Xin Ơn Sống Mùa Vọng

Ai trong chúng ta cũng biết là Giáo Hội dành cho chúng ta một khoảng thời gian ngắn để có thể có những chuẩn bị cần thiết đón nhận ơn lành từ trời mà Con Thiên Chúa mang đến. Nhưng dường như chúng ta chú ý hơn đến những gì bên ngoài hơn là bên trong. Ta vội nghĩ đến những cánh thiệp Noel, những hang đá, cây thông, đèn lấp lánh hay những bữa tiệc linh đình hơn là việc dọn lòng sao cho xứng hợp để đón Chúa....

Mùa Vọng: hành trình hướng tới một chân trời hy vọng

Một năm phụng vụ mới vừa mở ra và “chúng ta lại bắt đầu một hành trình mới của Dân Chúa cùng với Chúa Giêsu Kitô, Mục tử của chúng ta”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời như trên với các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phêrô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa nhật thứ nhất Mùa Vọng hôm qua, 01-12-2013.

“Một ngày thật đặc biệt, gợi lên trong chúng ta cảm thức sâu sắc về ý nghĩa của Lịch sử. Trong cuộc hành trình này chúng takhám phá lại vẻ đẹp của tất cả: Giáo Hội, với ơn gọi và sứ mệnh của mình, và toàn thể nhân loại... đang bước đi qua những nẻođường của thời gian”.

Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Nhưng đi đâu? hướng đến mục tiêu nào? Chúa cho chúng ta câu trả lời qua tiên tri Isaia: ‘Trong tương lai, núi Nhà Ðức Chúa đứng kiên cường vượt đỉnh các non cao, vươn mình trên hết mọi ngọn đồi. Muôn nước lũ lượt đưa nhau tới, muôn dân dập dìu kéo nhau đi, họ nói rằng: Nào, ta cùng lên núi Ðức Chúa, lên Nhà Thiên Chúa của Giacóp. Người sẽ dạy cho ta biết đường lối của Người, và ta sẽ bước theo đường Người chỉ vẽ’”.

Đức Thánh Cha giải thích: Đó là một cuộc hành hương của toàn thể vũ trụ hướng đến một đích điểm chung. Trong Cựu Ước, điểm đến này là Jerusalem, nơi có Đền thờ Thiên Chúa, “nơi mặc khải dung nhan Thiên Chúa và lề luật của Người. Mặc khải ấy được hoàn tất nơi Chúa Giêsu Kitô: Chính Chúa Kitô vừa là Người hướng đạo vừa là đích điểm của cuộc hành hương của dân Chúa”.

Và Đức Thánh Cha lại trích sách tiên tri Isaia: “Họ sẽ đúc gươm đao thành cuốc thành cày, rèn giáo mác nên liềm nên hái. Dân này nước nọ sẽ không còn vung kiếm đánh nhau, và thiên hạ thôi học nghề chinh chiến”. Rồi ngài nêu câu hỏi: “Nhưng khi nàongày tươi đẹp ấy xảy đến? – Chúng ta hãy cứ hy vọng, niềm hy vọng của hòa bình, và ngày ấy sẽ đến!

Đức Thánh Cha kết luận: “Con đường này chẳng bao giờ kết thúc. Cũng như trong cuộc sống của mỗi người, luôn cần bắt đầulại, cần đứng lên, tìm lại ý nghĩa mục tiêu cuộc sống của chính mình, thì đối với cả gia đình nhân loại, cũng cần phải luôn canh tân chân trời mà chúng ta cùng hướng tới, đó là chân trời hy vọng! Mùa Vọng đem lại cho chúng ta chân trời hy vọng này, bởi vì hy vọng này xây dựng trên Lời Chúa. Thiên Chúa là Đấng thành tín, Người không bao giờ để ta thất vọng”.

Cuối cùng Đức Thánh Cha nêu lên mẫu gương của thái độ thiêng liêng này, của cung cách tiến bước trong cuộc sống: đó là mẫu gương Đức Trinh Nữ Maria, “một thôn nữ đơn sơ mang trong lòng tất cả hy vọng của Thiên Chúa!”

Ngày 01-12 cũng là Ngày Thế giới phòng chống AIDS, nên Đức Thánh Cha cũng bày tỏ “sự gần gũi với những người đau khổvì AIDS, đặc biệt là các trẻ em”. Ngài cũng nhắc đến sự dấn thân cụ thể và âm thầm của biết bao nhà truyền giáo: “Chúng tacầu nguyện cho tất cả những người ấy, cũng cho các bác sĩ và các nhà nghiên cứu. Mong sao mỗi bệnh nhân, không trừ một ai, đều được hưởng những chăm sóc mà họ cần đến”.

(Theo Vatican Radio)

