1. TẦM NHÌN = VISION: xuất phát từ Cựu Ước, có nghĩa là “thấy Trời Mới Đất Mới”.
Nếu chúng ta đi con đường “chốc nữa” thì chúng ta sẽ đến ngôi nhà “không bao giờ”
Là tu sĩ, chúng ta hướng về đâu trong thời gian 5-10 năm nữa? đâu là tầm nhìn xuyên suốt theo thời gian? Điều này đòi hỏi chúng ta: Vision Mission Goals (VMG)
“Là Phụ nữ thuộc các nền văn hóa và quốc gia khác nhau, chúng tôi chọn sống cùng nhau trong một thế giới bị phân mảnh.”
Cách đây hơn 100 năm, Mẹ MP đã nói: “Thế giới là nhà của chúng ta”. Chúng ta thuộc về Hội dòng: Tầm nhìn của TNTD có ở trong Tầm nhìn của EGC? Mở ra và hội nhập? dám ra đi? ...trong tư thế một FMM Việt Nam. Đừng có bằng lòng, quanh quẩn quanh ao làng, cái nhìn hẹp... -> chúng ta hãy mở ra với những thực tại của thế giới. Tầm nhìn của TNTD Việt Nam phải đi trong Tầm nhìn của Hội Dòng.
Trong thế giới phân mảnh ấy (khủng hoảng về môi trường, phân mảnh khoảng cách người giàu và người nghèo, bị bóc lột...) và trong bối cảnh Việt Nam, sự hiện diện của chúng ta là gì? chúng ta làm được gì? -> một sự hiện diện đầy tình thương với bất cứ nơi nào, con người nào.
Cử hành Tu nghị Tỉnh Dòng cần hiểu rõ tầm nhìn, sứ mệnh của chúng ta trong thực tại, trong bổi cảnh Việt Nam hôm nay. Xã hội bên ngoài thường hành xử theo kiểu “Tư duy nhiệm kỳ” (làm việc cách cá nhân, ý riêng trong nhiệm kì của mình chứ không có một cái nhìn toàn thể, tổng thể...) và “Chủ nghĩa đại khái” (nhận xét chung chung là tốt tốt, ok...); Chúng ta có bị cuốn theo lối hành xử này???
Mục tiêu là những bước ngắn hơn và cụ thể, rõ ràng để đi đến Vision (Goals: phải cụ thể). Mục tiêu đề ra cần phải lượng giá được sau một nhiệm kì về những gì đã làm/ chưa làm so với mục tiêu ban đầu.
Kế hoạch hành động: phải rõ ràng, cụ thể, không là lời khuyên, không mơ hồ nhưng phải có tiêu chuẩn rõ ràng, có thể đánh giá được. Nếu không nó chỉ là đường hướng mà thôi. Bước 1? làm gì? ai làm, ai chịu trách nhiệm? Làm như thế nào? khi nào thì xong? lượng giá?
- Tiêu chuẩn: SMART (Thông minh)
- Specific: cụ thể, rõ ràng, không mơ hồ
- Mesureable: đo lường được
- Available: Tính khả thi trong tầm tay mình
- Realizable: có thể thực hiện được.
- Time-bound: có thời hạn rõ
Việc thực thi kế hoạch của chúng ta cần ơn Chúa nhưng cũng đừng quá ỷ lại vào quyền năng Thiên Chúa hay quá dựa vào sức mình mà “Mình phải làm thì Chúa mới giúp”. Chúng ta không ngồi đó chờ sung rụng hay chỉ nói chung chung và làm chung chung nhưng hãy “làm những việc nhỏ bé cụ thể nhất, tầm thường nhất với một tầm nhìn mới”.
2. SỰ PHÂN ĐỊNH/ BIỆN PHÂN: Trích Tông huấn Gaudete Et Exsutate số 166-177.
Khởi đi từ lời mời gọi Nên Thánh, Đức Giáo Hoàng nói: để sống thánh thiện là một cuộc chiến, đòi hỏi sự cảnh giác -> Phải biết phân định. Ba yếu tố này luôn đi cùng với nhau. Cuộc đời người Kitô hữu là một cuộc chiến không khoan nhượng, bước theo Đức Kitô suốt cả cuộc đời trên con đường thập giá, đòi hỏi không ngừng chiến đấu và cảnh giác.
