SỨ MẠNG CỦA CHỊ EM FMM
TẠI QUI HÒA
Trọng kính Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli - đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam,
Trọng kính Đức Cha Matthêu Nguyễn Văn Khôi - Giám Mục GP Qui Nhơn,
Kính thưa Quý Cha, quý tu sĩ và cộng đoàn Dân Chúa.
Hôm nay là ngày vui mừng và vinh dự cho chị em Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ Việt Nam và cách riêng cho cộng đoàn Phanxicô Qui Hòa chúng con. Vì đây là lần đầu tiên, Hội Dòng chúng con được vinh dự đón tiếp Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Vị đại diện của Tòa Thánh đến viếng thăm giáo xứ Qui Hòa và cộng đoàn Phanxicô, là cộng đoàn tiên khởi của tỉnh dòng Việt Nam, đó là niềm vinh dự lớn lao cho chúng con.
Qua cuộc viếng thăm mục vụ này, chúng con được vinh dự đón tiếp “Đấng nhân danh Chúa mà đến”. Chúng con xin tri ân tấm lòng hiền phụ của Vị Đại Diện Đức Thánh Cha, đã không quản ngại đường sá xa xôi đến thăm viếng chúng con. Trước hồng ân cao cả này, chúng con xin dâng lời tạ ơn Chúa và trân trọng đón nhận với lòng kính mến và biết ơn sâu xa của chúng con, kính xin Đức Tổng Giám Mục vui lòng chuyển đến Đức Thánh Cha Phanxicô lòng biết ơn và sự trung thành của chúng con đối với Mẹ Hội Thánh nói chung, và đối với Vị Cha Chung, đại diện Chúa Kitô dưới trần gian nói riêng.
Tiếp đến, con xin trình bày đôi nét tổng quát về bệnh viện Phong da liễu Qui Hòa : Bệnh viện phong này do cha Paul Maheu thuộc hội Thừa Sai Paris (MEP) và bác sĩ Lemoine người Pháp thành lập vào năm 1929. Năm 1930, Đức cha Augustinô Tardieu, Giám quản Tông Tòa giáo phận Qui Nhơn đã mời Dòng Phan sinh Thừa Sai Đức Mẹ chúng con qua Việt Nam chăm sóc anh chị em bệnh phong tập trung từ 3 miền đất nước tại Trại Phong Qui Hòa thuộc Giáo phận Qui Nhơn. Năm 1932, Bề trên Tổng Quiền, mẹ Marguerite du Sacré-Coeur đã gửi 6 nữ tu người Pháp đến phục vụ Trại phong Qui Hòa theo ơn gọi đặc biệt của con cái Thánh Phanxicô là yêu thương và phục vụ bệnh nhân phong.
Trước khi bắt đầu sứ vụ, các chị đã chọn thánh Phanxicô Assisi làm bổn mạng cho trại phong và Cộng đoàn, với Quiết tâm tận tình phục vụ anh chị em bệnh phong theo gương thánh nhân. Đây là cộng đoàn Phan Sinh đầu tiên được thành lập và cũng là chiếc nôi của tỉnh dòng VN chúng con. Mỗi ngày, các chị khám bệnh và điều trị từ 160 đến 180 bệnh nhân. Do số bệnh nhân ngày càng gia tăng nên các chị phải khai quang để cất thêm những ngội nhà tranh vách đất cho họ. Tạ ơn Chúa sau hơn một năm tận tình phục vụ, anh chị em bệnh phong giảm dần những tự ti mặc cảm vì những kỳ thị và xa lánh của xã hội.
