Chia Sẻ Kinh Nghiệm Truyền Giáo Tại Úc

Tỉnh Dòng Úc là một Tỉnh Dòng có đông chị em cao niên, cả Tỉnh Dòng có khoảng 70 chị em, trẻ nhất 58 tuổi, đa số trên 80 tuổi. Nhiều cơ sở phải đóng, các chị phải bán nhà trường và bệnh viện vì không có người...

Chia Sẻ Kinh Nghiệm Truyền Giáo Tại Úc

Kim Ngân, fmm.

Đất nước Úc được nhiều ưu đãi về thiên nhiên, mặt trời lúc bình minh rất lớn và đẹp, trăng cũng đẹp. Có nhiều loại thú đặc biệt, có tiếng chim hót véo von buổi sáng. Bầu khí cộng đoàn có sự tĩnh lặng giúp dễ cầu nguyện… Đây là một Tỉnh Dòng có đông chị em cao niên, cả Tỉnh Dòng có khoảng 70 chị em, trẻ nhất 58 tuổi, đa số trên 80 tuổi. Nhiều cơ sở phải đóng, các chị phải bán nhà trường và bệnh viện vì không có người.

 Tập tin:Kangur.rudy.drs.jpg

Khi em mới qua có nhiều ngỡ ngàng, không hiểu các chị nói gì nhưng cố gắng sống ý thức thuộc về, thấy nơi đó là nhà mình. Sau các chị chia sẻ cho biết vì các chị đã có kinh nghiệm truyền giáo nước ngoài nên các chị thông cảm và tạo điều kiện tốt nhất cho em. Khi em nói ra điều gì các chị cố gắng đáp ứng ước muốn của em cho bằng được, từ kinh nghiệm đó em ý thức mình  cần chọn lựa và có trách nhiệm khi nói bất cứ điều gì.

Các chị em lớn tuổi qua Úc học không đạt nên gặp nhiều khó khăn. Có 2 chị đã học AV nhiều trước khi đến Úc, nhưng khi qua đó học và thi không đậu 1 môn phải học và thi lại toàn bộ các môn (4 môn). Kim Ngân học tốt, đạt điểm nên sắp tới có thể được visa với phụ cấp an sinh, được bớt tiền học và có nhiều quyền lợi.

Khi em Kim Ngân về Việt Nam chưa biết điểm, trước khi về phải học nhiều bài và thi rất căng cứ sợ không đạt yêu cầu, nhưng may nên đủ điểm. Các chị cũng rất ngạc nhiên và vui mừng. Vì vậy các chị đã hủy hồ sơ cũ và làm lại hồ sơ mới nộp vào. Visa mới được 4 năm và không cần phải học và thi lại nữa.

Tỉnh Dòng Úc khao khát có thêm người trẻ qua, nhưng cần có khả năng học ngoại ngữ, nếu không sẽ khó được chấp nhận cho ở lại nên sẽ  gây khó khăn cho Tỉnh Dòng. Vì vậy Tỉnh Dòng vẫn muốn xin thêm người trẻ đến nhưng cũng lo ngại. Tỉnh Dòng Úc có một số cộng đoàn chỉ có vài chị lớn tuổi ở với nhau nên không cần bề trên, có gì thì các chị liên hệ trực tiếp với chị Giám tỉnh, còn cộng đoàn sinh viên thì có chị phụ trách. Trước đây Úc bị Anh đô hộ, sau đó đưa người tù của họ qua và nhiều người hiện nay có gốc gác từ đó… Vì thế có nhiều ảnh hưởng đến nền văn hóa. Ngày nay người Úc có khuynh hướng không muốn áp đặt ai mà cũng không muốn ai áp đặt…Mời chị em đặt câu hỏi !

- Ngoài visa worker có visa gì khác? Visa sinh viên phải đi học đầy đủ, mỗi ngày hiện diện bao nhiêu giờ lớp nên không thể đi làm việc gì khác. Còn visa worker có thể đi học hoặc đi làm nhưng giờ giấc không bó buộc. Một chị dòng khác qua đó học, về lại Việt Nam vì ba mất, qua đó được học thêm thời gian 1 tháng mà không phải đóng thêm tiền. Một chị FMM Tỉnh Dòng khác qua học với Kim Ngân, Tỉnh Dòng có việc và chị phải về giữa chừng, họ không cho rút tiền lại. Sau này vẫn có thể qua học tiếp.

