, nhà giáo luật, cố vấn pháp luật, ca trưởng, cố vấn hôn nhân-gia đình; tôi xin thêm có khi làm ông từ nhà thờ nữa. Tác vụ coi xứ cuốn cha sở vào cơn lốc của cuộc sống với những vấn nạn xã hội như công bằng và tự do hoặc vấn đề cụ thể như đặt vòng tránh thai, nghiện ngập, người nghèo, gia đình đổ vỡ, người nghiện rượu… Như thế đời sống linh mục coi xứ đưa họ dính dáng và liên hệ rất nhiều hạng người. Mỗi giáo xứ luôn biểu lộ mọi nỗi vui, mọi thách đố, và muộn phiền của cuộc đời” (trích bài giảng lễ của Cha Giuse Huỳnh Văn Sỹ, dịp nhận xứ Chính Tòa của Cha Giuse Lê Kim Ánh, ngày 04.8.2010). Như thế, các Linh Mục chúng ta, cách riêng là các Cha xứ phải cầu nguyện thật nhiều để có thể trở nên hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu trong nhiều thử thách, nhiều vấn đề của cuộc sống hiện nay.
Trước khi giao sứ vụ chăm sóc đoàn chiên, Chúa Giêsu đã hỏi thánh Phêrô đến ba lần về tình yêu dành cho Ngài (x. Ga 21,15-19). Nhờ đó, thánh Phêrô mới có thể hy sinh làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, làm chứng cho Chúa Giêsu.
Dẫu biết rằng để trở nên hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu giữa thế gian quả là không đơn giản tí nào, nhưng chính vì để đáp trả tình yêu Chúa đã dành cho mình, một Tình yêu cốt ở điều này, là Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước (x.1Ga 4, 7-27), các Linh Mục có thể nói tiếng “xin vâng” như Mẹ Maria (Lc 1,38) hay như thánh Phêrô thưa với Chúa: “Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì cả, nhưng vâng lời Thầy, con xin thả lưới”(Lc 5,5).
Lời kết:
Nếu một ngày nào đó, Linh mục không còn là hình ảnh của Thiên Chúa Tinh Yêu thì thật đáng thương cho chính Linh mục! Linh Mục lúc đó không còn là mục tử như lòng Chúa mong ước!
Linh Mục là ai? mục đích đời Linh Mục của tôi là gì? Trở lại với hai câu hỏi này như để thêm cho ta một lần xác quyết: «Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài »
“… có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,12).
Anh Em Linh Mục và nhiều người nam nữ Công Giáo đã sống triệt để lời mời gọi trên để “tự do” làm việc cho Nước Chúa…Biết bao mẫu gương Linh Mục của giáo phận Qui Nhơn đã từng dấn thân vì Nước Trời, vì phần rỗi các linh hồn. Mong sao các Linh Mục đừng để “uổng phí” đời tươi trẻ mà mình đã tự nguyện hy sinh vì Nước Trời!
Tình Yêu bao giờ cũng lôi kéo người khác. Tình Yêu theo mẫu gương của Chúa Giêsu bao giờ cũng có sức hút người ta đến nhận ơn cứu độ. Tình Yêu của các Linh Mục là Alter Christus dành cho mọi tầng lớp người, nhất là người nghèo vật chất cũng như tinh thần, trong khi lũ lụt hay khi thất nghiệp, tình yêu đó cần được sáng lên nơi tâm hồn, trên khuôn mặt của người già, của trẻ em, của những ai không có điều kiện ăn học, bị bỏ rơi hay đang lo buồn vì “thấp cổ bé miệng” trong xã hội…Hãy để cho họ khám phá ra hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu nơi các Linh Mục! Một ngày nào đó họ sẽ đến và ở lại với Thiên Chúa!
“Con xin làm của lễ hiến dâng trên bàn thờ… Đời con xin là muối, là men cho trần gian, niềm vui hay khổ đau, tháng ngày xin hiến tế…Vì Ngài đã gọi thì con nay xin đến hiến dâng đời con. Vì Ngài đã chọn thì xin thương đón lấy, tấm thân mọn hèn”.
Tình yêu Thiên Chúa tuôn trào từ trái tim bị đâm thâu của Chúa Giêsu trên Thánh Giá. Lời cầu nguyện hiến tế của Chúa Giêsu: “Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật, họ cũng được thánh hiến”(Ga 17, 19), thôi thúc các Linh Mục trở nên dấu chỉ của Tình Yêu Thiên Chúa khi đã được thánh hiến qua Bí tích Truyền Chức.
Trong tác phẩm: “Kinh Lạy Cha của Linh Mục trong Năm Đức Tin”, phần Linh mục: Tấm bánh được bẻ ra cho mọi người, Đức Cha giáo phận có viết: “…có thể nói lời cầu xin lương thực hằng ngày hướng về sứ vụ ngôn sứ và tư tế của Linh Mục, bởi Lời Chúa và Thánh Thể liên quan chặt chẽ với chức Linh Mục.
