Vâng ! Thân phận con người thì hữu hạn. Không chỉ hữu hạn trong thân xác mà còn hữu hạn trong lối nghĩ, cách suy. Nhiều khi ta muốn mang tình yêu đến cho người khác nhưng lại cứ giằng co bởi cái ích kỷ, cái tôi của ta...
Phận người - Phận ta
Anmai, CSsR
Anmai, CSsR
Đã sinh ra làm người, ai cũng mang trong mình một thân phận. Đã là thân phận thì có kỳ có hạn : Có kỳ để sinh ra và có kỳ để mất đi. Khoảng giữa hai kỳ sinh ra và mất đi đó nằm trong bàn tay của Đấng Tạo Thành nên phận con người.
Tháng 11, hẳn nhiên người Công Giáo được mời gọi nhớ đến các đấng sinh thành dưỡng dục, nhớ đến các đấng đã có công trong cuộc đời mình và cầu nguyện cho họ. Nhìn họ ta cũng chợt nghĩ đến ta ...
Chiều Chúa nhật, sau một ngày trôi qua, có dịp lân la đến phòng cha già 85 tuổi ngồi trên xe lăn. Thăm cha già rơi vào giờ ăn chiều của cha. Giờ thì hơi tàn sức yếu chứ không còn mạnh hơn trước. Cánh tay phải chầm chậm đưa những cọng mì vào trong miệng và cũng cánh tay ấy chầm chậm cầm những viên thuốc nhỏ cho vào cơ thể để chặn bớt đi những bệnh tật của tuổi già đau yếu.
Nhìn người cháu gái tay trong tay xếp xếp mấy bọc ni lông, hỏi ra mới biết rằng cứ chiều chiều mỗi Chúa nhật cô đến chia thuốc cho người bác ruột. Ngạc nhiên vì lẽ phải để thuốc trong 7 cái bọc và 2 cái hộp chia phần cho sáng - tối cùng 7 ngày trong tuần. Hỏi ra thì cô không biết có cái hộp chia thuốc người ta làm sẵn hết sức tiện lợi. Vội mang xuống cho cha già hộp chia thuốc tiện lợi có sẵn ấy. Cô cháu ghé vào tai bác nói nhỏ : "Con chia cho bác sáng - tối và 7 ngày trong tuần, cứ sáng bác lấy phần sáng, tối bác lấy phần tối cho dễ nhé ! Mấy cái hộp này nhiều màu nhìn cũng dễ nhớ bác nhé!"
Nhìn cha già ngồi trên xe lăn sao mà thương quá !
Cả một chuỗi ngày dài cống hiến sức lực cho nhà dòng nay lại thu mình trên chiếc xe lăn khá nhỏ so với thân hình vạm vỡ của cha.
Cả một thời chắn sóng, đứng mũi chịu sào dìa dắt con thuyền của hội dòng nay lại ẩn mình trong căn phòng khiêm tốn của tu viện.
Cả một đời tận hiến cho sứ vụ, giúp cho biết bao nhiêu người nay lại lặng lẽ đón nhận sự chăm sóc từ nhà dòng, từ những người cháu thân thương.
Ngồi nói chuyện với cô cháu về cha để nhớ đến một thời cho sứ vụ, cho ơn gọi, cho cuộc đời tận hiến. Ngang dọc khắp mọi miền, ngược xuôi lo cho đàn chiên nay lặng lẽ chia xa ...
Rời phòng cha già, tôi chậm bước ra nhà hài cốt cũng không xa. Một chút nhìn để tưởng nhớ đến các bậc cha anh.
Nhớ lại biết bao hình ảnh thân thương của một Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Hòa cả đời lo cho người nghèo ở vùng truyền giáo, những năm tháng cuối đời đi phục vụ tận miền xa. Cha đi xa mãi xa mãi tận khung trời xa.
Còn đó hình ảnh của một Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đồng. Anh khiêm tốn, nhỏ nhẹ xuôi ngược từ Nha Trang về Cần Giờ và đến tận Đồng Tháp. Cơn bạo bệnh đã đến với anh và anh đã ra đi khi tuổi đời chưa lớn quá.
Hình ảnh của một Giêrađô Lê Văn Hòa vẫn còn đó. Mộc mạc, đơn sơ, chất phác ... nghe tiếng chứ chưa kịp thấy người ... Hay nói, hay đùa và chẳng bao giờ biết chơi xấu ai. Vì hoàn cảnh, những năm tháng cuối đời, Cha Giêrađô đã về lại với Nhà Mẹ và rồi trở về lòng đất Mẹ trong tâm tình ấm cúng của anh em.