Nhưng đêm mồng 1 tháng 11 năm 1933 (cách đây đúng 80 năm) : một cơn sóng thần thình lình ập tới phá hủy các công trình bệnh viện vừa xây dựng và cuốn trôi xuống biển, nhưng Thiên Chúa đã thương gìn giữ mọi người an toàn. Sau cơn bão, các chị nhanh chóng xin Hội Dòng và các ân nhân giúp đỡ để kịp tái thiết bệnh viện và nhà ở cho bệnh nhân. Năm 1934 nhà Dòng khởi công xây dựng Nhà Thờ kính Thánh Phanxicô một cách kiên cố vừa làm nơi thờ phượng vừa làm nơi ẩn trú cho mọi người khi có song thần (chiều sâu của móng = chiều cao nhà thờ) và ngày lễ kính Mẹ Maria Vô Nhiễm 8/12/1936, khánh thành Nhà Thờ : Các bệnh nhân vui mừng cảm tạ Chúa và Đức Mẹ vì công trình xây cất hoàn thành trong bình an, và từ nay họ có nơi tôn nghiêm để tham dự thánh lễ, chầu Thánh Thể và cầu nguyện cho các nhu cầu hằng ngày của Hội Thánh và thế giới.
Khi đời sống bệnh nhân tạm ổn định, chị em bắt đầu công việc xây dựng đời sống tinh thần cho những người bất hạnh. Để thỏa mãn lòng kính mến Đức Mẹ của anh chị em bệnh nhân, nhà dòng đã đặt tượng Đức Mẹ hay làm phép lạ tại cổng bệnh viện ; tượng Đức Mẹ Mân Côi Qui Hòa cao 3 mét được đặt trên núi cao 1000 m nằm giữa thành phố Qui Nhơn và Trại Phong. Với lòng sùng kính mến yêu, Đức Mẹ đã ban nhiều hồng ân cho con cái Mẹ tại Bênh viện phong này. Nơi đây đã được dâng hiến cho Mẹ Maria gìn giữ chở che, nhất là trong thời gian chiến tranh. Anh chị em bệnh nhân vẫn cố gắng trèo lên đỉnh núi để chào kính Mẹ và gởi gắm cho Mẹ mọi đau khổ buồn phiền, hay khấn xin Mẹ ban ơn hối cải cho người thân và bạn hữu ; hoặc xin cho những người láng giềng ơn nhận biết Chúa. Nay trở thành nơi hành hương cho nhiều tín hữu.
Sœur Charles Antoine đã xây cho mỗi gia đình bệnh nhân một ngôi nhà màu hồng khang trang để cư ngụ. Với tư cách là thừa sai, chị em luôn tìm cách đưa anh chị em bệnh nhân đến với niềm hy vọng kitô giáo, Chị em cộng tác với cha tuyên uý trong việc dạy giáo lý và giúp bệnh nhân đón nhận đức tin. Cuối năm 1974, đã có 2.475 bệnh nhân đón nhận Bí tích Rửa tội, khoảng 90% bệnh nhân đến giờ hấp hối đã xin các nữ tu rửa tội để được làm con Chúa. Tại nhà thờ Qui Hoà đã cử hành thánh lễ hôn phối cho 300 cặp vợ chồng, nhiều Linh mục đã tiếp nối phục vụ tại giáo xứ Qui Hoà. Nhìn chung anh chị em bệnh nhân sống đạo sốt sắng nhưng cần được củng cố niềm tin. Nhà thơ trẻ Hàn Mặc Tử mắc phải bệnh phong và anh đã được các nữ tu Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ tận tình chăm sóc nên vào cuối đời anh đã xin lãnh nhận Bí tích Rửa Tội với thánh hiệu Phanxicô Assisi.
Cách đây 52 năm, vào ngày 24/4/1961, bệnh viện phong chúng con đã được vinh dự tiếp đón Đức cha Mario Brini, vị Khâm sứ Tòa Thánh viếng thăm trại phong Qui Hòa và ngài đã ghi lại cảm tưởng sau đây : “hầu hết những nơi mà tôi đã viếng thăm vì trọng trách, Qui Hòa là nơi làm cho tôi xúc động và ấn tượng nhất.”
