Đức Thánh Cha nói: "đời sống vẫn vui thú ngay trong tuổi già của các bạn, mặc dù có nhiều đớn đau, nhức mỏi và nhiều sự giới hạn." Ngài nói với họ: "Ở tuổi đời của các bạn, chúng ta thường có kinh nghiệm về việc cần đến sự trợ giúp của người khác, và điều này xẩy ra cho cả giáo hoàng nữa." Đức Thánh Cha Benedict nói họ cần coi những trợ giúp họ cần tới như những ân sủng của Chúa, "vì thật là một ân sủng khi được trợ giúp và đồng hành và để cảm nhận sự trìu mến của người khác."
Thăm người cao niên, Đức Thánh Cha nói ''già nua cũng vui thích''
ROME (CNS) -- Tự xưng mình là "một người cao niên thăm viếng những người cùng tuổi," Đức Thánh Cha Benedict XVI thăm một nhà già tại Rôma, ngài khuyên họ coi tuổi già là một dấu chỉ của hồng ân Thiên Chúa và kêu gọi xã hội hãy quý trọng sự hiện diện và đức khôn ngoan của họ.
Đức Thánh Cha 85 tuổi nói ngày 12 tháng 11 trong khi viếng thăm một nhà già do Cộng Đồng Giáo Dân Sant'Egidio quản trị: "Mặc dầu tôi biết có bao nhiêu khó khăn đến với tuổi già, tôi muốn nói là già nua cũng vui thích."
Nhà già này có những chung cư cho các người sống tự lập cũng như các phòng cho những người cần được săn sóc đặc biệt. Các thành viên trẻ của Cộng Đồng Sant'Egidio tình nguyện đóng góp thời giờ để trợ giúp và viếng thăm các người già ở đây, trong số này có một cặp vợ chồng già đến từ Haiti khi nhà của họ bị trận động đất năm 2010 phá hủy.
Đức Thánh Cha chống gậy đen có tay cầm mầu trắng, đã thăm nhiều người già trong phòng của họ trước khi nói chuyện với họ và với các thành viên của Cộng Đồng Sant'Egidio trong vườn sau nhà.
Một cụ già 91 tuổi là Enrichetta Vitali, nói với Đức Thánh Cha, "Con không ăn uống được mấy, nhưng cầu nguyện là thức ăn nuôi dưỡng con." Bà xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho bà "không mất trí nhớ để bà có thể nhớ được mọi người trong kinh nguyện của bà."
Đức Thánh Cha nói với những người tụ tập tại chung cư này trên đồi Janiculum là trong Thánh Kinh, một cuộc đời sống lâu được coi là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng ngày nay xã hội thường bị "chi phối bởi lý luận của sự hữu hiệu và lợi nhuận, lại không trọng tuổi già bao nhiêu."
"Tôi nghĩ là chúng ta cần có một cam kết to lớn hơn, khởi sự với gia đình và các cơ quan chính phủ, để bảo đảm rằng người già có thể ở trong nhà của họ và họ có thể chuyển tiếp sự khôn ngoan của họ cho các thế hệ trẻ hơn."
Ngài nói: "Phẩm chất của một xã hội hay một nền văn minh có thể được đánh giá bằng cung cách họ đối xử với người già."
Đức Thánh Cha Benedict cũng nhấn mạnh về sự công nhận phẩm giá và giá trị của tất cả mọi đời sống con người, ngay cả khi đã "trở nên mỏng manh vào cuối đời."
Đức Thánh Cha nói: "Ai nhường chỗ cho người già, sẽ dành chỗ cho đời sống. Ai đón chào người già thì đón chào sự sống."
Đức Thánh Cha nói với người già là ngài niết rõ những khó khăn của tuổi già, nhất là tại các quốc gia nơi cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn vũ trầm trọng nhất. Và ngài nói, người già có thể bị quyến rũ trong việc tưởng nhớ lại quá khứ khi họ có nhiều năng lực hơn và có nhiều dự án cho tương lai.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: "đời sống vẫn vui thú ngay trong tuổi già của các bạn, mặc dù có nhiều đớn đau, nhức mỏi và nhiều sự giới hạn."
Ngài nói với họ: "Ở tuổi đời của các bạn, chúng ta thường có kinh nghiệm về việc cần đến sự trợ giúp của người khác, và điều này xẩy ra cho cả giáo hoàng nữa."
Đức Thánh Cha Benedict nói họ cần coi những trợ giúp họ cần tới như những ân sủng của Chúa, "vì thật là một ân sủng khi được trợ giúp và đồng hành và để cảm nhận sự trìu mến của người khác."
Đức Thánh Cha 85 tuổi nói ngày 12 tháng 11 trong khi viếng thăm một nhà già do Cộng Đồng Giáo Dân Sant'Egidio quản trị: "Mặc dầu tôi biết có bao nhiêu khó khăn đến với tuổi già, tôi muốn nói là già nua cũng vui thích."
Nhà già này có những chung cư cho các người sống tự lập cũng như các phòng cho những người cần được săn sóc đặc biệt. Các thành viên trẻ của Cộng Đồng Sant'Egidio tình nguyện đóng góp thời giờ để trợ giúp và viếng thăm các người già ở đây, trong số này có một cặp vợ chồng già đến từ Haiti khi nhà của họ bị trận động đất năm 2010 phá hủy.
Đức Thánh Cha chống gậy đen có tay cầm mầu trắng, đã thăm nhiều người già trong phòng của họ trước khi nói chuyện với họ và với các thành viên của Cộng Đồng Sant'Egidio trong vườn sau nhà.
Một cụ già 91 tuổi là Enrichetta Vitali, nói với Đức Thánh Cha, "Con không ăn uống được mấy, nhưng cầu nguyện là thức ăn nuôi dưỡng con." Bà xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho bà "không mất trí nhớ để bà có thể nhớ được mọi người trong kinh nguyện của bà."
Đức Thánh Cha nói với những người tụ tập tại chung cư này trên đồi Janiculum là trong Thánh Kinh, một cuộc đời sống lâu được coi là hồng ân của Thiên Chúa, nhưng ngày nay xã hội thường bị "chi phối bởi lý luận của sự hữu hiệu và lợi nhuận, lại không trọng tuổi già bao nhiêu."
"Tôi nghĩ là chúng ta cần có một cam kết to lớn hơn, khởi sự với gia đình và các cơ quan chính phủ, để bảo đảm rằng người già có thể ở trong nhà của họ và họ có thể chuyển tiếp sự khôn ngoan của họ cho các thế hệ trẻ hơn."
Ngài nói: "Phẩm chất của một xã hội hay một nền văn minh có thể được đánh giá bằng cung cách họ đối xử với người già."
Đức Thánh Cha Benedict cũng nhấn mạnh về sự công nhận phẩm giá và giá trị của tất cả mọi đời sống con người, ngay cả khi đã "trở nên mỏng manh vào cuối đời."
Đức Thánh Cha nói: "Ai nhường chỗ cho người già, sẽ dành chỗ cho đời sống. Ai đón chào người già thì đón chào sự sống."
Đức Thánh Cha nói với người già là ngài niết rõ những khó khăn của tuổi già, nhất là tại các quốc gia nơi cuộc khủng hoảng kinh tế hoàn vũ trầm trọng nhất. Và ngài nói, người già có thể bị quyến rũ trong việc tưởng nhớ lại quá khứ khi họ có nhiều năng lực hơn và có nhiều dự án cho tương lai.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói: "đời sống vẫn vui thú ngay trong tuổi già của các bạn, mặc dù có nhiều đớn đau, nhức mỏi và nhiều sự giới hạn."
Ngài nói với họ: "Ở tuổi đời của các bạn, chúng ta thường có kinh nghiệm về việc cần đến sự trợ giúp của người khác, và điều này xẩy ra cho cả giáo hoàng nữa."
Đức Thánh Cha Benedict nói họ cần coi những trợ giúp họ cần tới như những ân sủng của Chúa, "vì thật là một ân sủng khi được trợ giúp và đồng hành và để cảm nhận sự trìu mến của người khác."
Đức Thánh Cha viếng thăm người già
LM. Trần Đức Anh OP
LM. Trần Đức Anh OP
ROMA. ĐTC Biển Đức 16 khích lệ người già vui sống và đồng thời đề cao giá trị người già trong xã hội và Giáo Hội.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng 12-11-2012, tại Căn nhà gia đình “Hoan hô người cao niên” do Cộng đồng thánh Egidio thành lập tại khu vực Trastevere ở Roma. Nhà này được khánh thành hồi tháng giêng năm 2009 và hiện có 28 người già cư ngụ. Họ sống trong các căn hộ riêng, nhưng có liên hệ thường xuyên với các nhân viên giúp đỡ.
