Tĩnh Tâm Mùa Chay 2014 - Cộng đoàn Thánh Tâm

Thánh giá là điều khó chấp nhận, khó hiểu và nhiều khi đến bất ngờ. Khi hôn thánh giá Chúa ngày Thứ sáu Tuần Thánh, chúng ta cũng hãy hôn thánh giá của mình. Cả thánh giá của những người thân thuộc… hãy yêu mến thánh giá của mình hơn. Thánh giá là cái giá chúng ta phải trả để nên thánh. Xin cho chúng ta biết vác thánh giá theo Chúa.

Tĩnh Tâm Mùa Chay 2014
Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Bảy 04/04/2014 – Ngày thứ ba
Chủ đề: ĐÓN LẤY THÁNH GIÁ ĐỜI MÌNH

Bài hát mở đầu: Con đường Chúa đã đi qua

Phần I: Thánh giá của Chúa Giêsu

Chúa Giêsu chiến đấu trong Vườn Dầu (Tin mừng Mc)

… Vì tinh thần thì hăng hái nhưng thể xác lại yếu hèn

Đức Giêsu sợ cái chết: trước khi vào Vườn Dầu Người không sợ, đã 3 lần Người tiên báo cái chết cách bình an. Trước đó mấy giờ Người lập Bí Tích Thánh Thể và nói về cái chết cách thản nhiên: Chén rượu này là Máu thầy đổ ra vì anh em, bánh này là Mình thầy chịu nộp vì anh em… Nhưng lúc này trong Vườn Dầu, Người sợ hãi.

Muốn chiêm ngắm 1 Đức Giêsu giống chúng ta trong nỗi sợ, hãy vào Vườn Dầu. Thánh giá chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống chúng ta, Thánh giá hiện diện trong nhà thờ, ngay cả trong nghĩa địa… Trong chỗ vui nhất, tươi tắn nhất là nến Phục sinh cũng có thánh giá.

Mỗi người chúng ta đã làm dấu biết bao lần, Thánh giá đi suốt cuộc đời Ki tô hữu của chúng ta. Có những nhà thờ thay Chúa Giêsu chịu đóng đinh bằng Chúa Giêsu Phục sinh đang bay lên rạng rỡ… Nhưng chúng ta không có quyền né tránh Thánh giá.

Thánh Phanxicô được gọi là Phanxicô Năm Dấu, và một người con của Ngài là cha Pi ô cũng được ơn đó, năm vết thương mở, máu tuôn đau đớn. Không ai trong chúng ta được ơn đó nhưng mỗi người chúng ta đều có Thánh giá của mình. Thánh giá trong nhà thờ chúng ta Chúa Giêsu bị dóng đinh vào cổ tay, không phải vào lòng bàn tay. Chúa Giêsu thõng tay đầu gục, như thế Người đã chết. hình phạt đóng đinh rất khủng khiếp. Chúng ta không chịu nổi việc lấy 1 cái kim đâm vào cổ tay hay lấy dao cắt mạch máu nơi đó…

Nếu chúng ta có mặt ở Núi Sọ hôm đó và nghe Chúa Giêsu la lên khi bị đóng đinh thì hiểu Người có thân xác, đau đớn y như chúng ta. Khi bị đóng đinh người khỏe còn sống lâu một chút, yếu thì chết nhanh hơn. Có người chưa chết họ đến đập gãy ống chân, toàn bộ trọng lượng kéo xuống, sẽ chết nhanh hơn. Đức Giêsu bị đóng đinh hình phạt chỉ kéo dài 6 tiếng, không bằng những người phải chịu khổ lâu dài… Nhưng chúng ta cần ý thức Chúa Giêsu là Thiên Chúa, nơi Người Thiên Chúa bị hạ nhục, phải đau khổ, bị thách thức: “nếu là con Thiên Chúa thì xuống đi”. Đó không là cái chết của người thường nhưng là cái chết của Thiên Chúa vì yêu thương chúng ta.

Đó cũng là cái chết vì yêu thương. Có những tên khủng bố tự sát để chết, họ chấp nhận cái chết nhưng không vì tình yêu mà vì hận thù, giết bao nhiều người khác. Có nhiều loại tình yêu trên thập giá:

Tình yêu đối với Thiên Chúa Cha: Chúa Giêsu chấp nhận vâng phục cha, đón nhận cái chết để thể hiện tình yêu.