- Có chị nào qua đó học rồi không ở đó? Có 2 chị Đại Hàn đến học 2 năm rồi đi Tỉnh Dòng khác theo bài sai (Nam Phi). Các chị rất quan tâm lo lắng nếu Kim Ngân về Việt Nam không có người đón nên liên hệ cho được. Các chị không tưởng tượng được chị em Việt Nam đi xe máy như thế nào…

- Chia sẻ về Tỉnh Dòng Úc rất tốt đẹp, vậy có những gì thách đố và gây khó khăn không? Các chị sống rất tự do nên cần có sự trưởng thành. Sáng và trưa ăn riêng, thức dậy tự do, 7g lễ hoặc đi nhà thờ khác 7g45. Trưa không nấu bếp… Mỗi người tự chọn giờ giấc thích hợp cho mình, nhưng tự mình phải đảm nhận đời sống thiêng liêng hết. Hàng tuần có những ngày riêng, chị em tự do nấu ăn, kinh sách đọc riêng. Có lần đi tĩnh tâm chung, cầu nguyện chia sẻ với nhau xong ăn uống rồi về. Ngày tĩnh tâm tháng em tự chọn và báo với cộng đoàn, các chị rất tôn trọng. Có ngày em ăn trễ thấy các chị đi rón rén, một chị hỏi đang tĩnh tâm phải không? Không! Trời ơi, vậy mà tưởng tĩnh tâm không dám nói chuyện.

- Học lái xe bên đây qua đó có chạy được không? Bên đó đi khác bên với Việt Nam, xe chạy bên trái, nhưng các chị khuyên nên học trước để qua đó thi lại cho dễ và biết lái sẵn rồi sẽ tự tin hơn. Bên đó thi lý thuyết để lấy bằng lái bằng tiếng Việt vì có nhiều người Việt Nam. Chợ Việt Nam thấy họ cũng rao hàng như ở Việt Nam.

- Tết có gì đặc biệt? Các chị em Á Châu đi chợ Việt Nam mua hoa đào, con rồng, phong bao lì xì về… Chúng em chia sẻ cho các chị về tập quán văn hóa của mình, làm câu đối, soạn bàn thờ, cắm nhang, làm nghi thức kính nhớ tổ tiên… Chúng em tổ chức buổi cầu nguyện riêng. Khi các chị Úc hỏi phải làm sao, một chị Đài Loan làm mẫu chỉ cho các chị, và các chị người Úc cũng quỳ bái theo, rồi lì xì và chúc nhau.  Bánh chưng, cà pháo, hột vịt lộn gì cũng có hết…

- Shock văn hóa? Em không bị, đây là lần đầu đi đến 1 Tỉnh Dòng khác, ngoài các chị Úc có Đại Hàn, Philippines, Taiwan… Có 6 quốc tịch, nhưng các chị nói đừng lo, có gì các chị giúp. Vì thế dù có nhiều khác biệt, nhất là về giờ giấc cộng đoàn nhưng em không gặp khó khăn.

- Có phải đến đó là các chị phát điện thoại di động ngay không? Khi đến đó các chị đưa cho em thẻ Ngân hàng và cuối tháng họ gởi giấy về ngày nào mua gì… Chỉ việc xem lại ký tên và nộp quản lý. Điện thoại bên đó khác, gắn với căn cước của mình vì nhà nước quản lý, nên khi đi mượn sách họ cũng hỏi số điện thoại.

- Ăn uống thế nào: ngon và dễ ăn. Họ hay ra công viên nướng barbecue, tại đó có sẵn bếp. Nhiều người xấu tướng vì bị béo phì...

Xin các chị cầu nguyện nhiều cho Tỉnh Dòng Úc và chị em nào muốn đi Úc truyền giáo xin chuẩn bị sẵn sàng nhé! Điểm thi các bằng tiếng Anh quốc tế ở đây bên đó họ công nhận nên có thể thi trước bên này rồi mới đi, như thế qua đó khỏi phải học vất vả. Cám ơn các chị.