Đón tiếp ĐTC có Giáo sư Marco Impagliazzo, Chủ tịch Cộng đồng thánh Egidio, Bộ trưởng Andrea Riccardi, người sáng lập cộng đồngnày, và Đức TGM Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về gia đình, cùng một số nhân vật khác.
Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trong khuôn khổ ”Ngày Âu Châu về tuổi già tích cực”. Lên tiếng trong cuộc viếng thăm, ngài nói: ”Tôi đến nơi anh chị em trong tư cách là GM Roma, nhưng cũng với tư cách một người già viếng thăm những người đồng lứa tuổi của mình. Tôi biết rõ những khó khăn, các vấn đề và những giới hạn của tuổi này, và tôi biết rằng đối với nhiều người, những khó khăn ấy càng trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế”.
ĐTC nhắn nhủ người già đừng nhìn lại quá khứ để thương tiếc trong sự sầu muộn, để rồi coi giai đoạn sống hiện nay như thời xế chiều. Ngài nhấn mạnh rằng: ”Thật là đẹp ở trong tuổi già! Trong mỗi lứa tuổi, ta cần biết khám phá sự hiện diện và phúc lành của Chúa và những phong phú mà lứa tuổi ấy chứa đựng. Đừng bao giờ để cho mình bị khép kín trong sầu muộn! Chúng ta đã lãnh nhận hồng ân sống lâu. Sống thật là điều tốt đẹp, kể cả với lứa tuổi chúng ta, mặc dù có một số khó khăn và giới hạn. Ước gì trên khuôn mặt chúng ta luôn có niềm vui vì cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, và không bao giờ buồn sầu”.
ĐTC nhắc lại giáo huấn của Kinh Thánh coi sự trường thọ là phúc lành của Thiên Chúa. Ngài phê bình não trạng trong xã hội ngày nay loại bỏ người già, coi họ như những người không sản xuất và vô ích. Đôi khi người già cảm thấy đau khổ vì bị gạt ra ngoài lề, phải sống xa nhà hoặc sống trong cô đơn....
Trong bối cảnh đó, ĐTC khuyến khích gia đình và các tổ chức công cộng làm sao để người già được tiếp tục ở lại trong nhà của họ và ngài xác quyết rằng ”chất lượng của một xã hội, của một nền văn minh, được đo lường theo cách thức người ta đối xử với người già và chỗ đứng dành cho người già trong cuộc sống chung. Ai dành chỗ cho người già tức là dành chỗ cho cuộc sống! Ai đón người người già là đón nhận cuộc sống”.
ĐTC ca ngợi Cộng đồng thánh Egidio ngay từ khi mới được thành lập đã nâng đỡ hành trình của bao nhiêu người già, giúp họ được ở lại trong môi trường sống của họ bằng cách thiết lập các căn nhà - gia đình cho người già ở Roma và trên thế giới”.
Hiện nay, cộng đồng này phục vụ 18 ngàn người già, với sự cộng tác của khoảng 800 người thiện nguyện. Ngoài ra cũng có khoảng 100 cộng đoàn nhỏ liên đới và thân hữu giữa người già.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ người già đừng bao giờ nản chí: ”Anh chị em là một sự phong phú cho xã hội, cả khi gặp đau khổ và bệnh tật. Giai đoạn này trong cuộc sống là một hồng ân để đào sâu quan hệ với Thiên Chúa. Anh chị em đừng quên rằng trong số những nguồn lực quí giá mà anh chị em có, điều thiết yếu là kinh nguyện. Anh chị em hãy trở thành những người chuyển cầu nơi Thiên Chúa, cầu nguyện trong sự tin tưởng và kiên trì. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tôi nữa, cho các nhu cầu của thế giới, cho người nghèo, để thế giới không còn bạo lực nữa” (SD 12-11-2012)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong cuộc viếng thăm sáng 12-11-2012, tại Căn nhà gia đình “Hoan hô người cao niên” do Cộng đồng thánh Egidio thành lập tại khu vực Trastevere ở Roma. Nhà này được khánh thành hồi tháng giêng năm 2009 và hiện có 28 người già cư ngụ. Họ sống trong các căn hộ riêng, nhưng có liên hệ thường xuyên với các nhân viên giúp đỡ.
Cuộc viếng thăm của ĐTC diễn ra trong khuôn khổ ”Ngày Âu Châu về tuổi già tích cực”. Lên tiếng trong cuộc viếng thăm, ngài nói: ”Tôi đến nơi anh chị em trong tư cách là GM Roma, nhưng cũng với tư cách một người già viếng thăm những người đồng lứa tuổi của mình. Tôi biết rõ những khó khăn, các vấn đề và những giới hạn của tuổi này, và tôi biết rằng đối với nhiều người, những khó khăn ấy càng trầm trọng hơn do cuộc khủng hoảng kinh tế”.
ĐTC nhắn nhủ người già đừng nhìn lại quá khứ để thương tiếc trong sự sầu muộn, để rồi coi giai đoạn sống hiện nay như thời xế chiều. Ngài nhấn mạnh rằng: ”Thật là đẹp ở trong tuổi già! Trong mỗi lứa tuổi, ta cần biết khám phá sự hiện diện và phúc lành của Chúa và những phong phú mà lứa tuổi ấy chứa đựng. Đừng bao giờ để cho mình bị khép kín trong sầu muộn! Chúng ta đã lãnh nhận hồng ân sống lâu. Sống thật là điều tốt đẹp, kể cả với lứa tuổi chúng ta, mặc dù có một số khó khăn và giới hạn. Ước gì trên khuôn mặt chúng ta luôn có niềm vui vì cảm thấy mình được Thiên Chúa yêu thương, và không bao giờ buồn sầu”.
ĐTC nhắc lại giáo huấn của Kinh Thánh coi sự trường thọ là phúc lành của Thiên Chúa. Ngài phê bình não trạng trong xã hội ngày nay loại bỏ người già, coi họ như những người không sản xuất và vô ích. Đôi khi người già cảm thấy đau khổ vì bị gạt ra ngoài lề, phải sống xa nhà hoặc sống trong cô đơn....
Trong bối cảnh đó, ĐTC khuyến khích gia đình và các tổ chức công cộng làm sao để người già được tiếp tục ở lại trong nhà của họ và ngài xác quyết rằng ”chất lượng của một xã hội, của một nền văn minh, được đo lường theo cách thức người ta đối xử với người già và chỗ đứng dành cho người già trong cuộc sống chung. Ai dành chỗ cho người già tức là dành chỗ cho cuộc sống! Ai đón người người già là đón nhận cuộc sống”.
ĐTC ca ngợi Cộng đồng thánh Egidio ngay từ khi mới được thành lập đã nâng đỡ hành trình của bao nhiêu người già, giúp họ được ở lại trong môi trường sống của họ bằng cách thiết lập các căn nhà - gia đình cho người già ở Roma và trên thế giới”.
Hiện nay, cộng đồng này phục vụ 18 ngàn người già, với sự cộng tác của khoảng 800 người thiện nguyện. Ngoài ra cũng có khoảng 100 cộng đoàn nhỏ liên đới và thân hữu giữa người già.