Bệnh viện ngày càng phát triển, số bệnh nhân mỗi ngày mỗi gia tăng, theo số thống kê năm 1971 có 5.061 bệnh nhân phong được khám và điều trị và 1.182 bệnh nhân phong được chữa trị ổn định. Việc tổ chức trong bệnh viện vẫn tiếp tục duy trì tạo nơi chốn định cư cho anh chị em bệnh nhân tàn tật mồ côi, già cả và đau yếu. Đối với những ai còn có thể lao động thì đã có các xưởng đang hoạt động : nhà may, xưởng dệt, đan chiếu, đóng bàn ghế, ghe đánh cá… vườn trẻ và trường học đều do các nữ tu quản lý và tuyển các giáo viên trong trại. Bệnh viện có phòng khám bệnh, phòng phát thuốc, phòng nha, phòng thay băng, phòng xét nghiệm, giải phẫu bệnh lý, phòng Chỉnh hình và Vật lý Trị liệu...
Sau biến cố 1975, Nhà Dòng phải bàn giao toàn bộ bệnh viện cho Nhà Nước với điều kiện họ phải tôn trọng các tượng thánh trong bệnh viện. Các nữ tu ngoại quốc phải trở về nước còn các nữ tu Việt Nam tiếp tục chăm sóc các bệnh nhân cho tới hôm nay trong tư cách là nhân viên điều dưỡng, đồng thời tận tình phục vụ giáo xứ trong mọi sinh hoạt mục vụ, thăm viếng và đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân tại bệnh viện, chăm sóc ông bà dưỡng lão mồ côi.
Năm 1990, chúng con đã tìm cách đưa con em bệnh nhân ra Thành phố Qui Nhơn để tiếp tục học cấp II. Tuy các em không còn mắc bệnh nhưng việc hội nhập với xã hội còn khó khăn do những kỳ thị, nhưng dần dần những mặc cảm này được chữa lành và các em phấn khởi học lên cấp III rồi vào trường Cao đẳng và Đại Học, đã có 4 em tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng và đang phục vụ tại bệnh viện Qui Hòa, số còn lại là giáo viên hoặc làm việc ở những cơ quan khác, có em tốt nghiệp Cao học, bác sĩ và làm giám đốc ngân hàng. Hằng ngày vẫn có xe đưa rước học sinh cấp II và III tại Qui Nhơn. Hiện có 49 em đang theo học tại các trường Cao đẳng và Đại Học.
Trại phong hiện nay có 1088 người với 355 gia đình, trong đó có 453 bệnh nhân trong trại phong và khoảng 60 đến 80 người Dân Tộc từ Gia Lai và Kontum đến điều trị tại bệnh viện. Và cộng đoàn chúng con có 20 chị em gồm 8 chị cao niên, 6 khấn trọn trẻ, 2 khấn tạm và 4 em đệ tử, nhưng chỉ còn 2 nữ tu trẻ đang phục vụ tại bệnh viện, vì không dễ dàng xin vào làm công nhân viên vì chúng con là nữ tu.
Từ năm 1992, Chị em chúng con đã thành lập quỹ tín dụng, để tạo công ăn việc làm cho 280 phụ nữ nghèo không phân biệt tôn giáo trong trại cũng như trên làng. Hằng tuần chúng con lo cho nồi xúp dinh dưỡng cho hơn 100 ông bà mồ côi tại trại An dưỡng.
Vâng, sau hơn nửa thế kỷ, chúng con lại được tiếp đón vị Đại Diện tòa Thánh. Nguyện xin Thiên Chúa ban muôn vàn ơn phúc cho Đức tổng Giám Mục Leopoldo kính yêu của chúng con, để cuộc viếng thăm mục vụ đầy ân phúc này mang lại nhiều hoa trái thiêng liêng cho Giáo xứ và chị em Phan Sinh Thừa Sai Đức Mẹ tại Qui Hòa.
Với lòng kính mến và biết ơn sâu xa, chúng con kính dâng lên Đức Tổng Giám Mục kỷ vật lưu niệm và cuốn kỷ yếu của tỉnh dòng nhân dịp mừng 80 năm hiện diện để ghi nhớ cuộc viếng thăm đầy tình thương mến này.
Chúng con xin trân trọng kính chào và chân thành cám ơn Đức Tổng Giám Mục. Kính xin Đức Tổng cầu nguyện và chúc lành cho chúng con.
