CUỘC CÁCH MẠNG CỦA LÒNG NHÂN HẬU

Tây Ban Nha là một đất nước đặc biệt nhạy cảm với thực tế của sứ vụ truyền giáo. Có hàng ngàn người nam và nữ từ đất nước chúng tôi đã dâng hiến đời sống của họ cho sứ mạng truyền giáo ngoài biên thùy (“ad extra”) trong nhiều năm và cho sự sống (“ad vitam”). Các thời đại, những thực tế, những cách thức… thì thay đổi. Nhưng lời mời gọi truyền giáo vẫn còn giữ nguyên như trước.

CUỘC CÁCH MẠNG CỦA LÒNG NHÂN HẬU

Tây Ban Nha là một đất nước đặc biệt nhạy cảm với thực tế của sứ vụ truyền giáo. Có hàng ngàn người nam và nữ từ đất nước chúng tôi đã dâng hiến đời sống của họ cho sứ mạng truyền giáo ngoài biên thùy (“ad extra”) trong nhiều năm và cho sự sống (“ad vitam”). Các thời đại, những thực tế, những cách thức… thì thay đổi. Nhưng lời mời gọi truyền giáo vẫn còn giữ nguyên như trước.

Chính “sự sẵn sàng giải phóng thế giới với lòng nhân hậu” và khát khao đẩy mạnh chiều kích truyền giáo trong đời sống đức tin của họ, đã quy tụ 130 bạn trẻ từ 30 Giáo phận của Tây Ban Nha từ ngày 8 đến ngày 10/4/2016 trong Hội Nghị Giới Trẻ Truyền Giáo lần thứ 13 được Văn Phòng Truyền Giáo thuộc Giáo Hoàng tổ chức với sự cộng tác của Hiệp hội Truyền Giáo của HĐ Giám mục.

Phần lớn những người trẻ thuộc các nhóm giới trẻ hoặc là thành viên của các Hiệp hội truyền giáo. Thực tế có nhiều người trẻ đã từng sống, hoặc khát khao sống kinh nghiệm truyền giáo trong một miền truyền giáo.

Và trong một vài trường hợp, sự lặp lại của những kinh nghiệm này đã cho họ một khám phá về ơn gọi truyền giáo của mình cho một thời gian dài hơn. Nhiều giáo dân trong thế giới hôm nay đã và đang làm việc như một nhà truyền giáo tại các miền truyền giáo và đang tiếp tục trưởng thành trong ơn gọi của họ bằng việc cử hành các buổi Gặp gỡ này, sau đó trở lại giáo phận của họ với khao khát truyền tải cho người khác niềm đam mê của họ cho sứ mạng truyền giáo.

Hội nghị bao gồm ca nhạc, thinh lặng, cầu nguyện chiêm niệm, chiêm ngắm khuôn mặt Chúa Giê-su, biểu tượng của lòng thương xót và dịu dàng của Chúa Cha, những chứng tá khác nhau từ các bạn trẻ với nhiều kinh nghiệm truyền giáo phong phú và đa dạng tại Châu Phi và Châu Mỹ, chứng từ cá nhân của một tu sĩ Trung Quốc, về đời sống đức tin của chị và ơn gọi tu trì của chị trong cánh đồng Giáo Hội thầm lặng tại Trung Quốc nơi mà cộng đoàn chị đang ở và gia đình ruột thịt của chị đang hiện diện… Cũng có thêm chia sẻ của một tu sĩ về công việc truyền giáo trong trại giam Madrid của Ấn Độ…

Tất cả những điều này đã mở ra chân trời cho những cam kết dấn thân của người Kitô hữu trong lòng Giáo Hội, giúp họ hiểu thêm câu khẩu hiệu của Hội Nghị “CUỘC CÁCH MẠNG CỦA LÒNG NHÂN HẬU”, nhờ Lời Chúa, chia sẻ của Đức Thánh Cha Phanxicô, đời sống của một số vị thánh và những chứng từ truyền giáo ngày nay… Một vài câu hỏi được đưa ra bởi một trong số những diễn giả, câu hỏi mạnh mẽ dành cho những người trẻ của chúng ta: Các nhà truyền giáo đã gặp gì khi họ cho phép chính mình đụng chạm đến lòng nhân hậu của Thiên Chúa? Các nhà truyền giáo làm những gì? Tại sao họ làm những điều đó? Ai đã mời gọi họ?

