Tội lỗi và Lòng Chúa Thương Xót

...Nhưng quan trọng hơn hết, Tân ước đã giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng chiến thắng tội lỗi. Ngài cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha và do đó tội lỗi từ chối tình yêu đó.

 

Tội lỗi và Lòng Chúa Thương Xót

 

Nhà thần học luân lý Bill Cosgrave đưa ra một số quan điểm từ thần học chính thống về bản chất tội lỗi theo đức tin Kitô giáo.

 

Từ công đồng Vatican II (1962-1965), chúng ta đã tiến bộ nhiều trong việc hiểu biết tội lỗi mình. Không phải ai cũng có thể theo kịp cách nghĩ mới này. Những gì xuất hiện trong bài viết này là hoa trái chính của sự canh tân trong sự hiểu biết của Giáo hội về niềm tin cơ bản của Kitô giáo.

 

Chúng ta bắt đầu bằng cách nhìn vào một số ý tưởng và hình ảnh mà các tác giả Kinh thánh hồi các thế kỷ Kitô giáo lúc đầu thường hiểu và giải thích tội lỗi. Rõ ràng trong Kinh thánh và các thế kỷ đầu cố gắng hiểu tội lỗi khá khác nhau. Thật vậy, qua các thế kỷ, Giáo hội thấy rằng nhiều cách hiểu tội lỗi không làm sáng tỏ và không phát triển nhiều hoặc lâu. Chúng ta theo điều này bằng cách tập trung vào cách nhìn hợp lý về tội lỗi phổ biến của Giáo hội Công giáo trong các thế kỷ mới đây cho tới Công đồng Vatican II.

 

Hình ảnh theo Thánh kinh 

Kinh thánh không có bảng hệ thống về tội lỗi. Hơn nữa, Kinh thánh dùng hình ảnh hoặc ẩn dụ để diễn tả giáo huấn. Tuy nhiên, ngay cả những điều này cũng không thêm vào khái niệm thần học về tội lỗi được Giáo hội diễn tả tỉ mỉ qua nhiều thế kỷ. Đây là một số cách hiểu về tội lỗi theo Kinh thánh.

 

– Thiếu dấu vết: Hình ảnh này rất nổi bật trong Cựu ước. Nghĩa là không đạt được mục đích hoặc thiếu Ý Chúa đối với chúng ta. Nó cũng có thể có nghĩa là phá vỡ thỏa hiệp giữa hai quốc gia.

 

– Phản nghịch cùng Thiên Chúa: Điều này có trong Giao ước và được coi là sự vi phạm cá nhân hoặc chống lại Thiên Chúa. Điều này khơi lên cơn thịnh nộ của Thiên Chúa và dẫn đến hình phạt dành cho kẻ chống đối.

 

– Không trung tín: Hình ảnh này thường được dùng trong việc lập Giao ước giữa Thiên Chúa và nhân loại. Do đó, tội lỗi được coi là ngoại tình hoặc bất trung với Thiên Chúa.

 

– Trái đạo lý và tội lỗi: Đây là tội có vẻ là bóp méo sự thật và thậm chí là nội tâm người phạm tội. Nó tạo cơ hội cho người ta phạm tội, sống đồi bại và trở thành một gánh nặng không thể chịu nổi.

 

Một số ẩn dụ hoặc hình ảnh đặc biệt có trong cách nói của Tân ước về tội lỗi. Trong khi tội lỗi được coi là hành vi cá nhân, tội lỗi còn được coi là tình trạng của người phạm tội. Tân ước muốn hướng sự tập trung tới tội lỗi riêng vào chính bản chất tội lỗi. Một người rơi vào tình trạng tội lỗi là hậu quả của việc phạm nhiều tội riêng. Nhưng tội lỗi cũng là sức mạnh trong cộng đồng nhân loại. Nó đẩy con người tới chỗ phạm tội thêm và làm tăng sức mạnh hơn nữa. Thánh Phaolô nói rằng tội lỗi thống trị thế giới của chúng ta. Nhưng quan trọng hơn hết, Tân ước đã giới thiệu Chúa Giêsu là Đấng chiến thắng tội lỗi. Ngài cho chúng ta thấy tình yêu của Chúa Cha và do đó tội lỗi từ chối tình yêu đó.