Tình yêu đối với chúng ta: khi nhìn lên chúng ta nhận ra Chúa Giêsu chết vì chúng ta

Tình yêu thứ ba là tình yêu của Thiên Chúa Cha đối với chúng ta. Thiên Chúa Cha đang nói với chúng ta: “Con ơi, hãy nhìn lên cái chết của người Con Một của Ta, để hiểu Ta yêu con đến như thế nào?”

Hãy nhìn lên Thánh giá để cảm nhận những tình yêu đó.

Đức Giêsu chịu những nỗi đau trên thân xác, nhưng Người còn phải chịu những nỗi đau về tinh thần nữa. Chúng ta đã bao giờ trải qua những nỗi đau như thế không?

-      Bị Giu đa phản bội

-      Bị vu cáo những tội mà Người không phạm

-      Bị làm nhục, tát vào mặt, bịt mắt, đánh vào đầu và hỏi xem ai đánh…

-      Bị đem ra làm trò cười: “Ông bảo ông là Vua ư?” Họ cho mắc áo đỏ, đội mão gai, cầm gậy rồi lạy nhạo cười.

-      Bị lột áo trần trụi…

Không phải chỉ đau khổ thân xác mà chịu tủi hổ vì chúng ta, do chúng ta nhiều lần phạm tội cách trơ trẽn. Không phải chỉ đau khổ thân xác mà chịu tủi hổ vì chúng ta, do chúng ta nhiều lần phạm tội cách trơ trẽn…

Những người được chữa lành, được cho ăn bánh, những người cầm lá hô vang đâu hết rồi?

Có một điều khủng khiếp hơn nhiều: Đức Giêsu trên thập giá thấy Thiên Chúa Cha như bỏ rơi mình. Mình đã làm đúng ý Cha, vậy mà giờ Cha ở đâu? Không đáp lại tiếng kêu xin? Không thấy Cha làm gì cả? Thiên Chúa Cha hoàn toàn vắng mặt, hoàn toàn câm lặng…

Nhìn lên Thánh giá trong Mùa Chay này sẽ giúp chúng ta, nhất là khi chúng ta gặp đau khổ, không cần gặp người này người khác để trút bớt, mà chỉ cần đến nhà thờ nhìn lên Chúa Giêsu trên Thánh giá, một Đức Giêsu vô tội, bị kết án bất công, đau khổ cả thân xác và tinh thần… Nỗi đau của chúng ta sẽ vơi bớt.

Mẹ Têrêxa Calcutta: Chỉ những ai vác Thánh giá cùng với Chúa Giêsu thì họ mới đủ sức vác Thánh giá với mình.

-      Đọc chung những lời của Người:

Vào chùa chúng ta thấy những tượng Phật vẻ mặt rất bình yên, hoàn toàn thoát khỏi những lo lắng. Các vị ngồi thế hoa sen tĩnh tọa. Vào nhà thờ chúng ta chỉ gặp 1 người bị chết treo, chịu đóng đinh, máu tuôn đổ, đau khổ ghê gớm… Người đó có cho chúng ta bình an không?

Dù chúng ta có khổ đến cỡ nào đi nữ, nhìn lên Chúa Giêsu chúng ta biết có người cũng khổ như mình. Có ai có thể nói Chúa Giêsu không hiểu được nỗi khổ chúng ta ? Không, khi chúng ta gặp Người và nói con khổ quá, Người hiểu rất rõ. Thiên Chúa của chúng ta rất gần chúng ta, ngay cả những lúc chúng ta đau khổ nhất Người hiểu thấu. Người không là kẻ ở trên cao, thoát khổ, không có kinh nghiệm gì như chúng ta…

Có những người chưa Rửa tội mà lòng đã thuộc về Chúa Giêsu. Văn Cao làm bài thơ:

         Giữa sự sống và sự chết

         Tôi chọn sự sống

         Để bảo vệ sự sống

         Tôi chọn sự chết…

Chắc hẳn ông bị ảnh hưởng bởi hành động của Chúa Giêsu. Thế hệ văn nghệ sĩ hồi xưa chịu nhiều ảnh hưởng của những bài thánh ca…

Chúa Giêsu nghiêng về sự sống: Người sợ cái chết. Nhưng để bảo vệ sự sống người ta sẵn sàng chọn cái chết… Đó là một chọn lựa theo cách của Chúa Giêsu. Người chọn cái chết, nếu không chọn Người cứ ở lại Galilê, đừng chơi với những người tội lỗi, đừng nói gì về Cha… Nhưng Người theo ý Cha và dám chấp nhận cái chết.