Được trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô, Linh Mục phải sống theo Lời Chúa và đem chia sẻ cho kẻ khác để nuôi dưỡng đức tin của họ”. Không chỉ chia sẻ lương thực Lời Chúa và Thánh Thể, nhưng ở phần các đề tài thảo luận, cũng không thiếu một câu hỏi rất thực tế: “4. Những phương thế nào hữu hiệu và thích hợp để các Linh Mục trong giáo phận có thể tương trợ lẫn nhau, nhất là giúp đỡ các Linh Mục đang sống trong hoàn cảnh khó khăn hoặc đang phục vụ tại những giáo xứ nghèo nàn thiếu thốn?”.
“Trăm nghe không bằng mắt thấy” ông bà chúng ta thường nói như thế! Người ta đang nhìn các Linh Mục để khám phá điều quí giá mà bình thường họ không tìm được. Mỗi Linh Mục cần phải để cho mọi người nhận ra có Thiên Chúa đang hiện diện trong cuộc đời mình, một Thiên Chúa Tình Yêu! Hình ảnh đó trước hết phải được diễn tả trong chính nội bộ của Linh Mục đoàn, rồi trong môi trường đang mục vụ, nơi gia đình nhà xứ, nơi cộng đoàn, nơi giáo xứ với đoàn chiên của Chúa trao phó, trong lòng xã hội với biết bao người khác tôn giáo, với những người vô thần, với các cấp chính quyền, với thành phần giàu sang hay nghèo khổ, với người mạnh khỏe hay bệnh tật, với người đạo đức hay tội lỗi, với người ăn xin thật tình hay lừa gạt… Thế là có một đòi hỏi dành cho các Linh Mục chúng ta: sự chịu đựng, sự quảng đại theo gương của Thiên Chúa Tình Yêu!
Đọc lại hạnh các Thánh Giám Mục và Linh Mục, chúng ta thấy được gì nơi các ngài? Thánh Gioan Maria Vianney, ngài đã nên thánh trong một giáo xứ nghèo nàn, xa xôi với tinh thần hy sinh phục vụ; thánh Vinh sơn Phaolô (mừng lễ 27. 9), là gương mẫu về việc sống đức bác ái như Chúa Kitô dạy, nhận ra khuôn mặt Chúa Kitô nơi những ai đang gặp đau khổ để luôn luôn sẵn sàng cứu giúp họ; thánh Giám Mục Stephanô Thể đã vì yêu thương đoàn chiên giáo phận, chấp nhận mọi gian nan để ở lại giáo phận trong bối cảnh hiểm nguy cho đến hơi thở cuối cùng.
Để có thể diễn tả khuôn mặt yêu thương của Thiên Chúa, Linh Mục phải sống vừa là người cha, vừa là người mẹ. Nếu ai đó bảo rằng các Linh Mục sống khô khan, chỉ biết luật lệ và thiếu cảm thông… thì có thể họ đã hiểu lầm! Thực ra, từ lúc khởi đầu, Linh Mục là người có trái tim yêu thương, có như vậy mới đi tu! Có chăng chút nóng giận, nghiêm khắc cũng chỉ là nhất thời trong bối cảnh nào đó như đau yếu xác hồn, căng thẳng trong công việc, hoặc gặp những “quá đáng” của người đời, của mưu mô thế gian… Hãy bảo vệ và yêu thương các Linh Mục để rồi sẽ thấy rõ các Linh Mục thật sự là hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu!
Tài liệu: “Linh mục và ngàn năm thứ ba Kitô giáo: Thầy dạy Lời Chúa, Thừa Tác Viên các Bí Tích và Người lãnh đạo cộng đoàn”, Bộ Giáo Sĩ ban hành 19.3.1999 đã nhấn mạnh đến việc Tân Phúc Âm Hóa là trách nhiệm của toàn thể Giáo Hội và từ đó cho thấy vai trò cần thiết và không thể thay thế của Linh Mục. Chương 4 của tài liệu này có tựa đề: Mục tử yêu thương đoàn chiên đã nói đến Linh Mục phải “Làm cho hiện diện nơi thế giới và truyền bá lòng thương xót của Chúa Cha cùng với Chúa Kitô” (số 1); “Linh Mục và Hy Lễ Thánh Thể” (số 2); “Thừa tác vụ Linh Mục: công việc hướng dẫn trong tình yêu và sức mạnh” (số 3). Chương này nhấn mạnh đến sự tha thứ và sự chữa lành cứu độ. Chiều kích cứu độ của toàn thể tác vụ Linh Mục tập trung vào Hy Lễ Thánh Thể. Linh Mục cũng phải trở nên của lễ hy sinh trong công việc hướng dẫn cộng đoàn với sự hài hòa giữa quyền bính và phục vụ, vì “Mục Tử nhân lành hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” (Ga 10,11) và vì mục đích “salus animarum”. Câu hỏi số 25 trong tài liệu này được đặt ra cũng đáng cho ta phải quan tâm: “Làm thế nào để lòng thương xót của Thiên Chúa được nhận ra rõ ràng qua cộng đoàn chúng ta, nhất là qua các Linh Mục?”