Sr. AnneMarie Trần thị Lý, fmm
Bề Trên Giám Tỉnh.
THE MISSION OF FMM SISTERS IN QUI HOA
Your Excellency Archbishop Leopoldo Girelli, Non-resident representative of the Holy See in Vietnam,
Your Excellency Bishop Matthew Nguyen Van Khoi, Bishop of the Diocese of Qui Nhon,
Dear Priests, sisters and all the community of the People of God,
Today is the day of joy and honor for us, the Sisters of Franciscan Missionaries of Mary in Vietnam, and especially for our community of St. Francis in Qui Hoa. For this is the first time we are honored to welcome You, Archbishop Leopoldo Girelli, representative of the Holy See visit the parish of Qui Hoa and the community of St. Francis, our first community of Vietnam FMM province, and that is the great honor for us. During this pastoral visit, we are honored to have you as "The One who comes in the name of the Lord." We would like to thank the fatherly heart of the representative of the Holy Father, you did not hesitate to face the hardship and distance to visit our sisters. With this great gift, we would like to give thanks and praise God with loving heart and deep appreciation, and respectfully ask you please send to Pope Francis our hearts of gratitude and loyalty toward our Holy Mother Church in general, and in particular toward the Pope, the representative of Christ on earth.
Next, I would like to present briefly an overview of The Leprosy Hospital of Qui Hoa. This Leprosy Hospital was established in 1929 by father Paul Maheu, who belongs to the Paris Foreign Missions Society (MEP) and the French doctor Lemoine. In 1930, Bishop Augustine Tardieu, apostolic administrator of Northern Cochin invited the Franciscan Missionaries of Mary to Vietnam to take care of leprosy came from 3 parts of the country at Qui Hoa Leprosy Camp of Qui Nhon Diocese. In 1932, the Superior General, Mother Marguerite du Sacré-Coeur had sent six French sisters to Qui Hoa Leprosy Camp to serve leprosy patients according to the special vocation of St. Francis children, that is loving and serving the lepers.
Before beginning our ministry, the sisters honored St. Francis of Assisi as The Patron Saint of the Leprosy Camp and the FMM community, with their enthusiastic determination to serve the lepers as their siblings, imitate his example. This is the first FMM community and is also the cradle of our Vietnam province. Every day, the sisters checked and gave treatment for an average of 160 to 180 patients. The number of patients was increasing, so the sisters had to clear the land and build additional houses for the patients, but they were still mud cottages. Thank to God for more than a year of their dedicated service, the lepers had lessened of their low self-esteem because of the discrimination, fear and social alienation.
But in the first night of November 1933 (exactly 80 years ago), a tsunami suddenly struck and destroyed the hospital buildings, all constructions were washed into the sea. However, God kept all the patients and the sisters in safety. After the storm, the sisters quickly asked the FMM Congregation and benefactors help for rebuilding the hospital and houses for patients.
In 1934 the sisters started the construction of St. Francis Church as a strong and durable place of worship as well as the shelter for people when tsunami would come (the depth of the foundation is equal to the height) and the Celebration of Inauguration of the Church was on 08/12/1936, the Feast of Mother Mary Immaculate. The patients were so happy to thank God and Our Lady for the construction and the peaceful completion. From that day on, they had the sanctuary so they could attend Mass, Eucharistic Adoration and prayer for daily needs of the Church and the world.
When the life of the patients has stabilized, the sisters started the construction of spiritual life for these unfortunate people. To satisfy their love and pious devotion to Our Lady, the sisters has put the statue of Our Lady of Miracles at the hospital entrance, and a 3 meter statue of Our Lady of the Holy Rosary of Qui Hoa was put on a high mountain (1000 meters), located between the city of Qui Nhon and Qui Hoa Leprosy Camp. With love and veneration, Our Lady has given many graces to her children at this leprosy hospital. This place was dedicated to Our Lady to be protected and preserved, especially in time of war. The patients still tried to climb up the mountain to salute her and offer to her all their sufferings and sorrows, or asking her to pray for the grace of repentance for their relatives, friends, or the graces for their neighbors who would like to know God. This place has become the pilgrimage site for many believers now.