Câu hỏi tương tự được đặt ra bởi Fernando, chủng sinh đến từ Maslaga, người đã từng ở Tattiouine, Morocco, với chị Manoli, fmm của chúng ta và một cha trẻ dòng Xaverian. Anh nói “Tôi được hỏi: dựa trên điều gì mà họ chọn lối sống này, ở giữa một nơi chẳng có gì, không tiện nghi, không có thời gian cho bản thân, quên mình hoàn toàn và sống triệt để, phó thác, nghèo khó vì người khác.” Đáp lại là được ở trong một ngôi nhà nhỏ của người nghèo bằng đất và rơm, trong ngôi nhà nguyện nhỏ và thân thương này được duy trì với nhiều hương vị và sự chăm sóc. Chiếc thảm màu này được dệt bởi những người hàng xóm vì biết ơn các nhà truyền giáo làm việc trong các trạm xá, tên của Thiên Chúa “Allah” được viết ở trên tường, hình Đức Mẹ Berber được chính họ vẽ, và ở trung tâm là nhà tạm. Người ta nói rằng người phụ nữ Berber có một kho tàng, mỗi người có một người canh giữ bí ẩn và đó là trang sức quý giá nhất… Nói cách khác, trong tay họ không có vàng bạc; ngọc quý của họ là Chúa Giê-su trong nhà tạm, và họ cùng nhau đã có thể là được nơi trú ẩn nhỏ cho Người.

Bây giờ tất cả đã được hiểu rõ… Đức Giê-su là kho tàng của họ và là trung tâm đời sống của họ. Biết bao tình yêu ở giữa nơi thật nghèo khó, chỉ có tình yêu này mới thực sự có giá trị đối với Giê-su. Nơi đó là chốn nghỉ ngơi của những khát vọng và bất hạnh của con người, ở đó những người phụ nữ tuyệt vời này van xin, nơi đó họ khẩn cầu lên Thiên Chúa. Ở đó họ được Thiên Chúa ủi an, nơi họ thường xuyên mỉm cười, và cũng nơi đó là nơi họ khóc vì gặp quá nhiều đau đớn và nghèo khổ. Nơi đó, cuộc sống của họ trở nên đầy ý nghĩa. Tôi sẽ không bao giờ quên lời cầu nguyện sâu sắc mà những người phụ nữ này dâng lên cho Thiên Chúa giãi bày đời sống của họ trong ngôi làng lạc mất giữa Phi Châu này.

Trong Thiên Chúa có một không gian của Lòng Nhân hậu khuấy động con tim và khơi dậy một tình yêu không biết đến những biên giới, những ngôn ngữ, những ăn hóa… Người đặt để trong trái tim con người những khát khao cho những gì Người mong mỏi ban tặng chúng ta. “Sự dịu hiền và lòng thương xót thực sự là một cuộc cách mạng, nơi mà Tin Mừng được loan báo bằng chứng tá của niềm tin. ”

130 bạn trẻ này là một ví dụ cho sự chọn lựa quyết liệt mà nhiều người đã chọn mỗi mùa hè: không bãi biển cũng không núi đồi nhưng là miền truyền giáo. Họ đặt ra một bên kế hoạch nghỉ ngơi để cộng tác với các dự án mục vụ và phát triển trong lãnh thổ của các nước thuộc thế giới thứ ba, trong bàn tay của Giáo Hội. Hàng ngàn người trẻ từ khắp nước Tây Ban Nha chuẩn bị túi xách để có một mùa hè khác biệt, cho công tác loan báo Tin Mừng trong sự liên đới với những người khác. Họ đến từ nhiều nhóm khác nhau, trường đại học hoặc các học viện truyền giáo, nhưng tất cả ra đi với cùng một tình cảm: “Bởi vì cái nhìn của Người biến đổi cuộc sống của chúng ta”. Khi mọi người hỏi tôi bạn sẽ làm gì trong mùa hè này, tôi trả lời họ với một nhiệt huyết lớn lao: “Tôi sắp đi truyền giáo”, Stefilla đã chia sẻ như vậy, đó là một cô gái trẻ đến từ Cordova cô đã dùng thời gian nghỉ ngơi của mình để đến Peru truyền giáo. “Tôi chẳng thể làm được gì, chính Người đã làm mọi sự” đó là những tường thuật trên Twitter của một vài cô gái đến từ Hiệp hội Vuelcapeta đã tham gia Mùa hè truyền giáo tại Bolivia.

Paula, một cô gái đến từ Mallorca sau kinh nghiệm truyền giáo tại Peru của mình đã giải thích: “Tôi tạ ơn vì được sống những kinh nghiệm này trong khi cuộc sống đang quay chúng ta như chong chóng”. “Tôi đi bởi vì Giáo Hội mời gọi tôi; tôi đi bởi vì tôi không thể giữ thinh lặng về những niềm vui khi được biết điều này”, đó là chia sẻ của Almudena, một cô gái trẻ từ Alcalá de Henares, người đã có kinh nghiệm mùa hè truyền giáo ở Chad.