Minh Đức - WHĐ

Xin Ơn Sống Mùa Vọng

Quý vị thính giả thân mến,

MEDION DIGITAL CAMERA     Chúng ta đã bắt đầu bước vào một năm phụng vụ mới, với Chúa Nhật thứ nhất mùa vọng hôm nay. Tiết trời có lẽ cũng đã có chút gì đổi khác, nhắc ta ý thức hơn về một sự thay đổi khác trong đời sống phụng vụ và đời sống thiêng liêng của mỗi người chúng ta. Ai trong chúng ta cũng biết là Giáo Hội dành cho chúng ta một khoảng thời gian ngắn để có thể có những chuẩn bị cần thiết đón nhận ơn lành từ trời mà Con Thiên Chúa mang đến. Nhưng dường như chúng ta chú ý hơn đến những gì bên ngoài hơn là bên trong. Ta vội nghĩ đến những cánh thiệp Noel, những hang đá, cây thông, đèn lấp lánh hay những bữa tiệc linh đình hơn là việc dọn lòng sao cho xứng hợp để đón Chúa. Mỗi mùa Phụng vụ mà Giáo Hội dành cho chúng ta đều có những tâm tình và sắc thái riêng. Chúng ta được mời gọi để sống cuộc sống của mình cho phù hợp hơn với tâm tình ấy. Nếu không, ta chỉ sống cho qua ngày, chứ không để ý gì đến những hương vị mà các mùa phụng vụ mang đến. Thiết nghĩ trong ít phút ngắn ngủi hôm nay, chúng ta hãy dành chút thời gian để suy nghĩ và xin ơn Chúa soi sáng cho ta biết sống mùa vọng năm nay với một cách thức khác với mọi năm, khác với những mùa khác, để đời sống thiêng liêng của ta được đổi mới hơn và triển nở hơn.

Mùa vọng là mùa chúng ta dành để chuẩn bị đón Chúa đến. Chúa đến, không phải đến với người ta, đến chỗ khác, nhưng trước hết là đến với chính tôi, trong lòng tôi, trong cuộc sống của tôi, để mang đến niềm vui và bình an từ trời xuống cho tôi. Nếu bấy lâu nay, ta mệt mỏi với công ăn việc làm, với những lo toan bộn bề cho kiếp mưu sinh, ta cần Chúa đến với ta, mang đến cho ta nguồn bình an sâu thẳm, thì đây chính là lúc ta được mời gọi để đón nhận nguồn bình an ấy. Chúng ta có ý thức điều này không?

Trong mùa vọng, chúng ta cũng được mời gọi để “san cho bằng những đồi núi cao, sửa cho ngay những lối đi khúc khuỷu”. Có bao giờ chúng ta tự hỏi, lời mời gọi này có ý nghĩa gì với chúng ta không? Đâu là những núi cao mà mình cần làm cho phẳng, đâu là những lối đi khúc khuỷu mà mình cần phải sửa cho ngay? Ta không thể để Chúa đến trong lòng ta với biết bao những quanh co lọc lừa, những ngạo mạn kiêu căng được. Nếu chúng ta mong bình an của Chúa có thể đến và ngự trị trong tâm hồn mình, chúng ta phải cùng cộng tác với Chúa. Nếu lòng ta đầy những hận thù, sao ta có thể có bình an? Nếu lòng ta chất chứa những  mưu toan thâm hiểm, sao ta có thể được một giấc ngủ yên ấm? Nếu lòng ta chỉ có những cao ngạo về mình, sao ta có thể có suy nghĩ là mình cần đến Chúa? Nếu cuộc sống của chúng ta trở nên bừa bộn với những đam mê, tật xấu, ngoan cố… ta làm sao có chỗ cho Chúa đến và ở lại với ta? Hãy cố gắng sắp xếp dành cho Chúa một khoảng riêng, một vị trí trong tâm hồn ta, thì Ngài mới có thể khiến cho cuộc sống của ta được bình an và hạnh phúc.

Mùa vọng gợi nhắc ta đến hình ảnh của thánh Gioan Tẩy Giả và những lời khuyên bảo của ông. Khi người dân tuôn đến với ông để hỏi: “Tôi phải làm gì?” Ông đã trả lời rằng: “Ai có hai áo, thì chia cho người không có; ai có gì ăn, cũng hãy làm như vậy”. Một trong những cách thức sám hối thực lòng và ý nghĩa nhất là biết san sẻ cho những người kém may mắn hơn chúng ta. Sự chia sẻ giúp cho lòng ta được mở ra, biết thương cảm hơn, biết hiệp thông hơn. Đưa tay nắm lấy người cần ta giúp là nối lại sợi dây thân ái giữa con người với nhau. Cho đi cũng là một hình thức ta dần khoét rỗng con người mình để chính Thiên Chúa đến và ở lại với chúng ta. Chúng ta hãy tự vấn mình xem, liệu trong mùa vọng này, tôi có thấy lời mời gọi đó vang trọng trong chúng ta không? Chúng ta có thắc mắc như người dân năm xưa rằng “tôi phải làm gì?” không? Hay chúng ta vẫn cứ bình chân như vại, sống một cuộc sống cho qua ngày đoạn tháng, chẳng có chút thay đổi để trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn?

Chúng ta hãy dành ít phút lặng đọng để nghe tiếng Chúa nói với mình:

Lạy Chúa,

Không khí mùa Noel đang lan tỏa khắp nơi, mùa hồng phúc sắp đến trên trái đất này. Lòng chúng con đang háo hức chờ Chúa từng phút giây.

Chúng con mong Chúa đến bên đời của chúng con, khỏa lấp cõi lòng băng giá của chúng con bằng ngọn lửa tình yêu của Ngài, xoa dịu con tim chúng con bằng bàn tay êm ái của Ngài.

Xin Chúa ban ơn cho chúng con, giúp chúng con biết sống mùa Vọng này sao cho xứng đáng, như một bước chuẩn bị để Chúa đến và ở lại với chúng con. Xin Chúa dạy cho chúng con biết chúng con phải làm gì, để có thể luôn thức tỉnh và chờ Chúa đến với chúng con, để mùa vọng này của chúng con trôi qua sinh được nhiều hoa trái thiêng liêng bổ ích.

Amen

Pr. Lê Hoàng Nam, SJ