Sau cùng, ĐTC nhắn nhủ người già đừng bao giờ nản chí: ”Anh chị em là một sự phong phú cho xã hội, cả khi gặp đau khổ và bệnh tật. Giai đoạn này trong cuộc sống là một hồng ân để đào sâu quan hệ với Thiên Chúa. Anh chị em đừng quên rằng trong số những nguồn lực quí giá mà anh chị em có, điều thiết yếu là kinh nguyện. Anh chị em hãy trở thành những người chuyển cầu nơi Thiên Chúa, cầu nguyện trong sự tin tưởng và kiên trì. Anh chị em hãy cầu nguyện cho Giáo Hội, cho tôi nữa, cho các nhu cầu của thế giới, cho người nghèo, để thế giới không còn bạo lực nữa” (SD 12-11-2012)
Đức Thánh Cha đề cao hai bà góa như mẫu gương đức tin
LM. Trần Đức Anh OP12/11/2012
LM. Trần Đức Anh OP12/11/2012
VATICAN. Trong buổi đọc kinh truyền tin trưa chúa nhật 11-11-2012 tại Quảng trường Thánh Phêrô, ĐTC Biển Đức 12 đặc biệt đề cao mẫu gương đức tin của hai bà góa trong Kinh Thánh.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC diễn giải về ý nghĩa bài Sách Thánh chúa nhật thứ 32 thường niên năm B, nổi bật là tấm gương đức tin của hai bà góa. Ngài nói:
”Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật này trình bày cho chúng ta 2 bà góa như mẫu gương đức tin. Hai bà được trình bày song song với nhau: một bà trong Sách Các Vua quyển thứ I (17,10-16), và bà thứ hai trong Tin Mừng theo thánh Marco (12,41-44). Cả hai bà đều rất nghèo túng, và chính trong thân phận ấy hai bà chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa. Người phụ nữ thứ I xuất hiện trong loạt trình thuật về ngôn sứ Elia. Trong thời kỳ hạn hán, vị ngôn sứ này nhận được lệnh của Chúa đi tới miền Sidon, tức là ra ngoài Israel, nơi lãnh thổ dân ngoại. Tại đó ngôn sứ gặp bà góa ấy và xin bà cho nước để uống và một chút bánh để ăn. Bà góa ấy trả lời là mình chỉ còn một nắm bột và một ít dầu, nhưng vì ngôn sứ nài nỉ và hứa với bà rằng nếu bà nghe lời, thì bà sẽ không thiếu bột và dầu nữa, bà ấy đã nghe ngôn sứ và được tưởng thưởng.
Bà góa thứ hai, được trình bày trong Tin Mừng, được Chúa Giêsu để ý trong Đền thờ Jerusalem, ngay cạnh hòm tiền, nơi dân chúng bỏ tiền dâng cúng. Chúa Giêsu thấy rằng người đàn bà ấy bỏ 2 đồng tiền nhỏ vào hòm tiền; bấy giờ Ngài gọi các môn đệ và giải thích rằng số tiền bà góa ấy bỏ vào hòm nhiều hơn số tiền của những người giàu có, vì trong khi những người giàu cúng những điều dư thừa, thì bà góa này cho tất cả những gì bà có để sống” (Mc 12,44)
ĐTC nhận xét rằng:
”Từ hai giai thoại Kinh Khánh, được liên kết với nhau một cách khôn ngoan, ta có thể rút ra một giáo huấn quí giá về đức tin. Đức tin xuất hiện như thái độ nội tâm của những người đặt cuộc sống của mình trên nền tảng Thiên Chúa, trên lời Chúa và hoàn toàn tín thác vào Chúa. Cuộc sống của bà góa, trong thời cổ, tự nó là một thân phận thiếu thốn trầm trọng. Vì thế, trong Kinh Thánh, các quả phụ và cô nhi là những người mà Thiên Chúa chăm sóc đặc biệt: họ không còn sự nương tựa trần thế, nhưng Thiên Chúa vẫn là vị Hôn Phu, là người Cha của họ. Tuy nhiên Kinh Thánh nói rằng hoàn cảnh túng thiếu khách quan, trong trường hợp này là thân phận góa phụ, vẫn không đủ: Thiên Chúa luôn đòi hỏi sự tự nguyện gắn bó trong niềm tin, và được biểu lộ trong tình yêu đối với Ngài và tha nhân. Không ai nghèo túng đến độ không thể cho đi một cái gì đó. Thực vậy cả hai bà góa hôm nay đều chứng tỏ niềm tin của họ bằng cách thực hiện một cử chỉ bác ái: một bà thi hành cử chỉ ấy đối với vị ngôn sứ, và bà thứ hai thi hành việc làm phúc. Qua đó họ chứng tỏ sự hiệp nhất không thể tách rời giữa đức tin và đức ái, cũng như giữa lòng mến Chúa và yêu người - như Tin Mừng chúa nhật tuần trước nhắc nhở chúng ta. Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, mà chúng ta kính nhớ hôm qua (10-11), đã khẳng định rằng: “Trên cán cân công lý của Chúa không phải trọng lượng của dâng cúng là đáng kể, nhưng là trọng lượng của con tim. Bà goá trong Tin Mừng đã đặt vào hòm tiền của đền thờ hai đồng xu nhỏ và vượt quá tiền dâng cúng của những người giàu. Không cử chỉ từ nhân nào thiếu ý nghĩa trước mặt Chúa, không có lòng từ bi nào mà không có hoa trái” (Bài giảng về chay tịnh dec.mems., 90,3).
Và ĐTC kết luận rằng ”Đức Trinh Nữ Maria là mẫu gương tuyệt hảo của người tận hiến trọn vẹn qua sự tín thác nơi Thiên Chúa; với niềm tin ấy mẹ nói với Sứ Thần ”Này tôi đây” và đón nhận thánh ý Chúa. Xin Mẹ Maria cũng giúp mỗi người chúng ta, trong Năm Đức Tin này, củng cố niềm tín thác nơi Thiên Chúa và nơi Lời ngài.
Chào thăm các tín hữu
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói thêm rằng:
Anh chị em thân mến, hôm qua ở thành phố Spoleto, có lễ phong chân phước Maria Luisa Prosperi, sống vào tiền bán thế kỷ 19, là nữ đan sĩ và là viện mẫu Đan viện Biển Đức Trevi. Cùng với toàn thể gia đình dòng Biển Đức và cộng đoàn giáo phận Spoleto-Norcia, chúng ta chúc tụng Chúa vì ái nữ này của Chúa, mà Ngài đã muốn kết hiệp đặc biệt với cuộc khổ nạn của Đức Kitô.
Hôm nay tại Italia, có cử hành ”Ngày Tạ Ơn”. Trong bối cảnh năm Đức Tin, đề tài này - ”Hãy tín thác nơi Chúa và làm điều thiện, bạn sẽ được cư ngụ trên trái đất” (Tv 37, 3) - nhắc nhở về sự cần phải có một lối sống ăn rễ sâu trong đức tin, để với tâm hồn biết ơn, nhìn nhận bàn tay sáng tạo và quan phòng của Thiên Chúa, Đấng nuôi dưỡng con cái của Ngài. Tôi chào thăm và cầu chúc mọi sự tốt hành cho tất cả mọi nông dân.
Khi chào thăm các tín hữu bằng các sinh ngữ, ĐTC cũng đưa ra những lời nhắn nhủ dựa trên bài Tin Mừng. Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài nói: ”Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, giống như Chúa, hãy có cái nhìn tốt lành và đúng đắn về con người và các biến cố. Nhiều khi chúng ta để cho mình bị ấn tượng và ảnh hưởng vì những vẻ bề ngoài, những khẩu hiệu làm biến thái thực chất sự việc. Ngoài những cái gì bề ngoài, chúng ta hãy tìm cách nhìn thấy những tia sáng tốt lành ở trong các cử chỉ ấy và tia sáng ấy có thể soi sáng phán đoán của chúng ta. Như thế, quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân sẽ chân thực hơn, và những chọn lựa của chúng ta sẽ tự do hơn. Lòng khiêm tốn dạy chúng ta rằng chúng ta không có giá trị hơn thực chất của chúng ta trước mặt Chúa! Trên con đường này, ước gì Mẹ Maria là mẫu gương cho chúng ta!”
Với các tín hữu nói tiếng Ba Lan, ĐTC nhắc đến lễ Độc Lập tại nước này và nói rằng Lễ này nhắc nhớ niềm tin của cha ông anh chị em, nhắc nhớ lịch sử, sức mạnh tinh thần của các thế hệ gần đây. Anh chị em hãy xây dựng nền thịnh vượng của tổ quốc anh chị em trên nền tảng ấy. Ngoài ra hôm nay tôi hỗ trợ những lời cầu nguyện của anh chị em cho các tín hữu Kitô tại Ai Cập, nhân Ngày Liên Đới với Giáo Hội bị bách hại, theo sáng kiến của Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội đau khổ.