Cũng chính kinh nghiệm mùa hè truyền giáo giúp Maite tìm được vị trí của mình trong thế giới này. Trong thực tế có hai mùa hè làm thay đổi đời sống của cô. Cô là một giảng viên tại Pamplona, năm 1994 quyết định chọn Morocco là điểm đến cho kỳ nghỉ của mình. Không có sự trợ giúp nào từ những người hướng dẫn du lịch. Cô gái 35 tuổi, dưới sự bảo trợ của các Kinh mục Dòng Trắng, đã quyết định vượt qua bên kia eo biển … “Nó liên quan đến một tiến trình đồng hành như một Kitô hữu dấn thân nhưng tôi từ chối cho đi nhiều hơn; tôi đã chống lại chính mình”, một nữ tu đến từ Navarre đã nhớ lại như vậy khi khám phá ra trong suốt lần đầu tiên thực thi sứ vụ bên ngoài, để nỗ lực tiếp tục có kinh nghiệm vào mùa hè tới; thời gian này cô đang ở Mali trong 2 tháng cùng với các nhà Thừa Sai của Đức Maria của Châu Phi.

Hôm nay, sau 20 năm, Maite là người đem cơ hội đến cho người khác để thay đổi chương trình ngay giữa tháng 8. George đã đáp trả lời mời gọi của Maile vào mùa hè năm ngoái. “Lời mời gọi này đến với tôi qua email, đúng vào thời gian quan trọng và tồi tệ khi mà tôi cần vượt lên chính giới hạn của mình”, đó là chia sẻ của một bạn nam 32 tuổi đến từ Guadalajara. “Tôi có thể nói rằng tôi chỉ ở có 15 ngày, nhưng cũng đủ cho phép tôi tìm lại Thiên Chúa”, đó là chia sẻ của George người đã nhận ra mình một năm trước là người như thế nào. Mercedes và Letitia đã mạo hiểm đến Ethiopia một tháng tại Gambela, một vùng đất gần miền nam Sudan nơi có tỉ lệ người tị nạn cao.

Đây là lần đầu tiên đối với họ. Họ hình thành nên một nhóm tám người của một giáo xứ. Họ mới 20 tuổi. “Tại sao họ rời bỏ mọi sự trong mấy tuần này?” “Câu hỏi tương tự lặp lại với tôi mỗi ngày. Đó là một sự bồn chồn tôi luôn luôn có và chưa từng yên ổn với nó”, đó là lời thú nhận của Mercedes. Cả hai người họ nhận ra rằng cuộc mạo hiểm này giả định một điều có trước và một điều theo sau. “Tôi không sợ hãi, nhưng hơn hẳn là những mong đợi về nơi mà chọn lựa này có thể dẫn chúng tôi đến; đó là thời điểm để mở lòng.” Letitia chia sẻ như vậy. Mercedes viết lại: “Nếu chúng tôi có thay đổi thì đó là thay đổi để tốt hơn… Chúc tụng Thiên Chúa”.

Gaspar 26 tuổi và là một cựu chiến binh của những mùa hè cống hiến cho việc truyền giáo ngoài biên thùy “ad gentes”. Anh đi đến Nicaragua một tháng trong vai trò điều phối viên của nhóm 30 tình nguyện viên từ Hiệp hội Liên Đới của trường Đại học, nơi mà các sinh viên từ tất cả các khoa và các trung tâm khác nhau của đất nước chúng tôi đến tham dự. Gaspa chia sẻ: “Suốt năm qua, hoạt động của chúng tôi tập trung ở Burundi và Sierra Leone, nhưng để bảo đảm an toàn cho những người đến gặp mặt trong mùa hè này, chúng tôi đã chuyển đến Mỹ, nơi họ đang phụ trách trại dành cho trẻ em ở Granada, với các lớp học hỗ trợ, họ giúp phòng ăn tối và hoạt động thể thao.”

Giống như George và Helen, Mercedes, Letitia, Gaspar… hàng trăm người trẻ từ mọi nơi của đất nước đã tham gia vào kinh nghiệm mùa hè truyền giáo ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ. Thời gian của sự thay đổi. Mọi con tim đã được đụng chạm; họ đã phải xem xét lại cách sống của họ, cách nhìn của họ về Giáo Hội; họ đã phải đối mặt với một thế giới khác; nó đặt họ trước Thiên Chúa từ một góc độ khác… Với những người khác, nó như một mốc điểm biến đổi cuộc sống của họ, để họ phải cân nhắc về sự thay đổi nghề nghiệp và công việc. Và nó làm cho họ giống như Maite, khám phá ra trong mùa hè này ơn gọi của họ là truyền giáo “ad extra”- ngoài biên thùy.

Lourdes Gabilondo, fmm