Là Chính Mình

Qua đời sống của tôi, có phải đơn giản tôi chỉ làm theo những gì người khác mong chờ hay tôi thực hiện theo hình ảnh duy nhất của Chúa đã tạo dựng nên tôi?

LÀ CHÍNH MÌNH

Một người muốn trở thành tu sĩ, có nghĩa là muốn trở nên một con người trọn hảo. Chữ moine, tu sĩ theo tiếng Hy Lạp có nguồn từ chữ monás có nghĩa là “đơn vị, là một”. Theo nghĩa này, mỗi người trong chúng ta đều có thể là tu sĩ. Con người ngày nay thường mang tâm trạng bị xâu xé, xâu xé gữa các bổn phận phải làm, giữa gia đình và công việc, giữa Giáo Hội và thế giới bên ngoài, giữa đời sống tâm linh và đời sống trần tục.

Nếu chúng ta muốn được bình an, muốn làm trọn vẹn công việc, hằng giây hằng phút chúng ta phải tự hỏi: “Mình là ai?” Tôi phải đặt trọn con người của tôi trong mọi công việc tôi làm không? Có một phần nào con người của tôi bị cuốn hút bởi bổn phận không? Tôi là ai thật sự? Có phải đơn giản tôi chỉ đóng một vai trò hay tôi sống thật với bản sắc của tôi? Qua đời sống của tôi, có phải đơn giản tôi chỉ làm theo những gì người khác mong chờ hay tôi thực hiện theo hình ảnh duy nhất của Chúa đã tạo dựng nên tôi?

 

Câu hỏi “Tôi là ai?” là câu hỏi dần dần đưa tôi về con người thật của tôi. Nó dạy cho tôi biết dấn thân trọn vẹn vào công việc tôi đang làm. Nó làm cho tôi thấy bản sắc thật, con người thật của tôi. Tôi không làm những chuyện trái ý, tôi không đi ngược bản chất của tôi. Tôi là tôi.Tôi là người được Chúa tạo dựng như một bản thể độc nhất. Con đường thiêng liêng không những chỉ đưa tôi mà còn đưa tôi về chính con người thật của tôi, con người ẩn giấu, con người nguyên thủy mà Chúa có về tôi.

 

Và một điều kiện tiếp theo để trở nên con người trọn vẹn: không phán xét ai. Tôi còn phán xét là tôi còn ở gần người khác, và như thế thì nó ngăn không cho tôi biết sự thật về con người của tôi. Tôi quan tâm đến người khác, tôi xao nhãng không quan tâm đến tôi. Điều đó mời gọi chúng ta phải trung thực với chính mình, lúc đó mối tương quan của chúng ta với người khác mới được trung thực.

(Sưu tầm)