Sau cùng, bằng tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào thăm các tham dự viên hội nghị về cha Teihard de Chardin, diễn ra trong những ngày này tại Đại học Gregoriana.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh, ĐTC diễn giải về ý nghĩa bài Sách Thánh chúa nhật thứ 32 thường niên năm B, nổi bật là tấm gương đức tin của hai bà góa. Ngài nói:
”Phụng vụ Lời Chúa chúa nhật này trình bày cho chúng ta 2 bà góa như mẫu gương đức tin. Hai bà được trình bày song song với nhau: một bà trong Sách Các Vua quyển thứ I (17,10-16), và bà thứ hai trong Tin Mừng theo thánh Marco (12,41-44). Cả hai bà đều rất nghèo túng, và chính trong thân phận ấy hai bà chứng tỏ một niềm tin mạnh mẽ nơi Thiên Chúa. Người phụ nữ thứ I xuất hiện trong loạt trình thuật về ngôn sứ Elia. Trong thời kỳ hạn hán, vị ngôn sứ này nhận được lệnh của Chúa đi tới miền Sidon, tức là ra ngoài Israel, nơi lãnh thổ dân ngoại. Tại đó ngôn sứ gặp bà góa ấy và xin bà cho nước để uống và một chút bánh để ăn. Bà góa ấy trả lời là mình chỉ còn một nắm bột và một ít dầu, nhưng vì ngôn sứ nài nỉ và hứa với bà rằng nếu bà nghe lời, thì bà sẽ không thiếu bột và dầu nữa, bà ấy đã nghe ngôn sứ và được tưởng thưởng.
Bà góa thứ hai, được trình bày trong Tin Mừng, được Chúa Giêsu để ý trong Đền thờ Jerusalem, ngay cạnh hòm tiền, nơi dân chúng bỏ tiền dâng cúng. Chúa Giêsu thấy rằng người đàn bà ấy bỏ 2 đồng tiền nhỏ vào hòm tiền; bấy giờ Ngài gọi các môn đệ và giải thích rằng số tiền bà góa ấy bỏ vào hòm nhiều hơn số tiền của những người giàu có, vì trong khi những người giàu cúng những điều dư thừa, thì bà góa này cho tất cả những gì bà có để sống” (Mc 12,44)
ĐTC nhận xét rằng:
”Từ hai giai thoại Kinh Khánh, được liên kết với nhau một cách khôn ngoan, ta có thể rút ra một giáo huấn quí giá về đức tin. Đức tin xuất hiện như thái độ nội tâm của những người đặt cuộc sống của mình trên nền tảng Thiên Chúa, trên lời Chúa và hoàn toàn tín thác vào Chúa. Cuộc sống của bà góa, trong thời cổ, tự nó là một thân phận thiếu thốn trầm trọng. Vì thế, trong Kinh Thánh, các quả phụ và cô nhi là những người mà Thiên Chúa chăm sóc đặc biệt: họ không còn sự nương tựa trần thế, nhưng Thiên Chúa vẫn là vị Hôn Phu, là người Cha của họ. Tuy nhiên Kinh Thánh nói rằng hoàn cảnh túng thiếu khách quan, trong trường hợp này là thân phận góa phụ, vẫn không đủ: Thiên Chúa luôn đòi hỏi sự tự nguyện gắn bó trong niềm tin, và được biểu lộ trong tình yêu đối với Ngài và tha nhân. Không ai nghèo túng đến độ không thể cho đi một cái gì đó. Thực vậy cả hai bà góa hôm nay đều chứng tỏ niềm tin của họ bằng cách thực hiện một cử chỉ bác ái: một bà thi hành cử chỉ ấy đối với vị ngôn sứ, và bà thứ hai thi hành việc làm phúc. Qua đó họ chứng tỏ sự hiệp nhất không thể tách rời giữa đức tin và đức ái, cũng như giữa lòng mến Chúa và yêu người - như Tin Mừng chúa nhật tuần trước nhắc nhở chúng ta. Thánh Giáo Hoàng Lêô Cả, mà chúng ta kính nhớ hôm qua (10-11), đã khẳng định rằng: “Trên cán cân công lý của Chúa không phải trọng lượng của dâng cúng là đáng kể, nhưng là trọng lượng của con tim. Bà goá trong Tin Mừng đã đặt vào hòm tiền của đền thờ hai đồng xu nhỏ và vượt quá tiền dâng cúng của những người giàu. Không cử chỉ từ nhân nào thiếu ý nghĩa trước mặt Chúa, không có lòng từ bi nào mà không có hoa trái” (Bài giảng về chay tịnh dec.mems., 90,3).
Và ĐTC kết luận rằng ”Đức Trinh Nữ Maria là mẫu gương tuyệt hảo của người tận hiến trọn vẹn qua sự tín thác nơi Thiên Chúa; với niềm tin ấy mẹ nói với Sứ Thần ”Này tôi đây” và đón nhận thánh ý Chúa. Xin Mẹ Maria cũng giúp mỗi người chúng ta, trong Năm Đức Tin này, củng cố niềm tín thác nơi Thiên Chúa và nơi Lời ngài.
Chào thăm các tín hữu
Sau khi ban phép lành cho các tín hữu, ĐTC nói thêm rằng:
Anh chị em thân mến, hôm qua ở thành phố Spoleto, có lễ phong chân phước Maria Luisa Prosperi, sống vào tiền bán thế kỷ 19, là nữ đan sĩ và là viện mẫu Đan viện Biển Đức Trevi. Cùng với toàn thể gia đình dòng Biển Đức và cộng đoàn giáo phận Spoleto-Norcia, chúng ta chúc tụng Chúa vì ái nữ này của Chúa, mà Ngài đã muốn kết hiệp đặc biệt với cuộc khổ nạn của Đức Kitô.
Hôm nay tại Italia, có cử hành ”Ngày Tạ Ơn”. Trong bối cảnh năm Đức Tin, đề tài này - ”Hãy tín thác nơi Chúa và làm điều thiện, bạn sẽ được cư ngụ trên trái đất” (Tv 37, 3) - nhắc nhở về sự cần phải có một lối sống ăn rễ sâu trong đức tin, để với tâm hồn biết ơn, nhìn nhận bàn tay sáng tạo và quan phòng của Thiên Chúa, Đấng nuôi dưỡng con cái của Ngài. Tôi chào thăm và cầu chúc mọi sự tốt hành cho tất cả mọi nông dân.
Khi chào thăm các tín hữu bằng các sinh ngữ, ĐTC cũng đưa ra những lời nhắn nhủ dựa trên bài Tin Mừng. Với các tín hữu nói tiếng Pháp, ngài nói: ”Chúa Giêsu mời gọi chúng ta, giống như Chúa, hãy có cái nhìn tốt lành và đúng đắn về con người và các biến cố. Nhiều khi chúng ta để cho mình bị ấn tượng và ảnh hưởng vì những vẻ bề ngoài, những khẩu hiệu làm biến thái thực chất sự việc. Ngoài những cái gì bề ngoài, chúng ta hãy tìm cách nhìn thấy những tia sáng tốt lành ở trong các cử chỉ ấy và tia sáng ấy có thể soi sáng phán đoán của chúng ta. Như thế, quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và tha nhân sẽ chân thực hơn, và những chọn lựa của chúng ta sẽ tự do hơn. Lòng khiêm tốn dạy chúng ta rằng chúng ta không có giá trị hơn thực chất của chúng ta trước mặt Chúa! Trên con đường này, ước gì Mẹ Maria là mẫu gương cho chúng ta!”
Với các tín hữu nói tiếng Ba Lan, ĐTC nhắc đến lễ Độc Lập tại nước này và nói rằng Lễ này nhắc nhớ niềm tin của cha ông anh chị em, nhắc nhớ lịch sử, sức mạnh tinh thần của các thế hệ gần đây. Anh chị em hãy xây dựng nền thịnh vượng của tổ quốc anh chị em trên nền tảng ấy. Ngoài ra hôm nay tôi hỗ trợ những lời cầu nguyện của anh chị em cho các tín hữu Kitô tại Ai Cập, nhân Ngày Liên Đới với Giáo Hội bị bách hại, theo sáng kiến của Tổ chức Trợ giúp Giáo Hội đau khổ.
Sau cùng, bằng tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào thăm các tham dự viên hội nghị về cha Teihard de Chardin, diễn ra trong những ngày này tại Đại học Gregoriana.