Sister Charles Antoine built for each patient's family a spacious pink house to live. As missionaries, sisters always found ways to bring the patients to Christian hope. Sisters collaborated with the chaplain in catechesis and helped prepare the patients to receive the faith. At the end of 1974, there were 2,475 patients receiving Baptism, approximately 90% of patients before dying has asked the sisters for being baptized to become children of God. At Qui Hoa church, weddings were celebrated for 300 couples, and many priests have served at Qui Hoa parish. In general, patients pray very earnestly but their faith was still needed to strengthen. The famous young poet Han Mac Tu had suffered leprosy and he was taken care heartily by the FMM sisters, so at the end of his life, he asked to receive the sacrament of Baptism with the name of St. Francis.
On 24/04/1961, 52 years ago, our hospital was honored to welcome Monsignor Mario Brini, the Apostolic Delegate who visited us. When visiting the places and blessed all the people in the village of Qui Hoa, the Vicar of the Holy Father said: "Among all the places that I have visited for my responsibility, Qui Hoa is the most touching and impressive place for me."
The hospital was growing more and more, the number of patients were increasing day per day, according to the statistics: in 1971 there were 5,061 patients had been examinated and treated, and 1,182 leprosy patients had been cured and became stably. The ways of organizing in the hospitals continued to create the place for the patients to stay, especially the disabled, the orphan, the elderly and the sick. For those who may still working, the factories were operating: sewing clothes, textile mill, weaving mats, making tables and chairs or fishing boats... The kindergarten and school were run by sisters and recruiting teachers in the village. The hospital had clinics, dispensing rooms, dental room, rooms for changing the dressing, laboratory, surgical pathology, orthopedics room and physical therapy room…
After the liberation in 1975, the convent had to transfer the entire hospital for the government with the condition that they had to remain all the statues. The foreign sisters had to return their countries, the Vietnamese sisters continued to take care of the patients till now as the nursing staff, and they dedicated to the serving at the parish in all pastoral activities, visiting and bringing the Eucharist to patients in hospital, nursing care for the orphaned elder.
In 1990, the sisters tried to bring the children of patients to Qui Nhon to continue their study in secondary school. They are not lepers, but it was not easy for them to integrate with external social. There were the discrimination, but this inferiority gradually healed and the children continue school up to high school, College and University. We now have 4 of them graduated BA in Nursing and serving in Qui Hoa hospital, the rest being teachers or working in other places, some graduated MA, doctors and one is a bank director. Every day, there is a bus to bring students back and forth between Qui Hoa and Qui Nhon. Now, there are 49 students in Colleges and Universities.
Today, there are 1088 people in 355 families in leposary capm of Qui Hoa, 453 patients stay in the hospital, among them about 60 to 80 ethnic patients who come from Gialai and Kontum. And our community have 20 sisters, including 8 elderly sisters, 6 young sisters, two juniors (sisters of temporary vows) and 4 candidates, but there are only two young sisters who serve the patients in hospital now, because it is not easy for us as religious to be accepted to work there. From 1992, we have formed a credit fund program to help 280 poor women, without the distinction of religion, staying in the camp or in the village. Every week we also give the nutrition soup for more than 100 orphan elderly people at the house for the aged patients.
After more than half a century, we are honored to welcome the representative of the Holy See. We ask God to bless you, our beloved Archbishop Leopoldo, so this grace-filled pastoral visit will bring plenty of spiritual fruits for the parish of St Francis and our FMM community in Qui Hoa.
With deep reverence and appreciation, we respectfully offered to the Archbishop our memory gift and the Province yearbook on the occasion of celebrating 80 years of FMM presence in Vietnam, as the remembrance of this loving visit.
We cordially greet and thank you, dear Archbishop, and ask you to pray for us and bless us…
Sr. AnneMarie Trần thị Lý, fmm
Provincial.