Trong bối cảnh hiện nay, cách riêng trong xã hội Việt Nam, trong chính giáo xứ mà các Linh Mục đang làm mục vụ, trong đời sống thường ngày…có nhiều khó khăn và thách đố cho các Linh Mục, nhất là các Cha xứ: “… coi xứ là tác vụ đầy thách đố và bao quát nhất trong Giáo Hội. Đức Tổng Giám Mục Timothy M. Dolan, trong tác phẩm “Linh Mục Cho Ngàn Năm Thứ Ba”, đã nhận xét Linh Mục giáo xứ thì ở tuyến đầu của Giáo Hội. Linh mục coi xứ bao gồm nhiều đời sống khác nhau trong một con người: là cha sở, thừa tác viên bí tích, cha giải tội, tuyên úy, nhà quản lý, thầy giáo, người giảng thuyết, tâm lý gia, nhà giáo luật, cố vấn pháp luật, ca trưởng, cố vấn hôn nhân-gia đình; tôi xin thêm có khi làm ông từ nhà thờ nữa. Tác vụ coi xứ cuốn cha sở vào cơn lốc của cuộc sống với những vấn nạn xã hội như công bằng và tự do hoặc vấn đề cụ thể như đặt vòng tránh thai, nghiện ngập, người nghèo, gia đình đổ vỡ, người nghiện rượu… Như thế đời sống linh mục coi xứ đưa họ dính dáng và liên hệ rất nhiều hạng người. Mỗi giáo xứ luôn biểu lộ mọi nỗi vui, mọi thách đố, và muộn phiền của cuộc đời” (trích bài giảng lễ của Cha Giuse Huỳnh Văn Sỹ, dịp nhận xứ Chính Tòa của Cha Giuse Lê Kim Ánh, ngày 04.8.2010). Như thế, các Linh Mục chúng ta, cách riêng là các Cha xứ phải cầu nguyện thật nhiều để có thể trở nên hình ảnh Thiên Chúa Tình Yêu trong nhiều thử thách, nhiều vấn đề của cuộc sống hiện nay.
Trước khi giao sứ vụ chăm sóc đoàn chiên, Chúa Giêsu đã hỏi thánh Phêrô đến ba lần về tình yêu dành cho Ngài (x. Ga 21,15-19). Nhờ đó, thánh Phêrô mới có thể hy sinh làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa, làm chứng cho Chúa Giêsu.
Dẫu biết rằng để trở nên hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu giữa thế gian quả là không đơn giản tí nào, nhưng chính vì để đáp trả tình yêu Chúa đã dành cho mình, một Tình yêu cốt ở điều này, là Thiên Chúa yêu thương chúng ta trước (x.1Ga 4, 7-27), các Linh Mục có thể nói tiếng “xin vâng” như Mẹ Maria (Lc 1,38) hay như thánh Phêrô thưa với Chúa: “Thưa Thầy, chúng con đã cực nhọc suốt đêm mà không được gì cả, nhưng vâng lời Thầy, con xin thả lưới”(Lc 5,5).
Lời kết:
Nếu một ngày nào đó, Linh mục không còn là hình ảnh của Thiên Chúa Tinh Yêu thì thật đáng thương cho chính Linh mục! Linh Mục lúc đó không còn là mục tử như lòng Chúa mong ước!
Linh Mục là ai? mục đích đời Linh Mục của tôi là gì? Trở lại với hai câu hỏi này như để thêm cho ta một lần xác quyết: «Lạy Chúa, này con xin đến để thực thi ý Ngài »
“… có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời. Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,12).
Anh Em Linh Mục và nhiều người nam nữ Công Giáo đã sống triệt để lời mời gọi trên để “tự do” làm việc cho Nước Chúa…Biết bao mẫu gương Linh Mục của giáo phận Qui Nhơn đã từng dấn thân vì Nước Trời, vì phần rỗi các linh hồn. Mong sao các Linh Mục đừng để “uổng phí” đời tươi trẻ mà mình đã tự nguyện hy sinh vì Nước Trời!
Tình Yêu bao giờ cũng lôi kéo người khác. Tình Yêu theo mẫu gương của Chúa Giêsu bao giờ cũng có sức hút người ta đến nhận ơn cứu độ. Tình Yêu của các Linh Mục là Alter Christus dành cho mọi tầng lớp người, nhất là người nghèo vật chất cũng như tinh thần, trong khi lũ lụt hay khi thất nghiệp, tình yêu đó cần được sáng lên nơi tâm hồn, trên khuôn mặt của người già, của trẻ em, của những ai không có điều kiện ăn học, bị bỏ rơi hay đang lo buồn vì “thấp cổ bé miệng” trong xã hội…Hãy để cho họ khám phá ra hình ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu nơi các Linh Mục! Một ngày nào đó họ sẽ đến và ở lại với Thiên Chúa!
“Con xin làm của lễ hiến dâng trên bàn thờ… Đời con xin là muối, là men cho trần gian, niềm vui hay khổ đau, tháng ngày xin hiến tế…Vì Ngài đã gọi thì con nay xin đến hiến dâng đời con. Vì Ngài đã chọn thì xin thương đón lấy, tấm thân mọn hèn”.
Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Lê Nho Phú
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Nguồn tin: Gpquinhon.org