Tiền Thuế Nhà Thờ (Kirchensteuer) ở nước Đức
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn12/11/2012
Lm. Paul Phạm Văn Tuấn12/11/2012
Tòa Án Hành Chính Liên Bang (Bundesverwaltungsgericht) đặt tại thành phố Leipzig đã phán quyết vào ngày 26.9.2012 về việc liên quan đến sự "bỏ đạo" (Kirchenaustritt = Ra khỏi Giáo Hội) của cựu giáo sư đại học dạy về Giáo Luật Công Giáo ở Freiburg, ông Hartmut Zapp, 73 tuổi: "Ai bỏ đạo và không đóng thuế nhà thờ thì tự ý rời bỏ cộng đồng đức tin". Ông Zapp đã "bỏ đạo" vào năm 2007 và đương nhiên không đóng
thuế nhà thờ - nhưng ông luôn cho rằng ông vẫn còn là một phần tử của Giáo Hội Công Giáo La Mã và ông xem Giáo Hội như là một "công ty đại chúng", ông có quyền hưởng mọi dịch vụ của Giáo Hội tại Đức cho dù đã chính thức "bỏ đạo". Vụ việc cứ dây dưa không dứt của ông Zapp trong 5 năm vừa qua tại các tòa án tiểu bang đã làm cho Tổng Giáo Phận Freiburg chẳng đặng đừng phải đưa trường hợp này lên Tòa Án tối cao của Liên Bang. Trong phiên xử Tòa Án nhấn mạnh: Bất cứ vì lý do gì cho việc bỏ đạo, nhưng khi ai đã tự nguyện tuyên bố rời khỏi Giáo Hội và không đóng thuế nhà thờ thì người đó không còn là thành viên của Giáo Hội nữa. Theo ý của Tòa Án người Giáo Dân không thể vừa đứng chân trong lại còn đặt chân khác đứng bên ngoài Giáo Hội được, người đó phải có trách nhiệm đóng thuế theo luật pháp Đức hiện thời. Đức TGM Freiburg Robert Zollitsch - đồng thời cũng là chủ tịch HĐGM Đức vui mừng vì phán quyết của Tòa Án Liên Bang: "Điều này tạo ra tính chắc chắn về pháp lý ở khắp mọi nơi, và làm cho những luận điệu tuyên truyền phải dừng lại". Trước đó một tuần trong cuộc họp vào Mùa Thu ở thành phố Fulda HĐGM Đức đã đưa ra quyết định chung rất rõ ràng rằng: HĐGM Đức không chấp nhận lối giữ đạo nửa vời.
1. "Bỏ Đạo" và Hiệu Qủa dính liền với nó
Bộ Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo (Codex Iuris Canonici) được tu sửa vào năm 1983 có nhắc nhở về trách nhiệm của các Tín Hữu đối với Giáo Hội trong các điều khoản sau:
Ðiều 209: (1) Các tín hữu buộc phải luôn luôn duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội, kể cả trong đường lối hành động.
(2) Họ phải chuyên cần chu toàn mọi trách vụ đối với Giáo Hội hoàn vũ cũng như đối với Giáo Hội địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo luật.
Ðiều 222: (1) Các tín hữu có bổn phận chu cấp cho các nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội có sẵn những gì cần thiết hầu xử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ và bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên.
(2) Các tín hữu có bổn phận cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa.
Ðiều 1263: Vì những nhu cầu của giáo phận, Giám Mục giáo phận có quyền, sau khi đã hỏi ý kiến của Hội Ðồng Kinh Tế và Hội Ðồng Linh Mục, bổ một mức thuế vừa phải, tương ứng với huê lợi của họ, trên các pháp nhân công lệ thuộc sự cai quản của Ngài; đối với các tư nhân và pháp nhân khác thì chỉ được phép bổ một thuế ngoại thường và vừa phải, trong những trường hợp cấp bách và trầm trọng, theo những điều kiện tương tự, nhưng phải tôn trọng những luật hay tục lệ riêng đã dành cho họ những quyền thuận lợi hơn.
Dựa theo Giáo Luật và nhìn từ bản xét án của Tòa Án Hành Chính Liên Bang Leipzig ngày 26.9.2012, các Đức Giám Mục ở Đức đã chỉ thị cho các cha xứ họ đạo trong 27 Giáo Phận Đức sẽ gửi một lá thư đến tận nhà cho những ai trong tương lai muốn tuyên bố chính thức "bỏ đạo" tại các Tòa hành chánh nhà nước (Standesamt), lá thư của cha xứ liên hệ như muốn cứu vãn các linh hồn theo ý của Chúa Giêsu đã nhắc nhở trong Phúc Âm phải cố đi tìm lại một con chiên lạc đàn.
Trình tự "bỏ đạo" được giải quyết vô cùng nhanh chóng: người bỏ đạo chỉ cần làm trong 5 phút với nhân viên nhà nước là xong thủ tục "bỏ đạo" và đóng tiền lệ phí cho nhà nước từ 10 đến 60 Euro. Sau đó giấy tờ "bỏ đạo" này sẽ được văn phòng Standesamt thông báo ngay cho các giáo xứ liên hệ của cá nhân đó đang cư ngụ để Văn phòng Giáo Xứ ghi chú vào Sổ Rửa Tội: Người giáo dân này đã "bỏ đạo" vào ngày... tháng… năm… tại Tòa hành chánh…
- Sau đó cha xứ sẽ thông báo các điều này cho người giáo dân đã chính thức "bỏ đạo" biết rằng:
* Không còn được lãnh nhận tất cả các Bí Tích của Giáo Hội, trừ trường hợp nguy tử
* Không được đỡ đầu Rửa Tội và Thêm Sức
* Không được làm chứng cho Bí Tích Hôn Phối
* Không còn được làm việc trong GH cũng như giữ các chức sắc trong GH
* Không được tham gia ứng cử cũng như bầu cử trong Giáo Xứ
* Không được tham gia vào các Hội Đoàn Giáo Xứ
* Nếu lập gia đình trong nhà thờ với một người có đạo thì phải xin phép Đức Giám Mục. Lúc ấy trong Bí Tích Hôn Phối, người đó được xem như là một người khác tôn giáo.
* Nếu đến chết không có sự hối lỗi ăn năn thì cha xứ có quyền từ chối nghi thức an táng cho người đó (Ebenso kann Ihnen, falls Sie nicht vor dem Tod irgendein Zeichen der Reue gezeigt haben, das kirchliche Begräbnis verweigert werden)
Qua những điều nhắc nhở trên, Giáo Hội chỉ còn biết dùng cách thức cuối cùng này để giúp người "bỏ đạo" nhận ra những hậu qủa từ quyết định của họ và có thể hồi tâm quay trở về với Giáo Hội. Ngay cả lúc cá nhân đó không muốn thay đổi thay đổi quyết định của mình, thì cha xứ liên hệ cho biết sẵn sàng đối thoại, nếu họ có nhu cầu về tâm linh.
Trong năm 2011 có tất cả 126.488 người Công Giáo "bỏ đạo" ở Đức. Từ con số này có 7.163 người "bỏ đạo" đã quay trở về với Giáo Hội.
2. Hiểu sai về Tiền Thuế Nhà Thờ - Kirchensteuer
Nhiều người Công Giáo Việt Nam hay hiểu sai về Tiền Thuế Nhà Thờ - Kirchensteuer. Tại Đức mỗi tiểu bang có cách đánh Thuế Nhà Thờ riêng cho mình, nhưng hiện tại thì được tính từ 8 đến 9% vào số tiền thuế của người đi làm đóng cho Sở Thuế Vụ. Nhiều người vẫn lầm tưởng là phải đóng 9% cho toàn thể số lương Brutto chưa trừ thuế. Tuy nhiên, mục đích thật nhân đạo của Thuế Nhà Thờ là nhìn vào mức sống của giáo dân phải có đủ tiền nuôi nấng gia đình. Một cách ngắn gọn, khi người đi làm có mức lương vừa đủ nuôi gia đình thì không phải đóng gì thêm vào Thuế Nhà Thờ.
Cách tính tiền Thuế Nhà Thờ ở Đức như thế nào? Nơi đây người viết đã bàn thảo kỹ càng với một chuyên gia lo về thuế vụ, để từ đó có thể chiết tính về Thuế Nhà Thờ, một ví dụ cụ thể cho 1 gia đình gồm 2 vợ chồng và có 2 đứa con nhỏ đang sống trong các tiểu bang của miền Bắc Đức. Người chồng, 40 tuổi đi làm và thông thường khai Giấy Thuế bậc 3 (Lohnsteuerkarte):
• Có bậc lương 1.500 € Brutto: Không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương 2.000 € Brutto: Không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương 2.500 € Brutto: Không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương 3.000 € Brutto: Cũng không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương từ 3.100 € đến 3.500 € Brutto thì lúc này người đó mới chỉ đóng cho Thuế Nhà Thờ khoảng 1 Euro 17 Cent cho đến 1 Euro 50 Cent trong một tháng mà thôi.
