Tĩnh Tâm Mùa Chay 2014 - Cộng đoàn Thánh Tâm

Tĩnh Tâm Mùa Chay 2014 tại Nguyện đường Cộng đoàn Thánh Tâm 269 Nguyễn văn Đậu BT: từ 5g30 chiều trong ba ngày 03-04-05/3/2014 do cha Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ giúp. Bài giảng trước lễ, từ 5g chiều có cha ngồi tòa giải tội. ĐỀ TÀI NGÀY THỨ NHẤT: TRỞ LẠI VỚI CHA - TRỞ LẠI VỚI ANH EM.

Tĩnh Tâm Mùa Chay 2014

TRỞ LẠI VỚI CHA - TRỞ LẠI VỚI ANH EM

Linh mục Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Thứ Năm 03/04/2014 – Ngày thứ nhất

Tin mừng Luca 15, 1-32

Dụ ngôn người mục tử có 100 con chiên bị mất 1 con và dụ ngôn người phụ nữ có 10 đồng quan bị mất 1 đồng: Hai dụ ngôn này có những động từ nào giống nhau? Có – Mất – Tìm – Tìm thấy – Mời tới – Chung vui – Vui mừng. Rất đơn giản!

Câu kết của 2 dụ ngôn nhắc đến niềm vui vì người tội lỗi ăn năn sám hối. Bối cảnh của niềm vui này là ở trên trời, nơi đó cũng như dưới đất, mọi người đều vui. Như thế 1 người tội lỗi đến với Bí tích Hòa giải thì cả Thiên đàng vui mừng, vui còn hơn 99 người nghĩ mình tốt lành không cần sám hối.

Dụ ngôn người cha nhân hậu: Cũng có những động từ: có (c.11) – mất (c. 24 và 32) – cha có đi tìm không? Không vì đứa con không phải là đồng tiền hay con chiên, mà là 1 con người, cha tôn trọng tự do của con và tin rằng có ngày con về. Vì thế người cha luôn chờ…

Khi con trở về, cha vui sướng, ăn mừng (c.23, 24, 29, 31).

Người con thứ khá hỗn vì cha còn sống mà đã đòi gia tài. Gia tài của anh được 1/3 gia sản của cha. Trong câu 13, cậu thu góp tất cả trẩy đi 1 vùng xa. Anh nghĩ vùng xa là nơi không có cha, anh có thể thỏa thích như anh muốn, tha hồ sống sung sướng phóng đãng, phung phí. Chúng ta nhìn lại xem “vùng xa” của chúng ta là ở đâu? Nơi nào mà chúng ta muốn chọn để sống dễ dãi???

Những anh đến vùng đó thì chẳng bao lâu anh nhận ra nơi vùng đó chỉ là nơi của nạn đói, của khổ cực ở đợ… Vùng xa là nơi anh nghĩ anh hạnh phúc, là nơi ngon lành, hóa ra lại là vùng đói khổ, phải đi làm mướn, chăn heo. Vùng xa đó là nơi anh tưởng anh được tự do thoải mái nhưng thực ra là nơi anh phải túng thiếu, phải cực nhọc, phải chết đói. Nơi đó anh phải làm thuê cho 1 người dân ngoại và nhân cách đi xuống 1 cách ghê gớm, không bằng con heo là giống vật người Do thái ghê tởm.

Anh ta hồi tâm, trở lại với lòng mình và tự nghĩ 'sao mình lại phải ở đây chết đói?'. Anh chuẩn bị 1 câu nói để về nói với cha… Anh đã đứng lên đi về ! Có 2 lần đứng lên, lần đầu anh ta chỉ nghĩ trong lòng thôi, nhưng sau anh đứng lên thật. Đã bảo lần chúng ta nghĩ trong lòng nhưng cứ chần chừ không làm? Chúng ta nên đặt anh làm bổn mạng của những người hoán cải, những hối nhân đi xưng tội.

Tại sao anh phải đứng lên? Vì đói quá nên phải ngồi gục… Đói thực sự thì sẽ không đứng nổi… Tưởng bỏ nhà cha thì sung sướng hạnh phúc nhưng hóa ra là nhục nhã ở đợ, bị hạ thấp hết mức. Anh suy nghĩ và anh đã dám thực hiện việc đứng dậy.

Cha vừa thấy liền chạy ra ôm con… Người cha thấy anh trước vì ông luôn chờ đợi. ông biết thế nào anh cũng về và chỉ có con đường này, chắc khó nhận ra vì ra đi bảnh bao giàu có, nay nghèo mạt rách rưới. Nhưng ha vẫn nhận ra ngay vì những nét quen. Cha quá thương chạy lại, ôm hôn nhiều lần.

Trong cả dụ ngôn người cha không bao giờ đay nghiến con mình, không nhắc đến tiền bạc tài sản... Với ông người con quý hơn mọi thứ tài sản. Khi hôn anh người cha ngửi thấy mùi gì? Người anh khi đó có mùi gì? Mùi heo! Rất đáng sợ. Nhưng người cha ôm hôn và không thấy mùi của heo, chỉ thấy mùi của người con! Ông không thể tưởng tượng được thời gian chờ đợi dài là thế mà hôm nay lại là ngày con về. Ông đã lo lắng con rơi vào bất hạnh và mong con về với Cha để tìm lại hạnh phúc...