 

Các hình ảnh khác về tội lỗi trong Kinh thánh là tình trạng vô trật tự, bất chính, chết chóc, dối trá, điên rồ. Nói theo người Pharisêu, chúng ta thấy tội lỗi được hiểu là một nhánh của luật pháp. Cách nhìn này trở nên có thế lực, như chúng ta sẽ thấy.

 

Hình ảnh tội lỗi trong truyền thống Kitô giáo 

Các hình ảnh quan trọng khác về tội lỗi được thấy trong truyền thống thần học Kitô giáo.

 

– Chuyển từ Thiên Chúa tới thụ tạo: Đây là một trong các “định nghĩa” của thánh Augustinô về tội lỗi và được thánh Thomas Aquinas phát triển. Điều này nghĩa là đặt một số tội lỗi được tạo nên tốt trước tình yêu Thiên Chúa của một người và chuyển từ Tạo hóa tới một thụ tạo. Nhưng vì không dễ nhận biết việc biến chuyển đó trong cuộc sống thường nhật, phương pháp này không thể hữu ích trong thực hành.

 

– Tội lỗi là vết nhơ: Đây là hình ảnh khá mang tính thể lý thấy trong tội lỗi là một vết nhơ của con người. Nó không nối tiếp trong việc phân biệt giữa tội nào là luân lý và tội nào là phi luân lý, hoặc tội nào là tự nguyện và tội nào là không tự nguyện, và như vậy là không rõ ràng lắm.

 

– Tội lỗi là bệnh tật: Hình ảnh này trở lại với chính Chúa Giêsu và các mối liên kết giữa các hình ảnh về tội lỗi là trạng thái và năng lực. Điều này gợi ý việc chữa lành là cách hiểu sự hòa giải. Nó có thể có giá trị, dù nó có thể có những khó khăn liên quan trách nhiệm đối với tội lỗi.

 

– Tội lỗi là nghiện ngập: Ở đây tội lỗi xuất hiện là một sức mạnh khả dĩ dần dần biến người ta thành nô lệ. Sự xa lánh và làm tan rã có thể theo sau. Việc cải tà quy chánh sẽ rõ ràng là một quá trình ở đây. Điều này có thể là một hình ảnh soi sáng nhưng có một số khó khăn, nhất là liên quan tự do và trách nhiệm. Ngoài ra, điều đó không thể áp dụng đồng đều đối với mọi tội lỗi.

 

Bây giờ chúng ta sẵn sàng nhìn vào chi tiết nào đó khi hiểu về tội lỗi suốt nhiều thế kỷ đã được tìm thấy sáng tỏ và hữu ích qua Giáo hội. Đây là kiểu mẫu hợp thức.

 

Nhận biết tội lỗi 

Trong cách nhìn này, tội lỗi ngay từ đầu được coi là phá luật, dù là con người hay thần thánh, ví dụ một trong Mười Điều Răn. Như vậy, tội lỗi được hiểu là động thái bất tuân phục. Vì luật tập trung đa số về các động thái đặc thù, khả dĩ nhận biết, cách nhìn hợp thức về tội lỗi cũng như vậy. Trong quá trình này, tính độc ác của các hành vi như thế được nhấn mạnh thái quá, trong khi lại ít nhấn mạnh tính độc ác về luân lý, không rõ ràng và có thể nhìn thấy như thái độ, khuynh hướng, giá trị, mục đích và quyền ưu tiên. Vì vậy, các thần học gia luôn ám chỉ sự hiểu biết hợp thức về tội lỗi là hành động được tập trung và khuyết điểm.

 

Khuynh hướng thái quá 

Cách này muốn tập trung vào các lĩnh vực về đời sống luân lý Kitô giáo có luật rõ ràng, ví dụ như Mười Điều Răn, Sáu Điều Răn Hội Thánh, luật về tính dục. Cách này cũng muốn cường điệu tầm quan trọng và mức độ thường xuyên của các tội này, ví dụ: “Bỏ lễ Chúa nhật là tội trọng”, hoặc “thủ dâm là tội trọng”. Kết quả của việc nhấn mạnh thái quá này, kiểu mẫu hợp thức về tội lỗi biểu lộ một sự khinh suất tương ứng (corresponding neglect) về tội lỗi trong các lĩnh vực khác, ví dụ như trong các mối quan hệ và đời sống chung. Vả lại, cách nhìn hợp thức về tội lỗi, như đã phát triển, là rất mang tính chủ nghĩa cá nhân đối với sự khinh suất nghiêm trọng về phương diện xã hội của tội lỗi.