Ngoài lương định kỳ hàng tháng lấy ví dụ là 3.000 € Brutto, khi người chồng đi làm nhận được thêm tiền thưởng (ở Đức các tiền thưởng riêng bị nhà nước đánh thuế rất nhiều): như tiền nghỉ hè (Urlaubsgeld) hoặc tiền Giáng Sinh (Weihnachtsgeld) thì lúc ấy Sở Thuế mới tính tiền thuế nhà thờ riêng cho những món tiền này. Ví dụ một người đi làm kể trên nhận thêm tiền thưởng riêng là 2.000 € trong năm thì Sở Thuế Vụ sẽ tính riêng rẽ tiền Thuế Nhà Thờ khoảng 39 € từ số tiền đóng thuế nhiều của 2 ngàn đồng này mà không hề động đậy gì vào mức lương hàng tháng của người đi làm.
Như thế, những gia đình Công Giáo tại Đức có một người đi làm đang phải nuôi 2 đến 3 người con nhỏ với một mức lương lao động trung bình và chỉ vừa đủ tiền sống thì không đóng thêm gì nữa cho Thuế Nhà Thờ như luật định. Rất nhiều gia đình trẻ Việt Nam ở Đức nằm trong nhóm gia đình này có 2 đến 3 người con.
3. Giáo Hội Đức thu được bao nhiêu về tiền Thuế Nhà Thờ ?
Nếu cứ tính như trên cho 1 gia đình có mức lương bình thường thì Nhà Thờ lấy đâu ra tiền để chi phí? Năm 2010 Giáo Hội Đức thu được khoảng 4,9 tỷ Euro tiền thuế nhà thờ. Tại TGP Hamburg ở miền Bắc Đức thu được gần 74 triệu Euro thì tại TGP Köln thu được hơn gấp 6 lần là 480 triệu Euro; TGP München 455 triệu; TGP Rottenburg-Stuttgart 412 triệu; TGP Freiburg 385 triệu. Càng kéo về phía Bắc nước Đức thì mức thu Thuế Nhà Thờ càng ít đi, ví dụ tại GP Hildesheim thu được 108 triệu, GP Osnabrück 101 triệu Euro. Đặc biệt các Giáo Phận nằm bên phía Đông Đức có mức thu nhập càng thấp đi vì số Giáo Dân rất ít: ví dụ Giáo Phận Görlitz chỉ thu được 2,1 triệu Euro; GP Magdeburg 11,1 triệu; GP Erfurt 18,3 triệu; GP Dresden-Meißen 21,7 triệu và TGP Berlin thu được 73,8 triệu Euro.
Ở Đức tiền đóng Thuế Nhà Thờ mang một ý nghĩa liên đới rất quan trọng vì người giàu có và người độc thân phải đóng thuế nhiều nhất. Khi người có mức lương cao từ 10.000 € trở lên sẽ phải đóng đúng theo mức luật định 9% của tiền đóng thuế nhà nước và người độc thân cũng thường đóng nhiều cho mức lương của mình. Thí dụ một người độc thân đi làm có giấy khai thuế bậc 1: Mức lương 1.500 € Brutto thì đóng 9 €; Mức lương 2.000 € đóng 19 €; Mức lương 2.500 € đóng 30 €; Mức lương 3.000 € đóng 42 €; Mức lương 3.500 € đóng 55 €.
Hiện nay với số 24,6 triệu Giáo Dân Công giáo ở Đức, nhưng thống kê cho thấy chưa đầy 7,4 triệu giáo dân, tức là chỉ có khoảng 30% số người Công giáo đang đóng tiền Thuế Nhà Thờ mà thôi. Có thể nói rằng những người đang đóng thuế này hầu như là những người có bậc lương thật cao hoặc là đang trong diện độc thân với giấy khai thuế bậc 1.
4. Thuế Nhà Thờ được sử dụng như thế nào ?
Chúng ta lấy chi tiêu của Tổng Giáo Phận Hamburg để nhìn ra được tổng quát chung của năm 2010 như sau. Từ 74 triệu Euro thu Thuế Nhà Thờ thì Giáo phận chi cho các sinh hoạt liên quan đến Mục Vụ của Giáo Xứ là 44,9 triệu Euro. Cho trường học Công Giáo và huấn nghệ là 19 triệu Euro. Cho nhà trẻ, Cơ quan Caritas, Văn phòng giúp đỡ người nghèo là 14,5 triệu. Cộng chung lại thì thấy con số đã vượt qua mức thu Thuế Nhà Thờ của TGP Hamburg trong năm 2010.
Theo thống kê cho biết mức chi tiêu của Giáo Hội Đức vẫn cao hơn mức thu nhập của Tiền Thuế Nhà Thờ. Nhìn vào đời sống GH Đức hiện nay, đúng ra mỗi giáo dân cần phải đóng thêm đến 150 Euro thì mới cân bằng được con số nhập và chi.
Ông giáo sư Hartmut Zapp đã dạy về Giáo Luật Công Giáo ở Freiburg với chức vụ giáo sư đại học của ông thì có mức lương rất cao cho nên ông đóng thuế nhà thờ chẳng ít chút nào. Việc bỏ đạo của ông chắc chắn chỉ với lý do tiền bạc. Ngược đời hơn nữa cuộc đời của ông đã được sống bằng đồng lương từ khoản Thuế Nhà Thờ cho đến khi ông về nghỉ hưu. Với sự phán quyết của Tòa Án Hành Chính Liên Bang Leipzig có thể giúp ông tìm lại được cánh cửa để trở về với Giáo Hội Công Giáo. Thi thoảng cũng có vài người CGVN bỏ đạo vì tiền bạc – đông nhất thuộc nhóm các bạn trẻ độc thân. Mong rằng các Bạn sẽ hồi tâm chuyển ý. Các Bạn cũng đừng quên khi còn thơ ấu vẫn được mẹ cha mang đến Nhà Trẻ Công Giáo học tập và khi lớn lên cũng có nhiều em cắp sách đến các Trường Học Công Giáo. Nhìn vào bảng chi tiêu của TGP Hamburg chúng ta biết rằng tất cả các Giáo phận ở Đức phải chi ra hơn 30% tiền thu nhập thuế nhà thờ cho công việc giáo dục mẫu giáo và học đường.
Nếu ai đang có dự định "bỏ đạo" hoặc đã tự nguyện "bỏ đạo", xin dành chút thời gian suy nghĩ về cuộc sống tâm linh của mình. Các linh mục Đức cũng như Việt Nam luôn sẵn sàng giúp người "bỏ đạo" làm thủ tục gia nhập lại vào Giáo Hội Công Giáo. Lúc ấy người bỏ đạo phải đứng trước bàn thờ công khai tuyên xưng lại đức tin của chính mình.
5. Những con số về Giáo Hội Công Giáo ở Đức
Hiện tại Giáo hội Công giáo ở Đức có 24,6 triệu Giáo Dân và sống trong 27 Giáo phận, đa số người Công Giáo sống ở phía Nam nước Đức. Người theo Tin Lành là 23,9 triệu Giáo Dân, đa số họ sống ở miền Bắc nước Đức.
Ở Đức có tất cả 908 trường Tiểu Học và Trung Học Công Giáo với 370.000 học sinh. Khoảng 40.000 Nhà Trẻ Công Giáo, chiếm tỷ lệ 38% Nhà Trẻ trên toàn nước Đức. Giáo Hội Đức đang điều khiển 35 Đại Học và Cao Đẳng Công Giáo với 21.725 sinh viên và 366 giáo sư đại học thực thụ.
Từ việc thu nhập tiền đóng Thuế Nhà Thờ, Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành đang là một cơ quan rất quan trọng tạo ra công ăn việc làm đứng thứ 2 tại Đức với số nhân viên thật khổng lồ là 1.200.000 người. Riêng Giáo Hội Công Giáo có đến 650.000 nhân viên chính thức phải trả lương (chỉ tính riêng cho TGP Köln có thể so sánh như một hãng xưởng rất lớn vì Giáo Phận đang phải trả lương cho hơn 22.000 nhân viên), những người thiện nguyện Công Giáo phục vụ không công được ước tính đến 600.000 người.