Khi anh về người Cha trả lại cho anh toàn bộ quyền làm con. Kêu đầy tớ đem quần áo giáy dép, xỏ nhẫn, giết bê béo dọn tiệc ăn mừng. Xưa người ta gọi dụ ngôn con hoang đàng, nay họ đổi là Người Cha nhân hậu...

Cha có 2 người con, trong dụ ngôn này người con nào được coi là quan trọng hơn? Con cả hay con thứ? Người viết bài này nhắm đến người con nào? Người con thứ sám hối quay về với cha. Nhưng con thứ đã về với cha và vào nhà cha rồi, anh con cả chưa hòa giải với cha… Theo văn mạch Do thái, người con cả đặt sau. Trong nhà thờ này chúng ta cũng là những người giống người con cả lắm...

Người con cả đang ở ngoài đồng: anh là con người rất chăm chỉ làm việc cho cha. Về đến nhà nghe tiếng đàn hát vui vẻ anh rất tế nhị: gọi 1 đầy tớ ra hỏi. Khi biết chuyện anh tức giận không chịu vào nhà: anh không thể hiểu nổi cách cư xử của cha…

Người cha đi ra năn nỉ… Lúc nào có đứa con ở ngoài thì cha đều bồn chồn đi ra. Sao cha phải năn nỉ, vì đó là cách của người dưới? Cha đã chấp nhận lép vế vì con.

Anh ta tức giận: bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha… bao năm trời con đi nhà thờ, cầu nguyện dâng lễ… Sao cha xử với con như vậy? Còn thằng con kia... cha lại giết bê béo cho nó, con sống tử tế mà dê con cũng không có…

Anh con cả luôn ở trong nhà phục vụ cha, nhưng con tim anh có gần với cha không? Không; vì anh không hiểu được cha, không biết được tình thương của cha. Tuy ở trong nhà với cha, bề ngoài ngon lành tử tế nhưng anh không gần cha. Tưởng gần nhưng hóa ra không gần: trong lúc cha đang rất vui thì anh lại rất giận, buồn, không hề chung nhịp với cha. Anh nói hỗn: "thằng con của cha"… Anh có thái độ trách cứ cha, lòng xa cha lắm.

Cuối cùng anh có vào nhà không? Đứa con nào bỏ nhà ra đi cũng sẽ đói. Cuối cùng chắc hẳn anh cũng phải vào nhà, không vì yêu cha mà vì đói? Chắc rằng anh có vào hay không là tùy anh ta. Vì Cha tôn trọng tự do của anh…

Vậy chúng ta như thế nào ? Có vào nhà cha không? Trở lại với Cha và trở về với anh em là thái độ phải lập đi lập lại luôn luôn. Hãy trở về với Chúa và với nhau là điều gia đình và cộng đoàn cũng cần có...

Suy nim:

Dụ ngôn người cha nhân hậu là một dụ ngôn nổi tiếng,
qua đó Đức Giêsu cho thấy tại sao Ngài đón tiếp và ăn uống với tội nhân.
Đơn giản chỉ vì ngài giống Thiên Chúa là người Cha nhân hậu.

 
Người cha nhân hậu là người tôn trọng tự do của đứa con thứ,
người đã chia một phần ba gia sản cho nó ngay khi ông còn sống.
Ông đã không tìm con, như người ta tìm chiên lạc hay tìm đồng bạc bị mất.
Ông tin và hy vọng sớm muộn nó sẽ về, nên ông kiên nhẫn chờ.
Vì chờ, nên ông là người đầu tiên trông thấy con trở về tiều tụy.
Không cầm lòng được vì thương, ông chạy ra, ôm lấy cổ con mà hôn.
Người con của ông đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.
Khi con thứ sám hối, ông đã trả lại cho cậu tất cả vinh dự của người con.
Việc duy nhất phải làm ngay là mở tiệc ăn mừng (cc. 23, 24. 29, 32).
Khi con cả giận dỗi, không chịu vào nhà chung vui với cha và em,
một lần nữa người cha lại đi ra và năn nỉ (c. 28).
Ông chấp nhận ở thế yếu vì ông không muốn mất một đứa con nào.
Ông không thể yên tâm ở trong nhà khi còn một đứa con ngoài cổng.

 
Hoán cải bao giờ cũng khó.
Con thứ phải can đảm lắm mới dám trở về nhà cha.
Làm sao lường được phản ứng của cha, anh, của gia nhân, hàng xóm?
Làm sao dám về nhà trong tình trạng thân tàn ma dại?
Nhưng con cả cũng không dễ vào nhà chút nào,
vì vào nhà là phải bắt tay thằng em đã phung phí hết của cải,
vào nhà là phải chấp nhận sự thiên vị khó hiểu của người cha (cc. 29-30).
Cả hai người con đều cần hoán cải.

