Lời Chúa trong sách công vụ tông đồ chương 9 (Cv 9, 1-21) là một trong những cách đó. Chúa đến với Phaolô và ông đã trở thành một con người mới trong đức Kitô “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Cuộc gặp gỡ đó ngay trên đường, nhanh chóng, mạnh mẽ nhưng cũng để lại cho Phaolô một sự chờ đợi suốt ba ngày để ông được thấy, để ông biết được Chúa đang muốn dùng ông trở thành lợi khí mang danh Chúa đến trước mặt các dân ngoại. Bên cạnh đó Lời Chúa và sự chữa lành của Chúa đến với Phaolô lại qua một trung gian đó là ông Khanania. Mẹ sáng lập của chúng ta cũng cho hay: “Chúng ta đón nhận những lời mời gọi của Chúa qua các trung gian; trong số đó, Hiến Pháp, những người hữu trách và cộng đoàn”. (HP 68).
Lần dở lại với kinh nghiệm quá khứ, nó thấy mình đang trên đường đi Damascus với cú ngã ngựa đầy ân sủng. Khi nó rơi vào cơn khủng hoảng và chỉ có Chúa đã giải thoát và phục hồi nó trở thành con người mới, thay đổi trái tim nó. Đứng trước câu hỏi tận thâm tâm nó “Con có chọn Ta không?” Nhìn vào sâu thẳm cõi lòng nó thú nhận rằng con chưa chọn Chúa, bằng chứng là tình yêu trong nó không đủ lớn để nó có thể nói rằng Chúa là tất cả đời con. Với phát hiện này, nó thú nhận cùng Chúa và chấp nhận đi vào hành trình tìm kiếm Thánh Ý Chúa. Cám ơn Chúa vì ngay lúc đó tất cả như im lặng, mọi sự chìm vào trong bóng tối. Mặc dù tối tăm nhưng tận sâu bên trong nó cảm nhận được một sự dịch chuyển. Và đúng thế thời khắc ân sủng bắt đầu. Nó nhận ra nó thật giới hạn và nhỏ bé. Và cho tới khi nó rỗng ra, chẳng còn là cái này hay cái nọ thì sức mạnh của Chúa tỏa chiếu và thi thố. Chính khi nó vừa nói: “ Chúa ơi, tất cả, xin Chúa hãy làm điều Chúa muốn, xin Chúa làm chủ bất kì suy nghĩ nào trong con”. Lập tức Chúa đã lấp đầy sự trống rỗng trong nó và Chúa là tất cả trong nó. Đọc lại biến cố này để một lần nữa nó muốn cất lời cao rao Chúa vì việc vĩ đại Chúa đã làm, đồng thời lại một lần nữa nó cảm nhận trong hồn rằng Chúa đã yêu nó nhiều như thế nào. Nó chẳng có gì đáp lại cho cân mà Chúa lại trao cho nó một tình yêu nguyên vẹn, tình yêu cho hết và chẳng cần điều kiện chi.
Nhìn vào thực tế ngay bây giờ của nó và nó càng cảm nếm nó là nothing và Chúa là all, nó là chiếc bình rỗng và Chúa cứ tiếp tục đổ đầy tràn vào đó. Quay trở lại cuộc tĩnh tâm vì sao nó nói là cuộc tĩnh tâm nhớ đời vì cũng bởi đó là cuộc trải nghiệm đầu đời nơi một môi trường khác xa với kinh nghiệm nó có. Nó ở trong tình trạng “nhiều không”: không biết nơi tĩnh tâm là ở đâu; không biết chỗ đó nóng hay lạnh; không biết đi lên đó làm sao; không biết nhiều tiếng anh mà lại nghe giảng bằng tiếng anh. Với tất cả cái không đó nó đi với một niềm xác tín rằng Chúa luôn ngự trị trong nó. Nó ngồi lên xe và người ta “cầm tay” đưa đến đúng chỗ nó cần đến. Và vì nó là cuộc trải nghiệm đầu đời nên lại càng mang đến cho nó một sự ngạc nhiên đầy thú vị. Mà càng ngạc nhiên thì lại càng thấy Chúa quá vĩ đại, lại càng muốn ghi nhớ những khoảnh khắc đó. Tất cả những cái không đó giống như tờ giấy trắng và Chúa bắt đầu vẽ những nét vẽ của Chúa. Trong cuộc tâm sự với Mẹ Sáng Lập về cú ngã ngựa của Mẹ và con. Hai Mẹ con nói cho nhau về tình thương của Chúa và Mẹ đã gặp được Tình Yêu thỏa mãn như thế nào, nó cũng bắt đầu từ một sự hời hợt trong buổi tĩnh tâm nhưng cuối cùng Chúa cũng đã chiếm được tâm hồn của Mary De La Passion. Khi gặp được Tình Yêu thì cơn ác mộng về sự đời đời lại trở thành một vẻ đẹp dịu dàng và bình an. Và nó cảm nếm nó gần Mẹ Sáng Lập quá. Trong thời điểm này, nó đang từng ngày, từng giờ chiến đấu với anh văn và nó luôn cảm nghiệm được rằng khi Tình Yêu đã mời gọi thì nó lại đủ sức, kiên trì và cần mẫn vượt qua. “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2, 20). Khi nó bị giới hạn trong ngôn ngữ thì nó thấy một khả năng tuyệt diệu. Chưa khi nào nó có cơ hội đọc nhiều như vậy, đọc đi đọc lại các bản văn Kinh Thánh bằng tiếng việt, tiếng anh, đọc các bản dịch khác nhau. Vì nó rơi vào hoàn cảnh không đọc là không biết, không theo kịp được nên mọi cái nó có trong tay là nó sử dụng hết. Như một sự sắp xếp kì diệu, với sự hướng dẫn Lecio Devina của sơ, nó thấy tác dụng của việc đọc đi đọc lại, và Lời đó có thể thấm vào và làm tâm hồn nó có thể lắng nghe được những Lời yêu thương, Lời khát khao đến từ Chúa.
Thánh Phaolô một lần nữa cho thấy rằng khi là người của Giêsu thì trước biết bao thử thách của cảnh tù tội, bắt bớ, bị giết… Phaolô một mực khuyến khích, khuyên bảo, nhớ tới từng người với lòng biết ơn. Điều đó được cụ thể trong suốt lá thư ngài gởi tới cộng đoàn ở Philipphê. Phaolô nhắc mọi người hãy nhìn vào ngài bởi chính ngài cũng đã nhìn vào Đức Kitô để trở thành món quà cho người khác. Đức Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa nhưng cuối cùng đã hạ mình tột độ để trở thành món quà cho trần gian (Pl 2, 6-11). Và con cũng được mời gọi trở thành món quà trong chính cộng đoàn con đang sống. Đó là món quà mang đến niềm vui, mang đến sự bình an nơi cộng đoàn. Đó là sự tôn trọng hết thảy các thành viên, sẵn sàng để cho các thành viên giúp nó học hỏi. Vui vẻ đón nhận sự đóng góp của chị em. Rất nhiều món quà mà nó có thể mở ra mỗi ngày để trao cho chị em nó.
SRILANKA 2023 – Mai Thi fmm