Thật là một sai lầm lớn khi mà khoa học nói rằng ma quỷ không tồn tại. Cha khẳng định rằng: Ma quỷ là một thực tại, không là một huyền thoại mơ hồ; là lực lượng phá hoại chương trình của Chúa ngay từ đầu và sẽ tiếp tục mãi... Hiện nay, ma quỷ len lỏi qua nhiều hình thức (qua internet, qua facebook...) và rất tinh vi, mạnh mẽ... Làm cách nào mà ma quỷ có thể vào quấy phá tâm hồn ta? Phải chăng do tâm hồn ta “dơ bẩn”? Cha nhấn mạnh: “Nguy hiểm nhất là sự bại hoại tinh thần, tức là thiếu sự tỉnh thức, sẽ dẫn đến sụp đổ lúc nào không biết”. Thánh Phaolo trong thư gửi tín hữu Epheso khuyên rằng: Hãy đứng vững trước những mưu chước của ác thần.... Ma quỷ đang dùng những vũ khí tối tân nhất, còn mình thì lại mù tịt... Đức Giáo Hoàng đưa ra cho chúng ta những vũ khí để chống lại ma quỷ là: đức tin được thể hiện qua lời cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa, tham dự thánh lễ, chầu thánh thể, việc bác ái, đời sống cộng đoàn, tham gia việc truyền giáo... Phát triển những sự tốt đẹp, tích cực, trưởng thành tâm linh, lớn mạnh trong tình yêu.
Làm sao để biết được điều nào/ thúc đẩy nào đến từ Chúa, điều nào đến từ thế gian hay ma quỷ? - Biện phân là cách duy nhất gồm lý luận (biện) và phân tích để chọn lựa và sống điều Chúa mời gọi. Biện phân là một tiến trình thay đổi tận căn tự bên trong mỗi người cách liên lỉ trong đời sống.
Khởi đi từ tự nhiên và cho tất cả mọi người, biện phân là một khả năng của lý trí với lý luận tốt, biết phân biệt tốt xấu, có lương tri... Đối với người Kitô hữu: biện phân là một ân huệ đặc biệt của Chúa Thánh Thần. Chúng ta vẫn thường đọc Kinh Sáng Soi để xin ơn Chúa cho mỗi kinh, mỗi việc...
Người trẻ ngày nay với “văn hóa bấm nút, chuyển đài”, chạy theo cái mới một cách vô lối... mà không phân biệt được cùng đích, ý nghĩa. Người tu sĩ cũng thật cần một khả năng biết biện phân “rượu mới” đến từ Thiên Chúa hay đến từ ma quỷ? Giữa nhu cầu và ước muốn?. Khuynh hướng ù lỳ, để yên như cũ, án binh bất động, ... bịt tai lại trước những tác động của Chúa Thánh Thần cũng là một cám dỗ của ma quỷ -> Tại sao chúng ta không muốn thay đổi? Chúng ta sợ gì? Lo lắng gì? Phải chăng do sự lười nhác, trì trệ của trí óc mình hay sự ù lì của đời sống... Cha nói: “Tuổi già là khi không còn muốn thay đổi điều gì.” và Cha thấy những “cụ già 15 tuổi đời”...
Tiến trình thay đổi đòi hỏi một sự chọn lựa, dám bước ra khỏi chốn an toàn. Biện phân cần xét lại động cơ bên trong, đập vỡ những rào cản... để có thể giải phóng những chọn lựa tự do theo ý Chúa. Biện phân là luôn luôn ở trong ánh sáng của Chúa: phải xét mình mọi nơi mọi lúc trong các biến cố lớn nhỏ; Xét mình một cách chân thành và chân thành nhận lỗi. Biện phân là sẵn sàng lắng nghe tiếng Chúa: ra khỏi mình để lắng nghe người khác cách chân thành, không thành kiến; lắng nghe chính thực tại (mỗi một biến cố đọng lại trong ta điều gì)... tìm được cái gì mới mẻ, cái gì được Chúa Thánh Thần gợi hứng hay chỉ quay trở về mình? Lắng nghe để từ bỏ ý riêng để nhận ra ý Chúa trong lời của Chúa và trong người khác. Lắng nghe để vâng theo ý Chúa: theo Tin Mừng, Huấn quyền dưới tác động của Chúa Thánh Thần.
Kim chỉ nam cho biện phân chính là “Luật của Thập giá”: việc của Chúa đòi hỏi thì luôn khó hơn điều ta muốn, đòi hỏi ta một sự hi sinh lớn lao hơn. Xin cho lời của Đức Giáo Hoàng ở lại và trở nên trong mỗi chúng ta: “Chớ gì anh chị em nhận ra lời ấy là gì, sứ điệp của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa muốn nói với thế giới bằng đời sống của anh chị em. Hãy để cho mình được biến đổi. Hãy để cho mình được Chúa Thánh Thần đổi mới, ngõ hầu điều này có thể xảy ra, nếu không thì anh chị em thất bại trong sứ vụ cao quý của mình. Chúa sẽ mang nó đến hoàn thành bất chấp các lỗi lầm và sơ suất của anh chị em, với điều kiện là anh chị em không từ bỏ con đường yêu thương mà vẫn luôn mở lòng ra cho ân sủng siêu nhiên của Người, là điều thanh lọc và soi sáng.” (số 24).