Vẻ đẹp "nổi cục" mặn chát của Biển Chết

Biển Chết không phải là biển mà chỉ là một hồ nước mặn lớn nhất thế giới, có chiều dài khoảng 80km, nơi rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình 400m, nơi sâu nhất là 700m, diện tích trên 1.000km vuông. Bề mặt Biển Chết nằm ở 423m dưới mực nước biển. Đây được coi là điểm thấp nhất trên thế giới.

 

Vẻ đẹp "nổi cục" mặn chát của Biển Chết

Những lớp muối trầm tích dày hàng km luôn thu hút khách du lịch đến với Biển Chết.

Biển Chết không phải là biển mà chỉ là một hồ nước mặn lớn nhất thế giới, có chiều dài khoảng 80km, nơi rộng nhất là 18km, độ sâu trung bình 400m, nơi sâu nhất là 700m, diện tích trên 1.000km vuông. Bề mặt Biển Chết nằm ở 423m dưới mực nước biển. Đây được coi là điểm thấp nhất trên thế giới.

Hàng triệu năm trước Biển chết thông ra Địa Trung Hải, các trận ngập lụt tràn nước biển từ Địa Trung Hải đã tạo ra một lớp muối trầm tích dày tới 3km. 

Lớp muối này có muôn hình vạn trạng, có thể được coi như tuyệt tác của thiên nhiên. Những du khách bị cuốn hút tới đây vì lịch sử của Biển Chết và những "tác phẩm điêu khắc trừu tượng" này. 

ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Đá ở đây được bao phủ bởi các tinh thể muối. Khi nhiệt độ tăng lên, đặc biệt khi cơn mưa mùa hạ tới, canxi cacbonat sẽ dần dần chìm vào đáy hồ, cả một cảnh tượng mỹ lệ hiện lên. Toàn bộ Biển Chết sẽ được bao phủ bởi một màu trắng lung linh sinh động. 

 

ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Nước từ dòng sông Jordan đổ vào Biển Chết, nhưng không có lối ra. Muối kết tụ tại những chỗ trũng, đôi khi được thanh lọc và tích tụ trong nhiều thế kỷ. Nước muối chứa hơn 35 loại khoáng chất, bao gồm magie, canxi, kali, brom, sulfua và iot. 

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Đặc tính hóa học kỳ lạ này của Biển Chết hình thành nhiều đụn muối có hình dáng kỳ lạ, lấp lánh dưới ánh Mặt trời. Đáng tiếc, chúng chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn.

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Chính nhờ hàm lượng muối cao trong nước biển mà du khách tới đây có thể thả mình, trôi nổi bồng bềnh trên mặt nước thoải mái. Bên cạnh đó, Biển Chết sở hữu bầu không khí khô, giàu oxy mà không tồn tại bất kỳ sự ô nhiễm nào.

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Một trong những tác phẩm tuyệt vời nhất của tạo hóa tại Biển Chết là “nấm muối”. Nó có hình thù như cây nấm, mọc trồi hẳn lên khỏi các vùng hồ cạn gần bãi biển. Mũ nấm muối có hình tròn hoặc elíp, đường kính lên tới 50cm. 

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Nhìn từ xa, chúng như những trồi nấm khổng lồ mọc lên từ mặt nước, khi tiến đến ngần, chúng mình có thể thấy rõ kết cấu gồm nhiều đường tròn đồng tâm của nấm muối. Thậm chí, một số đụn muối nấm giống như kim tự tháp, nhỏ và nhọn dần ở phía trên.

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Nấm muối thường hình thành vào những buổi sáng lạnh giá, sau quá trình bay hơi nhanh chóng tại những khu vực hồ cạn bị bao phủ bởi các lớp màng muối. 
 
Những cơn gió nhẹ cũng có thể phá tan liên kết của màng tinh thể muối, một số mảnh vụ sẽ chìm xuống đáy, trong khi số khác liên kết lại để tạo nên nấm muối nhỏ. Dần dần, nấm muối trở nên lớn dần trên mặt nước, cấu trúc cũng ngày càng vững chãi hơn.

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Những tảng muối lớn càng trở nên chắc chắn hơn nhờ kết cấu canxit, có thể liên kết các mắt xích tinh thể muối nhỏ. Theo thời gian, những cấu trúc muối nhờ canxit có thể tạo nên các viên muối nhỏ kết dính. 
 
Chúng trông hệt như nhũ đá hang động trắng muốt hay chùm nho chen chúc chỗ tồn tại cạnh nhau. Ngoài ra, các hình dạng khối muối tại Biển Chết còn phụ thuộc vào việc ion sắp xếp trong cấu trúc đó thế nào.

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Bởi ion và chất đồng vị trong nước Biển Chết kết dính theo nhiều phương thức khác nhau nên ta có thể tìm thấy nhiều tác phẩm điêu khắc muối độc đáo tại vị trí thấp nhất hành tinh này. 

 
ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet
 
Những cột muối rắn chắc như thạch cao, mang hình hài nhũ đá có thể bám víu vào bất kỳ đâu, từ mạn thuyền, trên đá hay các sườn dốc để treo lơ lửng trên mặt nước.

ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet

Thậm chí, một số loại khoáng chất như canxi cacbonat cũng tham gia vào quá trình “điêu khắc” tác phẩm muối tại Biển Chết khi thời tiết ấm lên.

Kết quả là, chúng ta có thể trông thấy dưới bề mặt nước như tồn tại một thảm tuyết trắng bông. Khi có sự xáo trộn hay sóng biển, tính kết dính của các tinh thể muối tuyết bị phá vỡ và vẩn đục lên trên bề mặt. Vì vậy mà nước biển thường có màu đục.

 


 

 

ve-dep-noi-cuc-man-chat-cua-bien-chet

Những thập kỷ gần đây, diện tích mặt nước nước Biển Chết càng thu hẹp khi mực nước rút xuống một cách nhanh chóng và sông Jordan không còn là nguồn cung cấp “sự sống” cho nơi đây. 

Bởi lẽ nước sông được dùng cho mục đích nông nghiệp, sản xuất công nghiệp. Theo thời gian, nơi đây sẽ chỉ còn lại một vài kiệt tác của tạo hóa mà thôi.

 

Năm 2009, con người có một kế hoạch bảo vệ Biển Chết, đó là dùng nước từ Biển Đỏ để khử muối, sau đó bổ sung lượng nước này trực tiếp vào Biển Chết. Dự kiến tới năm 2017, dự án này sẽ thành công.