Hiện tại Giáo Hội Đức có 11.398 giáo xứ với con số Linh Mục là 14.847 và 3.106 Thày Phó Tế vĩnh viễn. Ngoài ra có đến 20.200 Nữ Tu đang sống trong 1.665 tu viện. Tại Đức đang có 1.711 linh mục ngoại quốc đến phục vụ về những công việc mục vụ.
Một điểm son của Người Công Giáo Đức, trong năm 2011 họ đã quyên góp thêm cho các công cuộc cứu trợ người nghèo và tai ương trên thế giới với con số 2,9 tỷ Euro. Tính đổ đồng cho mỗi người dân ở Đức đóng góp thêm cho việc này là 128 Euro.
Một điều cũng cần nhắc đến về Thuế Nhà Thờ tại Đức, nhờ đó Giáo Hội Đức từ nhiều thập niên qua vẫn đang góp phần quan trọng vào việc nâng đỡ tài chánh và xây dựng các nhà thờ cũng như nhiều cơ sở sinh hoạt cho Giáo Hội Công Giáo ở vùng Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển.
©Trung Tâm Mục Vụ Công Giáo Borsum
1. "Bỏ Đạo" và Hiệu Qủa dính liền với nó
Bộ Giáo Luật của Hội Thánh Công Giáo (Codex Iuris Canonici) được tu sửa vào năm 1983 có nhắc nhở về trách nhiệm của các Tín Hữu đối với Giáo Hội trong các điều khoản sau:
Ðiều 209: (1) Các tín hữu buộc phải luôn luôn duy trì sự hiệp thông với Giáo Hội, kể cả trong đường lối hành động.
(2) Họ phải chuyên cần chu toàn mọi trách vụ đối với Giáo Hội hoàn vũ cũng như đối với Giáo Hội địa phương mà họ trực thuộc chiếu theo luật.
Ðiều 222: (1) Các tín hữu có bổn phận chu cấp cho các nhu cầu của Giáo Hội, để Giáo Hội có sẵn những gì cần thiết hầu xử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ và bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên.
(2) Các tín hữu có bổn phận cổ võ công bằng xã hội cũng như dùng tài sản riêng để giúp đỡ những người nghèo, theo lệnh truyền của Thiên Chúa.
Ðiều 1263: Vì những nhu cầu của giáo phận, Giám Mục giáo phận có quyền, sau khi đã hỏi ý kiến của Hội Ðồng Kinh Tế và Hội Ðồng Linh Mục, bổ một mức thuế vừa phải, tương ứng với huê lợi của họ, trên các pháp nhân công lệ thuộc sự cai quản của Ngài; đối với các tư nhân và pháp nhân khác thì chỉ được phép bổ một thuế ngoại thường và vừa phải, trong những trường hợp cấp bách và trầm trọng, theo những điều kiện tương tự, nhưng phải tôn trọng những luật hay tục lệ riêng đã dành cho họ những quyền thuận lợi hơn.
Dựa theo Giáo Luật và nhìn từ bản xét án của Tòa Án Hành Chính Liên Bang Leipzig ngày 26.9.2012, các Đức Giám Mục ở Đức đã chỉ thị cho các cha xứ họ đạo trong 27 Giáo Phận Đức sẽ gửi một lá thư đến tận nhà cho những ai trong tương lai muốn tuyên bố chính thức "bỏ đạo" tại các Tòa hành chánh nhà nước (Standesamt), lá thư của cha xứ liên hệ như muốn cứu vãn các linh hồn theo ý của Chúa Giêsu đã nhắc nhở trong Phúc Âm phải cố đi tìm lại một con chiên lạc đàn.
Trình tự "bỏ đạo" được giải quyết vô cùng nhanh chóng: người bỏ đạo chỉ cần làm trong 5 phút với nhân viên nhà nước là xong thủ tục "bỏ đạo" và đóng tiền lệ phí cho nhà nước từ 10 đến 60 Euro. Sau đó giấy tờ "bỏ đạo" này sẽ được văn phòng Standesamt thông báo ngay cho các giáo xứ liên hệ của cá nhân đó đang cư ngụ để Văn phòng Giáo Xứ ghi chú vào Sổ Rửa Tội: Người giáo dân này đã "bỏ đạo" vào ngày... tháng… năm… tại Tòa hành chánh…
- Sau đó cha xứ sẽ thông báo các điều này cho người giáo dân đã chính thức "bỏ đạo" biết rằng:
* Không còn được lãnh nhận tất cả các Bí Tích của Giáo Hội, trừ trường hợp nguy tử
* Không được đỡ đầu Rửa Tội và Thêm Sức
* Không được làm chứng cho Bí Tích Hôn Phối
* Không còn được làm việc trong GH cũng như giữ các chức sắc trong GH
* Không được tham gia ứng cử cũng như bầu cử trong Giáo Xứ
* Không được tham gia vào các Hội Đoàn Giáo Xứ
* Nếu lập gia đình trong nhà thờ với một người có đạo thì phải xin phép Đức Giám Mục. Lúc ấy trong Bí Tích Hôn Phối, người đó được xem như là một người khác tôn giáo.
* Nếu đến chết không có sự hối lỗi ăn năn thì cha xứ có quyền từ chối nghi thức an táng cho người đó (Ebenso kann Ihnen, falls Sie nicht vor dem Tod irgendein Zeichen der Reue gezeigt haben, das kirchliche Begräbnis verweigert werden)
Qua những điều nhắc nhở trên, Giáo Hội chỉ còn biết dùng cách thức cuối cùng này để giúp người "bỏ đạo" nhận ra những hậu qủa từ quyết định của họ và có thể hồi tâm quay trở về với Giáo Hội. Ngay cả lúc cá nhân đó không muốn thay đổi thay đổi quyết định của mình, thì cha xứ liên hệ cho biết sẵn sàng đối thoại, nếu họ có nhu cầu về tâm linh.
Trong năm 2011 có tất cả 126.488 người Công Giáo "bỏ đạo" ở Đức. Từ con số này có 7.163 người "bỏ đạo" đã quay trở về với Giáo Hội.
2. Hiểu sai về Tiền Thuế Nhà Thờ - Kirchensteuer
Nhiều người Công Giáo Việt Nam hay hiểu sai về Tiền Thuế Nhà Thờ - Kirchensteuer. Tại Đức mỗi tiểu bang có cách đánh Thuế Nhà Thờ riêng cho mình, nhưng hiện tại thì được tính từ 8 đến 9% vào số tiền thuế của người đi làm đóng cho Sở Thuế Vụ. Nhiều người vẫn lầm tưởng là phải đóng 9% cho toàn thể số lương Brutto chưa trừ thuế. Tuy nhiên, mục đích thật nhân đạo của Thuế Nhà Thờ là nhìn vào mức sống của giáo dân phải có đủ tiền nuôi nấng gia đình. Một cách ngắn gọn, khi người đi làm có mức lương vừa đủ nuôi gia đình thì không phải đóng gì thêm vào Thuế Nhà Thờ.
• Có bậc lương 1.500 € Brutto: Không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương 2.000 € Brutto: Không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương 2.500 € Brutto: Không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương 3.000 € Brutto: Cũng không đóng 1 xu nào hết cho Thuế Nhà Thờ
• Có bậc lương từ 3.100 € đến 3.500 € Brutto thì lúc này người đó mới chỉ đóng cho Thuế Nhà Thờ khoảng 1 Euro 17 Cent cho đến 1 Euro 50 Cent trong một tháng mà thôi.
Ngoài lương định kỳ hàng tháng lấy ví dụ là 3.000 € Brutto, khi người chồng đi làm nhận được thêm tiền thưởng (ở Đức các tiền thưởng riêng bị nhà nước đánh thuế rất nhiều): như tiền nghỉ hè (Urlaubsgeld) hoặc tiền Giáng Sinh (Weihnachtsgeld) thì lúc ấy Sở Thuế mới tính tiền thuế nhà thờ riêng cho những món tiền này. Ví dụ một người đi làm kể trên nhận thêm tiền thưởng riêng là 2.000 € trong năm thì Sở Thuế Vụ sẽ tính riêng rẽ tiền Thuế Nhà Thờ khoảng 39 € từ số tiền đóng thuế nhiều của 2 ngàn đồng này mà không hề động đậy gì vào mức lương hàng tháng của người đi làm.