Phần II: Thánh giá của chúng ta

Ai muốn làm môn đệ phải từ bỏ chính mình… Vác thập giá của chính mình và theo thầy…

Chúng ta đừng tìm kiếm thập giá của người khác, đừng đòi đổi thánh giá của người khác, chỉ tôi mới vác được thánh giá của tôi, thánh giá hàng ngày…

Người Kitô hữu vác thánh giá đời mình theo sau Chúa Giêsu. Những người không có niềm tin cũng có thánh giá nhưng họ gọi là đau khổ, họ cũng phải đón nhận. Nếu họ chấp nhận được “thánh giá” của mình, dù không biết nhưng họ vẫn kết hiệp với Đức Giêsu vác thánh giá. Chúng ta đừng chất thêm thánh giá cho người khác. Ta chỉ có thể vác thánh giá nhờ ơn Chúa và chúng ta cũng có thể giúp người khác vác thánh giá, Veronica lau mặt cho Chúa, có người cho Chúa uống nước, ông Simêon vác đỡ thánh giá Chúa. Thánh giá chúng ta là gì:

-      Thánh giá đến từ những người thân trong gia đình: con gái lớn cha mẹ lo, để con trai không hư cha mẹ vất vả chăm sóc…

-      Thánh giá của những người gia đình tan vỡ: bị vợ bỏ - kém quá không giữ được, đau lắm… Tội nghiệp người bị vợ bỏ vì lập tức trở nên tay trắng, không được giữ con, đến thăm phải đúng giờ… Có những người vợ luôn bị chồng chửi, vì bà giỏi hơn chồng… Ngủ cũng chửi, không ngủ yên suốt hơn 20 năm nhưng vẫn kiên nhẫn chịu đựng và sống đạo đức. Bà không hề muốn bỏ chồng.

-      Có những người đau khổ vì thiếu sự cảm thông, thiếu kính trọng, thiếu tha thứ… Cần tha thứ tất cả, kể cả tội ngoại tình.

-      Thiếu sự quan tâm dành cho nhau…

-      Thánh giá của cái nghèo, của bệnh tật, những căn bệnh kinh niên trong đời… Có những tai nạn hay người thân qua đời, lo cho cha mẹ già…

-      Có những hiểu lầm, vu cáo… Có rất nhiều loại thánh giá…

-      Thánh giá có khi đơn giản là việc bổn phận mỗi ngày, có những việc không thích mà cứ phải làm. Có những người do công việc luôn phải làm ca 3, cứ 10g đêm đi làm… Gia đình sẽ như thế nào? Kinh khủng...

-      Thánh giá có khi do chúng ta chấp nhận sống theo luật Chúa. Nếu không giữ thì khỏe re. Một phụ nữ có thai, siêu âm bác sĩ bảo con bà bị đao, bị khuyết tật… Quyết định giữ con là điều rất khổ tâm, phải chịu đựng suốt đời… Không quan hệ trước hôn nhân cũng là điều khó đối với người trẻ hôm nay, có những chàng trai đòi hỏi chiếm hữu, nếu không chiều có thể mất người yêu… Không li dị mà phải sống cả đời với người không hợp…

-      Không kiếm tiền bất chính. Không chấp nhận cái chết êm dịu. Bác sĩ để sẵn thuốc, tôi nhấn vào là chết: Giáo Hội không chấp nhận vì tôi tự giết mình.

Thánh giá là điều khó chấp nhận, khó hiểu và nhiều khi đến bất ngờ. Khi hôn thánh giá Chúa ngày Thứ sáu Tuần Thánh, chúng ta cũng hãy hôn thánh giá của mình. Cả thánh giá của những người thân thuộc… hãy yêu mến thánh giá của mình hơn.

Thánh giá là cái giá chúng ta phải trả để nên thánh. Xin cho chúng ta biết vác  thánh giá theo Chúa.

Bài Hát kết thúc: Con đường Chúa đã đi qua.

Cầu nguyện: Xin cho chúng con nhìn lên Thánh giá và biết nhìn lại Thánh giá của chính mình, biết ghép Thánh giá bé của mình vào Thánh giá Chúa và cùng bước đi với Chúa.

Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Xưng tội (trên lầu)

Xưng tội (tầng dưới)

Cha chuẩn bị giảng bài tĩnh tâm

Cám ơn cuối lễ

Chụp hình với Bình Minh...