Câu chuyện ven đường

Người xưa có chuyện đem hai cái hũ để đựng đậu, làm việc lành bỏ 1 hạt đậu đỏ, làm việc ác bỏ một hạt đậu đen để kiểm nghiệm việc chúng ta làm. Nếu như chúng ta làm nhiều việc ác, hũ đậu đen sẽ đầy tràn. Gieo gió phải gặt bão.

Câu chuyện ven đường

Một số người thoảng qua cuộc đời ta,

Một số khác ở lại đôi chút và ghi dấu trong tim ta,

Và từ dạo đó, ta dường như không còn như xưa nữa.

Khuyết danh.

Trên một con đường vắng, một chiếc xe đang phóng nhanh chợt đột ngột thắng gấp lại và tấp vào lề đường.

Ai đó vừa ném một viên đá vào cánh cửa chiếc xe.

Bước ra khỏi xe, liếc nhìn chỗ xe bị ném, người lái xe bực tức chạy nhanh đến tóm ngay thằng bé đứng gần đó – chắc chắn nó là tác giả của vết trầy trên chiếc xe. Trước đó anh đã thấy nó vẫy xe, chắc là để đi nhờ.

“Không cho đi nhờ mà mày làm như vậy hả?” - Anh vừa gằn giọng vừa nắm chặt cổ áo đẩy cậu bé sát vào chiếc xe…

Cậu bé lắp bắp sợ hãi: “Em xin lỗi! nhưng em… em… không biết làm cách nào khác. Nếu em không ném vào xe của anh thì anh đã không dừng xe… Nãy giờ em đã vẫy biết bao nhiêu xe mà không có ai chịu dừng”.

Nói đến đó, nước mắt cậu bé lăn dài trên má. Cậu chỉ tay về vệ cỏ phía bên kia đường. “Có một người… anh ấy bị ngã và chiếc xe lăn của anh ấy cũng ngã. Em tình cờ đi ngang qua thấy vậy, nhưng không thể đỡ nổi anh ấy vì anh ấy nặng quá”.

Giọng ngắt quãng vì những tiếng nấc liên tục, cậu bé nài nỉ: “Anh có thể giúp em đưa anh ấy trở lại chiếc xe lăn được không ạ? Anh ấy ngã chắc là đau và đang bị chảy máu”.

Lời nói của cậu bé khiến anh thanh niên không thể thốt lên được lời nào. Anh thấy cổ mình như nghẹn lại vì bất ngờ và xúc động.

Anh đến đỡ người bị ngã trở lại ngồi ngay ngắn trên chiếc xe lăn, băng vết thương và cùng cậu bé kéo xe lên đường.

Người bị ngã cảm ơn anh rồi chiếc xe bắt đầu lăn đi về phía đường ngược lại, cậu bé phụ đẩy phía sau.

Anh dõi mắt nhìn theo cho đến khi hình ảnh cậu bé và chiếc xe lăn khuất hẳn.

Anh bước thật chậm về phía chiếc xe của mình, cảm giác giận dữ trong anh không còn nữa và những bước chân ngập ngừng cũng không thể diễn tả hết tâm trạng của anh lúc này.

Anh quyết định không sửa lại vết trầy trên xe. Anh muốn nó sẽ nhắc anh về câu chuyện xúc động hôm nay, về một điều mà trước nay anh không để ý đến và cũng không có thời gian để ý đến.

Anh đã không nhận ra, không có được lòng trắc ẩn như cậu bé kia, anh đã tiếc thời gian và đi quá nhanh, đến nỗi phải có một ai đó ném một viên đá mới làm anh dừng lại…

Áp dụng thuyết "Nhân-Quả" để cuộc sống tốt đẹp hơn

Từ khi chúng ta chào đời đến nay gặp rất nhiều người và có nhiều mối quan hệ chằng chịt: Cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác, v.v…

Đôi khi, chúng ta có những điều ước thật ngây ngô chẳng hạn như: “Ước gì mình sinh ra trong gia đình kia có phải hạnh phúc biết bao nhiêu không!”

Vậy tại sao ta lại sinh ra trong gia đình hiện tại mà không phải gia đình khác? Hãy nhìn những người sắp từ trần, họ có mang theo được cái gì chăng? Vợ con, của cải đều không thể mang đi.

Sinh ra vốn không có gì và chết đi cũng như vậy. Nhưng thực chất, họ có mang theo hai thứ: tội và phúc. Nói theo quan điểm nhà Phật, đó là nghiệp thiện và nghiệp ác.

Người xưa có chuyện đem hai cái hũ để đựng đậu, làm việc lành bỏ 1 hạt đậu đỏ, làm việc ác bỏ một hạt đậu đen để kiểm nghiệm việc chúng ta làm. Nếu như chúng ta làm nhiều việc ác, hũ đậu đen sẽ đầy tràn. Gieo gió phải gặt bão.

Nếu như ngày nay chúng ta được hạnh phúc, những mối quan hệ được tốt đẹp thì chúng ta phải nên hiểu rằng đó là kết quả của những việc làm thiện mà chúng ta đã vun trồng với những người ngoài nay đến ngày trổ hoa.

Ngược lại chúng ta đau khổ, bởi những người xung quanh thì phải nên hiểu là đó là nghiệp ác, nhân xấu đến ngày trổ quả.

Có một ví dụ rằng: Nếu một người mắc nợ ai đó tiền thì trước sau người đó cũng phải trả, nhưng nếu người mắc nợ càng trả sớm thì càng nhẹ nhàng và nếu người mắc nợ trả muộn bao nhiêu thì lãi mẹ đẻ lãi con, hậu quả khôn lường.

Nếu chúng ta rơi vào cảnh khổ đau mà chúng ta không nhẫn nhịn, chúng ta vùng vẫy, nhờ thế lực bên ngoài để mong thoát khỏi trong giây lát hiện tại, thì tương lai chúng ta vẫn phải rơi vào cảnh đó.

Có những người rơi vào cảnh khổ đau đã tìm đến cái chết để giải thoát, nhưng không ngờ sau khi chết họ còn tồi tệ hơn. Vậy khi chúng ta khổ đau, chúng ta nên làm gì?

Hãy chấp nhận nó như là rút tiền từ túi ra trả nợ vậy, tuy rằng rút tiền từ túi ra cũng rất xót, nhưng thà rằng trả sớm còn hơn để kéo dài.

Và vấn đề quan trọng là hãy làm việc thiện để dành chút tư lương cho tương lai, giống như trong túi ta có 10 đồng, trả nợ hết 8 đồng thì hãy làm thế nào để 2 đồng còn lại sinh lời, trở thành 10 đồng và thậm chí 100 đồng trong thời gian tới.

Ngược lại, nếu chúng ta đang sung sướng hạnh phúc, đừng quên làm việc thiện để dự trữ! Biết đâu trong tương lai ta cần đến chúng! Tục ngữ có câu: “Được mùa chớ phụ ngô khoai, đến khi thất bát biết ai cậy nhờ”.

Khi ta hiểu vấn đề này rồi, chúng ta sẽ thấy những mối quan hệ trở nên thoải mái và dễ sống hơn, cốt lõi ở mình, sống đôi khi để làm những việc thiện trổ hoa và bên cạnh đó có thể sống để trả nghiệp.

Khi ta hiểu ra lý nhân quả rồi, mọi việc đến với ta thật nhẹ nhàng. Và tiền bạc cũng vậy…!

Sưu tầm