Nhiều và nhiều nữa những hình ảnh thân thương đang gửi tạm trong ngôi nhà nhỏ bé này để chờ đợi ngày Phục Sinh.
Phận người là thế đó. Có sinh và có tử, có vào trần gian thì có ngày cũng kết thúc.
Nhìn cha già, nhớ các cha đã quá cố chợt nghĩ đến bản thân. Cùng lắm thì cũng vài ba chục năm nữa chứ có kéo dài được mạng sống đâu ? Chuyện trong vài ba chục năm mà Chúa cho đó ta sống như thế nào mới là quan trọng.
"Sống trên đời chỉ có tình yêu và thân phận, thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Bạn hãy sống làm sao để nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu đó có thể cứu bạn trên cây thập giá đời ...". Cố nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đã trải lòng như thế.
Vâng ! Thân phận con người thì hữu hạn. Không chỉ hữu hạn trong thân xác mà còn hữu hạn trong lối nghĩ, cách suy. Nhiều khi ta muốn mang tình yêu đến cho người khác nhưng lại cứ giằng co bởi cái ích kỷ, cái tôi của ta. Thánh Phaolô cũng đã "tự sự" về điều này : "Điều tôi biết là tốt tôi lại không làm ..."
Có thể ta tưởng ta lớn lắm, có thể ta tưởng ta hơn người khác, có thể ta tưởng ta điều khiển được người khác, có thể ta tưởng ta lột da sống đời ... nhưng làm gì có chuyện đó. Làm lớn cũng chết, hơn người khác cũng chết, điều khiển người khác cũng chết và chẳng ai lột da sống đời.
Nhìn đến những phận người đã sống quanh chung ta, sống chung với chúng ta và sống với với chúng ta ta sẽ nghiệm ra chân lý của cuộc đời.
Hãy nuôi dưỡng tình yêu ... không phải chỉ là lời mời gọi của cố nhạc sĩ họ Trịnh hay của nhiều người khao khát tình yêu nhưng đó là bài học cơ bản nhất, sâu lắng nhất, cốt lõi nhất của thầy chí thánh Giêsu : Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương.
Xin cho chúng ta ngày mỗi ngày bớt đi cái hận thù, gheo một chút yêu thương để ngày sau khi nhắm mắt ta được hưởng tình yêu với Đấng đã sinh ra, đã chết và đã sống lại cũng vì yêu.
Tháng 11, hẳn nhiên người Công Giáo được mời gọi nhớ đến các đấng sinh thành dưỡng dục, nhớ đến các đấng đã có công trong cuộc đời mình và cầu nguyện cho họ. Nhìn họ ta cũng chợt nghĩ đến ta ...
Chiều Chúa nhật, sau một ngày trôi qua, có dịp lân la đến phòng cha già 85 tuổi ngồi trên xe lăn. Thăm cha già rơi vào giờ ăn chiều của cha. Giờ thì hơi tàn sức yếu chứ không còn mạnh hơn trước. Cánh tay phải chầm chậm đưa những cọng mì vào trong miệng và cũng cánh tay ấy chầm chậm cầm những viên thuốc nhỏ cho vào cơ thể để chặn bớt đi những bệnh tật của tuổi già đau yếu.
Nhìn người cháu gái tay trong tay xếp xếp mấy bọc ni lông, hỏi ra mới biết rằng cứ chiều chiều mỗi Chúa nhật cô đến chia thuốc cho người bác ruột. Ngạc nhiên vì lẽ phải để thuốc trong 7 cái bọc và 2 cái hộp chia phần cho sáng - tối cùng 7 ngày trong tuần. Hỏi ra thì cô không biết có cái hộp chia thuốc người ta làm sẵn hết sức tiện lợi. Vội mang xuống cho cha già hộp chia thuốc tiện lợi có sẵn ấy. Cô cháu ghé vào tai bác nói nhỏ : "Con chia cho bác sáng - tối và 7 ngày trong tuần, cứ sáng bác lấy phần sáng, tối bác lấy phần tối cho dễ nhé ! Mấy cái hộp này nhiều màu nhìn cũng dễ nhớ bác nhé!"
Nhìn cha già ngồi trên xe lăn sao mà thương quá !
Cả một chuỗi ngày dài cống hiến sức lực cho nhà dòng nay lại thu mình trên chiếc xe lăn khá nhỏ so với thân hình vạm vỡ của cha.