 
Người con cả cũng hỗn hào với cha không kém gì đứa em (c. 30).
Em bỏ nhà ra đi nên đói, còn anh không chịu vào nhà nên cũng có thể bị đói.
Anh phục vụ cha rất tốt nhưng lại mong cha trả công như người thợ (c. 29).
Anh ở gần cha, nhưng thực sự trái tim lại xa cha.
Khi cha vui vì em trở về thì anh lại buồn giận.

 
Mùa Chay là thời gian trở về với Cha, trở lại với anh em.
Người con thứ đã đứng lên trở về nhà cha và tìm được hạnh phúc.
Không rõ người con cả có vào nhà cha và ôm lấy em mình không?...

 
Cầu nguyn:
Lạy Cha,
người con thứ đã muốn tự định đoạt lấy đời mình.
Chúng con vẫn rơi vào tội của người con thứ,
khi coi Cha
như người cản trở hạnh phúc của chúng con.
Chúng con thèm được tự do bay nhảy
ngoài vòng tay Cha,
nhưng tự do ấy lại biến chúng con thành nô lệ.
Hạnh phúc do thế gian ban tặng thì bọt bèo.
Như người con thứ,
chúng con bỗng thấy mình tay trắng,
rơi xuống chỗ cùng cực và bị cái chết đe dọa.

 
Lạy Cha đầy lòng bao dung,
xin kéo chúng con trở về với Cha mỗi ngày,
giúp chúng con điều chỉnh những đam mê lệch lạc.
Xin nâng chúng con đứng lên trong niềm vui
vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội.

 
Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên,
thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng.
Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ,
chúng con lại thấy mình hiền hòa hơn với tha nhân.
 
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ

Photo: HÃY CÓ LÒNG NHÂN TỪ (  17-3-2014 Thứ hai tuần 2 mùa Chay)
Lời Chúa : Lc 6, 36- 38 
“Anh em hãy có lòng nhân từ , như Cha anh em là Đấng nhân từ. Anh em đừng xét đoán , thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán . Anh em đừng lên án , thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ , thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha . Anh em hãy cho , thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho? anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em . Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy.”
Suy niệm:
Lòng nhân có chỗ đứng quan trọng trong Khổng giáo.
Sách Luận Ngữ coi lòng nhân là nét đặc trưng của con người. Phật giáo cũng đề cao tinh thần từ bi hỷ xả. Lấy ân báo oán, oán sẽ tiêu tan . Trong bài Tin Mừng hôm nay , Đức Giêsu mời các môn đệ “ Hãy có lòng nhân từ như Cha? anh em là Đấng nhân từ”. Như thế nhân từ là nét đặc biệt nơi Thiên Chúa . Nhân từ nằm ở nơi khuôn mặt và ngay nơi trái tim của Ngài . Như tín đồ của các tôn giáo khác , Kitô hữu phải sống lòng nhân .
Nhưng hơn nữa, ở đây , m Đức Giêsu mời gọi chúng ta bắt chước lòng nhân từ của
chính Thiên Chúa , một lòng nhân từ không bị giới hạn bởi bất cứ ngăn cách nào. Lòng nhân được diễn tả bằng bốn mệnh lệnh của Đức Giêsu, hai mệnh lệnh tiêu cực và hai mệnh lệnh tích cực . Các mệnh lệnh này đều ngắn gọn và nhịp nhàng. Phần sau của mỗi mệnh lệnh đều ở thể thụ động ,
nhằm nói lên hành động của Thiên Chúa. “ Đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán , đừng kết án để khỏi bị kết án, hãy tha thứ thì sẽ được tha thứ , hãy cho thì sẽ được cho lại. ” Xét đoán ở đây không có ý nói đến hành động xét xử của vị quan tòa . Nó chỉ muốn nói đến khuynh hướng hay phê bình, chỉ trích người khác. Cần để ý đến tam giác giữa Thiên Chúa , tha nhân và chúng ta.
Thái độ của ta đối với tha nhân thế nào, ta sẽ bị Thiên Chúa đối xử lại như vậy. Nói cách khác , ta muốn được Thiên Chúa đối xử với mình ra sao , ta hãy đối xử với tha nhân như vậy . Càng cho nhiều và tha thứ
nhiều, càng bớt xét đoán hay kết án, ta càng được hưởng lòng nhân từ của Thiên Chúa .
Thiên Chúa đong lại cho chúng ta bằng đấu của chúng ta ,
không phải vì Ngài thiếu quảng đại hay rộng lượng. Nhưng vì giống như người đi múc nước bằng một chiếc thùng nhỏ, người ấy sẽ chỉ lấy được ít nước thôi. Thiên Chúa muốn ban cho ta nhiều hết sức , nhưng điều đó còn tùy vào sức chứa của ta. Có khi chính ta lại tự giới hạn khả năng đón nhận của mình . Mùa Chay là thời gian để ta sống lòng nhân của Thiên Chúa .
Hãy thay đổi cái đấu ta thường dùng để đong cho người khác ,chúng ta sẽ thấy mình giàu có hơn xưa .
Lm . Antôn Nguyễn Cao Siêu, S .J .