Lá thư của người sống sót sau vụ tấn công ở Brussels gửi đứa con còn trong bụng mẹ

Mẹ thực sự hi vọng bằng cả con tim của mẹ rằng con sẽ được sinh ra trong một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng nếu không được như vậy thì con sẽ phải là người làm những điều tốt đẹp nhất để xây dựng nên thế giới đó...

Lá thư của người sống sót sau vụ tấn công ở Brussels gửi đứa con còn trong bụng mẹ

Câu chuyện đầy tính nhân văn đẹp của một cặp vợ chồng thoát chết sau vụ tấn công khủng bố ở Brussels, Bỉ, vừa rồi do CNN tường thuật, và catholicnewsagency.com tường thuật lại.

“...Mẹ muốn kể cho con biết rằng sự sống là một điều kỳ diệu và thế giới đầy những con người rất tuyệt vời.”

Đó là dòng đầu tiên trong lá thư của một trong những nạn nhân sống sót sau vụ tấn công bằng bom ở sân bay quốc tế Zaventem ở Brussels, theo CNN đưa tin. Tác giả của lá thư, Sneha Mehta, đã viết những dòng này cho đứa con của cô mới chỉ 16 tuần tuổi trong lòng mình.

Khi Sneha và chồng của cô là anh Sameep Mehta  từ Abu Dhabi  đến Brussels hôm thứ Ba tuần trước. Họ Bất ngờ được chào đón bằng những tiếng kêu thất thanh và hỗn loạn khi trần của sân bay bắt đầu đổ sụp xuống.

Cả hai phải đối mặt với một quyết định thật nhanh, hoặc vẫn đứng nguyên trong khu vực xuống sân bay hoặc phải tìm cách đến bệnh viện để kiểm tra bào thai trong bụng mẹ.

Sneha nói với CNN: “Tôi hoàn toàn không biết phải chạy về hướng nào.”

Giữa muôn vàn hoang mang, Sneha nói ra cô chỉ biết một điều “chắc chắn” - là cô phải sống vì đứa con còn trong bụng mình.

Sneha và Sameep Vội chạy thoát khỏi sân bay thẳng ra hướng đường cao tốc, tại đây một tài xế taxi đang chờ để đưa họ đến bệnh viện Thánh Augustine.

Bất kể những tiếng kêu khóc vì đau đớn, máy siêu âm vẫn chiếu hình ảnh em bé của Mehtas đang nằm yên trong bụng mẹ - hầu như không ý thức những sự kinh hoàng đang xảy ra bên ngoài.

Không giống như ký ức của nhiều người khác trong ngày đó, Sneha không nhớ đến sự căm thù và bạo lực nổ ra trong thành phố, nhưng cô nhớ đến sự tốt bụng mà cô nhận được từ những người hoàn toàn xa lạ.

Cô nhớ đến những viên cảnh sát và đội cứu hộ hối hả cấp cứu những người bị thương. Cô nhớ đến người tài xế taxi không những đưa hai vợ chồng đến bệnh viện, mà còn nói chuyện vui vẻ suốt trên quãng đường. Cô nghĩ đến những nạn nhân thương tích đầy mình thất thểu dọc trên đường cao tốc và được những người lái xe không quen biết giúp đỡ.

CNN tường thuật lại lời kể của Sneha: “Mọi người xích lại bên nhau bất kể sắc tộc, màu da hay quốc tịch.”

Bây giờ cô là người sống sót, và an toàn trở về nhà ở Antwerp, Sneha quyết định viết một lá thư cho đứa con chưa ra đời như là một vật chứng về tất cả những gì đã xảy ra. Theo CNN, lá thư viết rằng:

" Con yêu dấu,

Mẹ không biết liệu cha mẹ có thể nhớ hết được những điều này để kể lại cho con khi con khôn lớn, khi con được 16 tuổi, là cha mẹ đã có mặt trong một vụ nổ bom ở sân bay Brussels.

Và bất kể ở nơi đâu trên thế giới, mẹ chỉ muốn nói cho con hiểu rằng sự sống là một điều kỳ diệu, và thế giới đầy những con người rất tuyệt vời.

Con không những cho ba mẹ niềm tin và lý tưởng để sống, con còn cho ba mẹ ý thức được sức mạnh của tinh thần như chưa bao giờ có trước đây.

Mẹ đã cảm thấy cần phải sống hơn bao giờ hết, và mẹ biết rằng mẹ phải bảo vệ con, vì vậy mẹ giữ bình tĩnh, tập trung và hoàn toàn tin rằng ba mẹ sẽ sống.

Khi ba mẹ vào phòng cấp cứu của bệnh viện Thánh Augustine, ba mẹ nhìn thấy con đang nằm gập ngón tay trên màn ảnh máy siêu âm, và làm xiếc trong bụng mẹ, tất cả sự mất lòng tin, căm ghét và hận thù vụ tấn công khủng bố biến mất.

Mẹ thực sự hi vọng bằng cả con tim của mẹ rằng con sẽ được sinh ra trong một thế giới tốt đẹp hơn, nhưng nếu không được như vậy thì con sẽ phải là người làm những điều tốt đẹp nhất để xây dựng nên thế giới đó.

Con thực sự là một kho báu của ba mẹ, và hôm nay con đã là một anh hùng.

Mẹ nghĩ là thế giới này đã trao tặng con quá nhiều tình yêu và hi vọng vào tương lai con đường của con sau này, con đang nợ cuộc sống và phải đền đáp lại những điều tốt đẹp đó.

Mẹ cầu nguyện cho con luôn can đảm và mạnh khỏe.

Tình yêu của ba mẹ dành cho con không diễn đạt hết thành lời.

Cha mẹ của con.”

CNN tường thuật rằng Sneha có thể chọn cách đóng dấu niêm phong lá thư chờ đến khi đứa con tròn 16 tuổi, hoặc họ sẽ chờ đến thời gian sau này. Dù bằng cách nào thì Sneha muốn đứa con của mình hiểu rằng tình yêu sẽ chiến thắng lòng hận thù.

“Nó là một biến cố đau thương. Nhưng thế giới vẫn luôn tươi đẹp.”

Người dịch: TRI KHOAN 29/03/2016

Nguồn: catholicnewsagency.com