Như thế, những gia đình Công Giáo tại Đức có một người đi làm đang phải nuôi 2 đến 3 người con nhỏ với một mức lương lao động trung bình và chỉ vừa đủ tiền sống thì không đóng thêm gì nữa cho Thuế Nhà Thờ như luật định. Rất nhiều gia đình trẻ Việt Nam ở Đức nằm trong nhóm gia đình này có 2 đến 3 người con.
3. Giáo Hội Đức thu được bao nhiêu về tiền Thuế Nhà Thờ ?
Nếu cứ tính như trên cho 1 gia đình có mức lương bình thường thì Nhà Thờ lấy đâu ra tiền để chi phí? Năm 2010 Giáo Hội Đức thu được khoảng 4,9 tỷ Euro tiền thuế nhà thờ. Tại TGP Hamburg ở miền Bắc Đức thu được gần 74 triệu Euro thì tại TGP Köln thu được hơn gấp 6 lần là 480 triệu Euro; TGP München 455 triệu; TGP Rottenburg-Stuttgart 412 triệu; TGP Freiburg 385 triệu. Càng kéo về phía Bắc nước Đức thì mức thu Thuế Nhà Thờ càng ít đi, ví dụ tại GP Hildesheim thu được 108 triệu, GP Osnabrück 101 triệu Euro. Đặc biệt các Giáo Phận nằm bên phía Đông Đức có mức thu nhập càng thấp đi vì số Giáo Dân rất ít: ví dụ Giáo Phận Görlitz chỉ thu được 2,1 triệu Euro; GP Magdeburg 11,1 triệu; GP Erfurt 18,3 triệu; GP Dresden-Meißen 21,7 triệu và TGP Berlin thu được 73,8 triệu Euro.
Ở Đức tiền đóng Thuế Nhà Thờ mang một ý nghĩa liên đới rất quan trọng vì người giàu có và người độc thân phải đóng thuế nhiều nhất. Khi người có mức lương cao từ 10.000 € trở lên sẽ phải đóng đúng theo mức luật định 9% của tiền đóng thuế nhà nước và người độc thân cũng thường đóng nhiều cho mức lương của mình. Thí dụ một người độc thân đi làm có giấy khai thuế bậc 1: Mức lương 1.500 € Brutto thì đóng 9 €; Mức lương 2.000 € đóng 19 €; Mức lương 2.500 € đóng 30 €; Mức lương 3.000 € đóng 42 €; Mức lương 3.500 € đóng 55 €.
Hiện nay với số 24,6 triệu Giáo Dân Công giáo ở Đức, nhưng thống kê cho thấy chưa đầy 7,4 triệu giáo dân, tức là chỉ có khoảng 30% số người Công giáo đang đóng tiền Thuế Nhà Thờ mà thôi. Có thể nói rằng những người đang đóng thuế này hầu như là những người có bậc lương thật cao hoặc là đang trong diện độc thân với giấy khai thuế bậc 1.
4. Thuế Nhà Thờ được sử dụng như thế nào ?
Chúng ta lấy chi tiêu của Tổng Giáo Phận Hamburg để nhìn ra được tổng quát chung của năm 2010 như sau. Từ 74 triệu Euro thu Thuế Nhà Thờ thì Giáo phận chi cho các sinh hoạt liên quan đến Mục Vụ của Giáo Xứ là 44,9 triệu Euro. Cho trường học Công Giáo và huấn nghệ là 19 triệu Euro. Cho nhà trẻ, Cơ quan Caritas, Văn phòng giúp đỡ người nghèo là 14,5 triệu. Cộng chung lại thì thấy con số đã vượt qua mức thu Thuế Nhà Thờ của TGP Hamburg trong năm 2010.
Theo thống kê cho biết mức chi tiêu của Giáo Hội Đức vẫn cao hơn mức thu nhập của Tiền Thuế Nhà Thờ. Nhìn vào đời sống GH Đức hiện nay, đúng ra mỗi giáo dân cần phải đóng thêm đến 150 Euro thì mới cân bằng được con số nhập và chi.
Ông giáo sư Hartmut Zapp đã dạy về Giáo Luật Công Giáo ở Freiburg với chức vụ giáo sư đại học của ông thì có mức lương rất cao cho nên ông đóng thuế nhà thờ chẳng ít chút nào. Việc bỏ đạo của ông chắc chắn chỉ với lý do tiền bạc. Ngược đời hơn nữa cuộc đời của ông đã được sống bằng đồng lương từ khoản Thuế Nhà Thờ cho đến khi ông về nghỉ hưu. Với sự phán quyết của Tòa Án Hành Chính Liên Bang Leipzig có thể giúp ông tìm lại được cánh cửa để trở về với Giáo Hội Công Giáo. Thi thoảng cũng có vài người CGVN bỏ đạo vì tiền bạc – đông nhất thuộc nhóm các bạn trẻ độc thân. Mong rằng các Bạn sẽ hồi tâm chuyển ý. Các Bạn cũng đừng quên khi còn thơ ấu vẫn được mẹ cha mang đến Nhà Trẻ Công Giáo học tập và khi lớn lên cũng có nhiều em cắp sách đến các Trường Học Công Giáo. Nhìn vào bảng chi tiêu của TGP Hamburg chúng ta biết rằng tất cả các Giáo phận ở Đức phải chi ra hơn 30% tiền thu nhập thuế nhà thờ cho công việc giáo dục mẫu giáo và học đường.
Nếu ai đang có dự định "bỏ đạo" hoặc đã tự nguyện "bỏ đạo", xin dành chút thời gian suy nghĩ về cuộc sống tâm linh của mình. Các linh mục Đức cũng như Việt Nam luôn sẵn sàng giúp người "bỏ đạo" làm thủ tục gia nhập lại vào Giáo Hội Công Giáo. Lúc ấy người bỏ đạo phải đứng trước bàn thờ công khai tuyên xưng lại đức tin của chính mình.
5. Những con số về Giáo Hội Công Giáo ở Đức
Hiện tại Giáo hội Công giáo ở Đức có 24,6 triệu Giáo Dân và sống trong 27 Giáo phận, đa số người Công Giáo sống ở phía Nam nước Đức. Người theo Tin Lành là 23,9 triệu Giáo Dân, đa số họ sống ở miền Bắc nước Đức.
Ở Đức có tất cả 908 trường Tiểu Học và Trung Học Công Giáo với 370.000 học sinh. Khoảng 40.000 Nhà Trẻ Công Giáo, chiếm tỷ lệ 38% Nhà Trẻ trên toàn nước Đức. Giáo Hội Đức đang điều khiển 35 Đại Học và Cao Đẳng Công Giáo với 21.725 sinh viên và 366 giáo sư đại học thực thụ.
Từ việc thu nhập tiền đóng Thuế Nhà Thờ, Giáo Hội Công Giáo và Tin Lành đang là một cơ quan rất quan trọng tạo ra công ăn việc làm đứng thứ 2 tại Đức với số nhân viên thật khổng lồ là 1.200.000 người. Riêng Giáo Hội Công Giáo có đến 650.000 nhân viên chính thức phải trả lương (chỉ tính riêng cho TGP Köln có thể so sánh như một hãng xưởng rất lớn vì Giáo Phận đang phải trả lương cho hơn 22.000 nhân viên), những người thiện nguyện Công Giáo phục vụ không công được ước tính đến 600.000 người.
Hiện tại Giáo Hội Đức có 11.398 giáo xứ với con số Linh Mục là 14.847 và 3.106 Thày Phó Tế vĩnh viễn. Ngoài ra có đến 20.200 Nữ Tu đang sống trong 1.665 tu viện. Tại Đức đang có 1.711 linh mục ngoại quốc đến phục vụ về những công việc mục vụ.
Một điểm son của Người Công Giáo Đức, trong năm 2011 họ đã quyên góp thêm cho các công cuộc cứu trợ người nghèo và tai ương trên thế giới với con số 2,9 tỷ Euro. Tính đổ đồng cho mỗi người dân ở Đức đóng góp thêm cho việc này là 128 Euro.
Một điều cũng cần nhắc đến về Thuế Nhà Thờ tại Đức, nhờ đó Giáo Hội Đức từ nhiều thập niên qua vẫn đang góp phần quan trọng vào việc nâng đỡ tài chánh và xây dựng các nhà thờ cũng như nhiều cơ sở sinh hoạt cho Giáo Hội Công Giáo ở vùng Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Na Uy, Phần Lan và Thụy Điển.
©Trung Tâm Mục Vụ Công Giáo Borsum