 

Lẫn lộn giữa vô luân lý và tội lỗi 

Một nhược điểm khác về cách hợp thức này đối với tội lỗi là làm thành vấn đề – động thái – yếu tố ban đầu của tội lỗi. Điều được chấp nhận là tác nhân hành động với nhận thức và tự do, hậu quả là chúng ta có những câu như “tội lỗi là phá luật Rước lễ, hoặc giữ chay ngày thứ Sáu, hoặc dùng biện pháp tránh thai”. Nói cách khác, cách nhìn hợp thức về tội lỗi muốn làm mờ sự phân biệt giữa tội lỗi và vô luân lý, đồng thời coi tội trọng như không thể có. Đây là lý do mà tại sao, theo cách hợp thức đối với tội lỗi, ngay cả tội trọng vẫn được coi là khá phổ biến trong đời sống Kitô giáo.

 

Làm mất giá trị cả tội trọng và tội nhẹ 

Cách hiểu này về tội lỗi nhấn mạnh nhiều về sự phân biệt giữa tội trọng và tội nhẹ (trọng tội và khinh tội). Cách nhấn mạnh tội trọng biến thành hành động là khuynh hướng coi tội nhẹ là “chuyện nhỏ” mà người ta không cần lo lắng chi nhiều.

 

Nhưng đó không chỉ là tội nhẹ bị coi thường. Thật vậy, cả tội trọng và tội nhẹ đều là tội trọng vì được coi là dễ phạm nên thường xuyên phạm, là tội nhẹ vì được coi là không quan trọng. Cho nên cả sự lo lắng và sự nguy hiểm của chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) đều khá phổ biến đối với người Công giáo sống với kiểu hợp thức về tội lỗi.

 

Cũng phổ biến trước Công đồng Vatican II, thần học luân lý và tâm linh là sự quá tuân thủ và quá dè dặt (legalism and scrupulosity), liên quan việc bóp méo đời sống luân lý thấy dễ dàng ở nơi mà tội lỗi được hiểu theo thuật ngữ hợp thức. Thêm vào đó, tội lỗi của một người được đo bằng những hành vi tội lỗi mà người ta phạm và Thiên Chúa thường “bị” coi là siêu kế toán viên (super-accountant) cộng sổ các hành vi nhân đức và tội lỗi để quyết định số phận trường sinh.

 

Hình phạt đối với tội lỗi 

Theo cách nhìn này, hình phạt dành cho tội lỗi là ý tưởng trung tâm – hình phạt đưa ra ở đây và/hoặc sau đó. Dĩ nhiên, Thiên Chúa là người phạt (punisher) và là người làm luật (lawmaker), là cảnh sát và thẩm phán. Thế nên hình ảnh Thiên Chúa trở thành kinh hãi và gợi lên nỗi sợ hãi và lo lắng ở nhiều người Công giáo.

 

Ăn năn và xưng tội 

Sự ăn năn theo phương cách hợp thức đối với tội lỗi đều giống nhau, ít là theo cách phạm tội: dễ dàng. Người ta có thể hoàn tất điều đó, ngay cả sau khi phạm tội trọng, trong thời gian tương đối ngắn. Xưng tội, theo thuật ngữ hợp thức, cũng được coi là tòa án với việc xét xử và kết án. Như vậy có một không khí khá chính thức trong bí tích này mà “thẩm phán linh mục” (priest-judge) đã áp dụng vai trò của mình là người chất vấn và quan tòa (questioner and adjudicator), đồng thời thường xuyên phân phối thuốc nghiêm ngặt (medicine of severity). Hối nhân thường có kinh nghiệm về bí tích này là một thử thách và được an ủi khi xưng tội xong.

 

Vĩ ngôn 

Tóm lại, điều này có thể thấy từ cách giới thiệu này đối với cách nhìn hợp thức về tội lỗi là cách hiệu quả trong việc hiểu về tội lỗi. Có thuận lợi nhiều, chẳng hạn điều đó rất rõ và đưa ra cách nhìn khách quan về trách nhiệm luân lý và tội lỗi. Tuy nhiên, trong thực tế, có nhiều cách yếu đuối và bóp méo thực tế của tội lỗi. Cách tránh tội trong Công đồng Vatican II và cách canh tân tất nhiên về thần học luân lý được mong đợi và thực sự đã xảy ra.

 

TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicIreland.net)