Thế giới dưới lòng đất

Thế giới dưới lòng đất

 
Hang động và những đường hầm là một phần trong đời sống loài người. Xưa kia, tổ tiên của chúng ta sinh sống trong hang động, giờ đây chúng ta đang đào đất để làm rất nhiều việc khác nhau. Chúng ta đào đất để tìm những giá trị văn hoá cổ xưa, để khai khoáng… Chúng ta sử dụng hang động để làm những nhà kho vĩnh cửu, để giải trí, và là nơi trú ẩn hiệu quả khỏi những thảm hoạ thiên nhiên và do loài người gây nên. Và khi trên mặt đất trở nên đông đúc hơn và các đường biên giới quốc gia đóng lại, con người đã đào đất để xây dựng các hệ thống đi lại và vận chuyển hàng hoá bất hợp pháp. Sau đây là một số hình ảnh được chụp bên dưới lòng đất từ khắp nơi trên thế giới.

Khách du lịch đi tham quan nhà vọng cảnh Kuha Karuhas nằm trong hang động Phraya Nakhon, thuộc công viên quốc gia Khao Sam Roi Yot, cách thủ đô Bangkon, Thái Lan chừng 300 km, 05/12/2010. Nhà vọng cảnh này được xây dựng vào năm 1890 vào một dịp đi thăm hang động của nhà Vua Chulalongkorn, ông của nhà Vua hiện tại Bhumibol Adulyadej.

Một công nhân đứng dưới khu vực Erstfeld-Amsteg thuộc đường hầm NEAT Gotthard Base Tunnel, 05/10/2010. Với chiều dài 57 km, đi qua dãy Alps, đường ngầm tàu lửa dài nhất thế giới sẽ đi vào hoạt động vào năm 2017.


Những người tham gia cuộc đua xe đầu tiên được tổ chức dưới lòng đất có tên “Mole Race”, tại một khu mỏ bên dưới thành phố Budapest, Hungary, 06/02/2011. Hàng trăm người đã tham gia tranh tài qua quãng đường dài 1,2 km. Khu mỏ này có tổng chiều dài khoảng 30 km và được sử dụng để khai thác đá phục vụ việc xây dựng thủ đô của Hungary.

Một khách du lịch đi xuống cửa hang động tự nhiên ở công viên quốc gia Carisbad Caverns, gần Carisbad, New Mexico, 18/12/2010. Mỗi năm có khoảng 400.000 khách du lịch đến thăm hang động này.

Bên trong hang động Big Room ở công viên quốc gia Carisbad Caverns, New Mexico. Khách du lịch có thể lựa chọn một vài tour tham quan đi bộ với hướng dẫn viên của công viên qua các lối đi hẹp, leo qua những tảng đá trơn trượt và đu dây thừng và thang.


Trạm xe điện ngầm Puhung, nằm sâu hơn 100 m dưới mặt đất, ảnh chụp ngày 02/04/2011, ở Bình Nhưỡng, Bắc Triều Tiên.

Khách du lịch ngồi trên chiếc thuyền nhỏ khám phá Công viên quốc gia sông ngầm Puerto Princesa Subterranean River ở thị trấn Kabayugan, Puerto Princesa, Palawan, phía Tây Philippines, 13/02/2011. Công viên quốc gia sông ngầm Puerto Princesa Subterranean River dài 8,2 km được công nhận là Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 04/12/1999 vì những giá trị về sinh thái và việc hình thành hang động đá vôi, có một con sông ngầm dài nhất thế giới.

Những người lính Pakistan kiểm tra một vụ đánh bom xe tải bên trong một đường hầm ở Kohat, tỉnh Khyber Pakhtunkhwa, 29/01/2011.


Các công nhân đang khoan thử nghiệm tại một khu mỏ để kiểm tra khả năng biến nó thành một kho chứa chất thải hạt nhân vĩnh viễn, tại vòm muối ở làng Gorleben, miền Bắc nước Đức, 02/07/2012. Khu mỏ này sâu 840 mét và dài 6,5 km.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và phu nhân Bruni-Sarkozy xem những bức vẽ trên vách hang động khi tham quan hang động Lascaux trong lần kỷ niệm 70 năm phát hiện ra hang động này ở Montignac, miền Tây Nam nước Pháp, 12/09/2010.

Các cậu bé người Ai Cập giơ những chú thỏ được một người đàn ông Palestine bán cho họ trong một đường ngầm nối miền Nam Dải Gaza với Ai Cập, 21/11/2010. Người Ai Cập và Palestine đã biến hệ thống đường hầm dưới mặt đất trước đây vốn là nơi trú ẩn ở Dải Gaza thành kênh xuất duy nhất.