Cả một thời chắn sóng, đứng mũi chịu sào dìa dắt con thuyền của hội dòng nay lại ẩn mình trong căn phòng khiêm tốn của tu viện.
Cả một đời tận hiến cho sứ vụ, giúp cho biết bao nhiêu người nay lại lặng lẽ đón nhận sự chăm sóc từ nhà dòng, từ những người cháu thân thương.
Ngồi nói chuyện với cô cháu về cha để nhớ đến một thời cho sứ vụ, cho ơn gọi, cho cuộc đời tận hiến. Ngang dọc khắp mọi miền, ngược xuôi lo cho đàn chiên nay lặng lẽ chia xa ...
Rời phòng cha già, tôi chậm bước ra nhà hài cốt cũng không xa. Một chút nhìn để tưởng nhớ đến các bậc cha anh.
Nhớ lại biết bao hình ảnh thân thương của một Phanxicô Xaviê Nguyễn Hữu Hòa cả đời lo cho người nghèo ở vùng truyền giáo, những năm tháng cuối đời đi phục vụ tận miền xa. Cha đi xa mãi xa mãi tận khung trời xa.
Còn đó hình ảnh của một Gioan Baotixita Nguyễn Văn Đồng. Anh khiêm tốn, nhỏ nhẹ xuôi ngược từ Nha Trang về Cần Giờ và đến tận Đồng Tháp. Cơn bạo bệnh đã đến với anh và anh đã ra đi khi tuổi đời chưa lớn quá.
Hình ảnh của một Giêrađô Lê Văn Hòa vẫn còn đó. Mộc mạc, đơn sơ, chất phác ... nghe tiếng chứ chưa kịp thấy người ... Hay nói, hay đùa và chẳng bao giờ biết chơi xấu ai. Vì hoàn cảnh, những năm tháng cuối đời, Cha Giêrađô đã về lại với Nhà Mẹ và rồi trở về lòng đất Mẹ trong tâm tình ấm cúng của anh em.
Nhiều và nhiều nữa những hình ảnh thân thương đang gửi tạm trong ngôi nhà nhỏ bé này để chờ đợi ngày Phục Sinh.
Phận người là thế đó. Có sinh và có tử, có vào trần gian thì có ngày cũng kết thúc.
Nhìn cha già, nhớ các cha đã quá cố chợt nghĩ đến bản thân. Cùng lắm thì cũng vài ba chục năm nữa chứ có kéo dài được mạng sống đâu ? Chuyện trong vài ba chục năm mà Chúa cho đó ta sống như thế nào mới là quan trọng.
"Sống trên đời chỉ có tình yêu và thân phận, thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Bạn hãy sống làm sao để nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu đó có thể cứu bạn trên cây thập giá đời ...". Cố nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đã trải lòng như thế.
Vâng ! Thân phận con người thì hữu hạn. Không chỉ hữu hạn trong thân xác mà còn hữu hạn trong lối nghĩ, cách suy. Nhiều khi ta muốn mang tình yêu đến cho người khác nhưng lại cứ giằng co bởi cái ích kỷ, cái tôi của ta. Thánh Phaolô cũng đã "tự sự" về điều này : "Điều tôi biết là tốt tôi lại không làm ..."
Có thể ta tưởng ta lớn lắm, có thể ta tưởng ta hơn người khác, có thể ta tưởng ta điều khiển được người khác, có thể ta tưởng ta lột da sống đời ... nhưng làm gì có chuyện đó. Làm lớn cũng chết, hơn người khác cũng chết, điều khiển người khác cũng chết và chẳng ai lột da sống đời.
Nhìn đến những phận người đã sống quanh chung ta, sống chung với chúng ta và sống với với chúng ta ta sẽ nghiệm ra chân lý của cuộc đời.
Hãy nuôi dưỡng tình yêu ... không phải chỉ là lời mời gọi của cố nhạc sĩ họ Trịnh hay của nhiều người khao khát tình yêu nhưng đó là bài học cơ bản nhất, sâu lắng nhất, cốt lõi nhất của thầy chí thánh Giêsu : Anh em hãy yêu thương như Thầy đã yêu thương.
Xin cho chúng ta ngày mỗi ngày bớt đi cái hận thù, gheo một chút yêu thương để ngày sau khi nhắm mắt ta được hưởng tình yêu với Đấng đã sinh ra, đã chết và đã sống lại cũng vì yêu.