Các nhà leo hang động đến từ Hiệp hội ALES (Association of Speliologic Studies) của Lebanon đang leo xuống một hang động để ăn mừng lễ Giáng sinh cùng với các con và những người bạn của họ tại hang động ở làng Rweiss, nằm ở độ cao gần 2.000 m so với mặt nước biển, trên ngọn núi ở phía Bắc thành phố Beirut, Lebanon, 26/12/2010.

Các nhà leo hang động thuộc Hiệp hội ALES thắp nến mừng Giáng Sinh bên trong một hang động ở làng Rweiss, Lebanon, 26/12/2010.

Một tài xế đang lái tàu điện ngầm trên tuyến đường mới mở ở Bắc Kinh, 30/12/2010.


Những người đàn ông đứng gần những đốm than hồng tại một đống than đá đang cháy ở làng Bokapahari, bang Jharkhand, miền Đông Ấn Độ, nơi có một cộng động người làm nghề nhặt than sinh sống và làm việc, 06/01/2011.

Một người thợ mỏ đứng trước máy khoan khổng lồ sau khi nó phá vỡ lớp đá cuối cùng ở khu vực Sedrun-Faido, tại công trình xây dựng hầm NEAT Gotthard Base Tunnel, 23/03/2011. Dự án này bao gồm 2 đường ngầm song song, mỗi cái dài 57 km.

Thượng nghị sĩ Mỹ Chuck Grassley của bang Iowa chọn cách đi bộ thay vì đi tàu điện ngầm dành cho thượng nghị sĩ từ toà nhà Dirksen Senate Office Building vào Capitol, 05/04/2011.


Các thợ mỏ người Pakistan đi thang máy lên từ đường hầm trong một lần cứu hộ tại mỏ than ở quận Sorange, tỉnh Baluchistan, 20/03/2011. Ít nhất 7 thợ mỏ đã bị thiệt mạng và 41 người khác bị mắc kẹt khi một vụ nổ xảy ra ở một mỏ than ở tỉnh Baluchistan.

Những thùng rượu rum được sản xuất và làm chín theo một công thức cũ lưu giữ tại cơ sở Santa Teresa, làng El Consejo del Estado de Aragua, cách Caracas 60 km, Venezuela, 08/04/2011. Venezuela sản xuất khoảng 32 triệu lít rượu rum mỗi năm, 40% được tiêu thụ trong nước và phần còn lại được xuất khẩu, chủ yếu tới Tây Ban Nha và Ý.

Một chiếc bánh xe hoen gỉ dùng để điều khiển một cái cống ở hệ thống kênh bên dưới Frankfurt, Đức, được chụp ảnh trong một tour du lịch ngầm, 13/08/2010.


Chàng trai Anil Basnet, 20 tuổi, đẩy một xe than trong lúc người đồng nghiệp đang kéo ra khỏi mỏ than sâu 91,4 m dưới mặt đất, ở quận Jaintia Hills, Ấn Độ.

Một bến tàu nhỏ trên một chiếc hồ ở đáy mỏ muối Turda, Romania, 09/12/2010. Là một trong những mỏ than quan trọng nhất ở Transylvania, Salina Turda được biết đến từ thời cổ đại, nhưng được đưa vào khai thác trong thời kỳ Roman. Mỏ muối này được nhắc đến trong các tài liệu chính thức từ giữa thế kỷ 13, khi khu mỏ được chuyển cho các lãnh đạo nhà thờ công giáo ở Transylvania.

Một thợ mỏ bất hợp pháp sử dụng hệ thống ròng rọc thô sơ leo xuống một đường hầm để tìm vàng tại một khu trại dành cho thợ mỏ ở gần El Callao, bang Bolivar, Venezuela, 15/07/2010.

Một công nhân xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, được gọi với cái tên khác là “người đào cát” đi ra từ máy khoan đường ngầm ở đường hầm phía Bắc thuộc dự án xây dựng hệ thống tàu điện ngầm Second Avenue, ở New York, 07/04/2011.


Các công nhân làm việc bên trong đường ngầm của hệ thống tàu điện ngầm “Brandenburger Tor” ở Cổng Brandenburg, Đức, 13/02/2007.

Các công nhân đang làm việc trên một đường xa lộ ngầm ở Taiyuan, tỉnh Shanxi, Trung Quốc, 15/07/2010.

Một người đàn ông đi vào ga điện ngầm lúc sáng sớm ở Bắc Kinh, Trung Quốc, 26/11/2007.
 
Sưu tầm...